"...Việc an ninh sân bay câu lưu thẩm vấn anh Bùi Tuấn Lâm, cùng với
việc ngăn cấm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng xuất cảnh trước đó, cho thấy nhà
nước Việt Nam đã vi phạm cơ chế của UPR là đảm bảo sự tham gia của các
tiếng nói độc lập từ cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự..."
*
Một nhà hoạt động tham gia vân động nhân quyền cho Việt Nam tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về nhân quyền (UPR) vừa qua , anh Bùi Tuấn Lâm đang bị câu lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất khi vừa trở về nước vào sáng nay.
Theo sự loan tin từ bạn bè của anh Lâm trên Facebook, họ cho biết chuyến
bay của anh Lâm đã hạ cánh vào lúc 8h30', nhưng đã hơn 6 tiếng trôi qua
bạn bè đi đón vẫn chưa thấy anh Lâm đâu.
Bùi Tuấn Lâm là một thành viên của No-U Sài gòn, cùng với các bạn trẻ
khác như Trịnh Hữu Long, Nguyễn Anh Tuấn, Đặng Văn Ngoãn, Trương Thị Mỹ
Ngân... đến từ nhiều hội đoàn dân sự khác nhau đi từ trong nước sang
Geneva tham dự “Ngày Việt Nam” để vận động bên lề phiên UPR.
Tại đây anh Lâm đã đã đọc tham luận trình bày về tình hình “quyền tự do
lập hội và hội họp", cũng như cùng với những người bạn đồng hành của
mình đã gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều phái bộ quốc tế nhằm vận động thúc
đẩy nhân quyền cho Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm (bên phải) đọc tham luận vận động bên lề UPR
Vi phạm cơ chế UPR
Việt Nam đã ra đã tham gia phiên UPR theo cơ chế bảo vệ nhân quyền Liên Hiệp Quốc lần thứ hai vào ngày 5/2 vừa qua.
Mục tiêu cuối cùng của UPR là nhằm cải thiện tình hình nhân quyền và giải quyết vi phạm nhân quyền ở các quốc gia.
Theo cơ chế này, các tài liệu làm cơ sở cho việc kiểm điểm nhân quyền là
thông tin từ nhà nước, thông tin từ các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, và
thông tin từ các bên liên quan khác bao gồm tổ chức xã hội dân sự.
Việc an ninh sân bay câu lưu thẩm vấn anh Bùi Tuấn Lâm, cùng với việc
ngăn cấm Tiến sĩ Phạm Chí Dũng xuất cảnh trước đó, cho thấy nhà nước
Việt Nam đã vi phạm cơ chế của UPR là đảm bảo sự tham gia của các tiếng
nói độc lập từ cá nhân và các tổ chức xã hội dân sự.
Việc thiếu tôn trọng các tiếng nói độc lập từ trong nước cho thấy nhà
nước Việt Nam đã thiếu hợp tác với UPR trong việc thực hiện nghĩa vụ của
mình.
Điều đó cho thấy các cam kết của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế sẽ
được công bố vào tháng 6 tới, cũng sẽ rất khó để thực thi hiệu quả.
Khi nhà nước đã phủ nhận vai trò của các tổ chức xã hội dân sự tức là đã
từ chối sự giám sát và sự tham gia của các tổ chức này trong việc thúc
đẩy nhà nước thực thi nghiêm chỉnh các cam kết của mình từ các khuyến
nghị cải thiện nhân quyền ở UPR.
Đầu năm 2014 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hội đồng
Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Tuy nhiên tình hình nhân quyền ở Việt Nam
được đánh giá là tồi tệ đi rất nhiều.
Trong vòng hơn 2 tháng đầu năm, đã ghi nhận nhiều trường hợp côn đồ
ngang nhiên hành hung các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền . Nhiều
trường hợp bị tấn công đã phải nhập viện điều trị dài ngày như nhà văn
Huỳnh Ngọc Tuấn, kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh...
Các đợt tấn công có chủ ý này vẫn chưa dấm dứt mà đang đến hồi báo động.
Bên cạnh đó, chính quyền Việt nam cũng dùng tới dùng các điều luật với
một quy trình thủ tục tố tụng "tập trung" vào đảng cầm quyền để "hình sự
hóa" các hoạt động của các nhà tranh đấu như Luật sư Lê Quốc Quân, Bùi
Thị Minh Hằng...
“Không sợ hãi”
Trước khi về nước anh Bùi Tuấn Lâm đã cho blog Cuicac biết lý do anh
trở về vào thời điểm khó khăn này là để “chia sẽ nỗi đau từ bạo lực và
nhà tù đang dồn ép lên thể xác và tinh thần củacác nhà hoạt động trong
nước”.
Anh Lâm đã tự ghi hình một đoạn video ngắn nói về việc mình có thể bị bắt giữ, “khi các bạn xem video này là lúc tôi đang bị an ninh của Bộ Công an tại sân bay Tân Sơn Nhất câu lưu”.
Thông địp này được tung lên mạng Youtube đúng vào thời điểm anh bị câu
lưu, cho thấy anh đã đoán trước việc này sẽ xảy ra với mình.
Và anh đã nói rằng: “Tôi không biết khi nào người ta sẽ thả tôi ra...
Nhưng tôi không bao giờ sợ hãi và tôi muốn các bạn cũng như vậy.”
Những giây cuối cùng trong đoạn video có độ dài hơn một phút, anh đã
nhắn gửi đến các bật sinh thành, “xin ba mẹ hãy vui vẻ, dù con có thế
nào đi nữa... ”.
Hoạt động sôi nổi
Đây là lần thứ hai anh Bùi Tuấn Lâm bị an ninh Việt Nam câu lưu tại sân
bay, sau lần đầu tiên vào ngày 6/10/2013, khi anh trở về từ khóa học về
Xã hội dân sự do Asian Bridge Philipines tổ chức.
Bùi Tuấn Lâm còn được biết đến với tên gọi Peter Lâm Bùi. Anh sanh năm
1984 tại Đà Nẵng, là một người hoạt động sôi nổi, nhiệt tình lăn xả
trong nhiều sự kiện chính trị xã hội tại Việt Nam.
Anh đã nhiều lần xuống đường biểu tình trong các phong trào chống Trung
quốc, cũng như tham gia vào các hoạt động vận động cho dân chủ và nhân
quyền, bất chấp việc đã từng bị bắt bớ, đe dọa và đánh đập.
Ngoài ra, anh Lâm còn được biết đến là nhà hoạt động xã hội gây quỹ cho
nạn nhân của cơn bão Haiyan ở Philipines, và chương trình ủng hộ Tết cho
ngư dân nghèo ở Quãng Ngãi-Việt Nam.
Bùi Tuấn Lâm (áo đen, giữ) biểu tình chống Trung quốc vào ngày 5/6/2011 ở Sài gòn
Đừng trước trước tòa án Long An đấu tranh đòi trả tự do cho Phương Uyên, Nguyên Kha
Tham gia hoạt động cứu trợ cho nạn nhân bão Haiyan ở Philipines
Cùng với người Phi kỷ niệm 35 năm cuộc chiến biên giới 1979 trước cổng Đại sứ quán Trung quốc tại Philipines
Phạm Lê Vương Các
0 comments:
Post a Comment