Hiện
nay, ngay từ trong nước, đã có nhiều nhà dân chủ đứng lên bất chấp nguy
hiểm để đấu tranh, điều này đã bộc lộ rõ những nhượng bộ và yếu kém của
chế độ CSVN. Nhưng sao đến giờ vẫn chưa có một phong trào dân chủ đủ
mạnh để thách thức chế độ?
Câu
trả lời: bao năm qua, ta cứ mãi lo “địch vận”: Nói xấu, chửi bới chế độ
hoặc kêu gọi chế độ CS tự thay đổi, mà không lo “Dân Vận”:
Củng
cố sức mạnh dân chủ của cộng đồng hải ngoại để thúc đẩy “Dân Vận” trong
nước và bước cuối cùng là tạo nên một sức mạnh toàn dân buộc chế độ
phải thay đổi.
Như vậy, rõ ràng là thất bại không phải là do “địch” mạnh, mà do “ta” yếu. Nói
rõ hơn, dân trí Việt Kiều, nhất là trong số những người hay về VN, quá
yếu kém nên đã không thể thúc đẩy một phong trào dân chủ toàn dân ở
trong nước.
Người
trong nước thì bị bưng bít thông tin nên mù mờ về khái niệm dân chủ
pháp trị đã đành, còn người Việt nước ngoài, những người đã định cư ở
những xứ có nền dân chủ pháp trị cao nhất trên thế giới, thì sao?
Một
sự thật đáng buồn: ngoại trừ một số ít trí thức hiếm hoi (tỉ lệ cao hơn
ở các nước Châu Âu) có thể viết lách, lý luận và còn chút ưu tư đất
nước, còn lại đa số Việt Kiều mặc dù đã tiếp cận với nền văn minh dân
chủ Phương Tây đã lâu nhưng đã chẳng học hỏi được gì, bởi đa số họ vốn
xuất thân từ một lối sống èo uột nửa Tây nửa phong kiến, khi ra được
nước ngoài (dù là vượt biên, HO, con lai hay diện ODP) đều chỉ biết có
một mục tiêu duy nhất là đồng tiền chứ không biết trau dồi tri thức
(lười đọc sách, chỉ nghe nhạc hoặc xem Video).
Họ còn cư khư khư giữ lấy những cái “Việt Nam” lẽ ra phải bị đào thải từ lâu. Họ sợ lớp trẻ quên tiếng Việt nhưng lại không biết lo rằng coi chừng tiếng Anh của chúng chưa đủ để tiếp cận tinh hoa văn hóa của phương Tây. Họ còn thích nghe những bản nhạc than khóc não nùng èo uột, muôn thuở kiểu Việt Nam, vốn có khả năng làm con người mềm yếu, mất tính chiến đấu (kiểu băng nhạc Thuy Nga Paris) mà trước năm 1975 đã góp phần vào sự bại trận của Miền Nam tự do.
Ngoại
ngữ kém cỏi (tiếng Mỹ, Pháp…) cũng là một đặc điểm nữa của cộng đồng
Việt Kiều. Không phải là điều đáng ngạc nhiên khi dư luận Mỹ (và ở các
quốc gia Châu Âu khác) cho tới giờ này vẫn biết rất ít về công cuộc đấu
tranh dân chủ của người Việt hải ngoại. Bởi vì trong đa số VK, khả năng
viết, nói và đọc ngoại ngữ rất kém, cho nên không thể trao đổi tư tưởng
hoặc truyền đạt thông điệp của mình cho người bản xứ.
Có
một sự việc đáng buồn nhưng ít ai biết từ mấy chục năm qua, đến gần đây
mới lộ ra. Ở New Orleans, US, nếu không có cơn bão Katrina vừa rồi, thì
đâu có ai biết là rất nhiều người Việt định cư ở New Orleans không biết
nói tiếng Anh và không thể tiếp xúc với Cảnh Sát Mỹ khi có việc cần.
(đây là những người qua đây từ năm1975 đã có cơ nghiệp vững vàng, chứ
không phải những người mới qua).
Ở
những nơi tập trung đông người Việt như California, Georgia, Texas, và
vùng Washington DC, mọi giao dịch đều dùng tiếng Việt, kết quả là trình
độ ngoại ngữ của người Việt rất kém.
Đã
không tiến bộ, thì phải thụt lùi. Lối tư duy, lý luận và cách hành xử
của người Việt giờ này chẳng khá hơn bao nhiêu khi còn ở Việt Nam. Hãy
xem xét những hoạt động “văn hóa” của Việt Kiều ở hải ngoại. Có mấy ai
đọc sách, suy tư, hoặc viết lách khi rảnh rang? Họ chỉ biết, từ năm này
qua năm khác (1984 đến giờ) khi rảnh thì đón mua băng Thúy Nga Paris để
nghe đi nghe lại những bài nhạc “quê hương” cũ rích, chỉ thay đổi ca sĩ
trình bày và để nghe ông NgNgọcNgạn và cô “đào” dài chân mặc váy ngắn
(và rất ưa “phô” nó ra) NCK Duyên nhai đi nhai lại ba cái chuyện đàn ông
đàn bà ghen tuông nhảm nhí, thiếu vắng chiều sâu về tâm lý xã hội cũng
như nghệ thuật hài hước.
Tương
tự như vậy, giới Việt Kiều rất “mê” Hoài Linh và Vân Sơn với những trò
hề rẻ tiền, được lập đi lập lại muôn thuở: ỏng ẹo giả gái, giả giọng Phú
Yên, giọng Bắc, giọng Quảng, lời lẽ chợ trời thô tục. Những thứ giải
trí thô lậu này xem ra vô bổ vô hại, nhưng thật ra là tai hại rất nhiều
cho công cuộc đấu tranh dân chủ, vì chúng vô tình đóng góp vào chiến
dịch “địch vận” của CSVN ngay trong lòng cộng đồng Việt Kiều. Nếu bạn là
một cán bộ địch vận CS, còn gì mừng cho bằng khi những kẻ ngày xưa đã
từng lớn tiếng tự nhận là “tị nạn chính trị” phải hy sinh cả tính mạng
bản thân và gia đình để “đi tìm bến bờ tự do”, giờ này chỉ biết chạy đôn
chạy đáo kiếm tiền, cơm ngày 3 bữa no nê, nằm ễnh ngửa trên sa lông,
thưởng thức những băng nhạc hề nhảm nhí, những bản nhạc than khóc hay ca
tụng (rỗng tuyếch) quê hương đất nước và hễ có dăm ba ngày nghỉ và dư
vài ngàn đô là đem về VN “thả”, xây nhà cất cửa, du lịch, ăn nhậu – đàn
bà thì khoe khoang đồ trang sức quần áo, đàn ông thanh niên thì đi tìm
gái, lấy vợ “hai, hoặc ba”.
Mỗi
năm, hàng triệu người Việt về thăm quê, ngoại trừ một vài trường hợp
hiếm hoi chuyển tải một số tài liệu dân chủ vào trong nước, còn đại đa
số là về VN để vung tiền đô la, khoe khoang, hưởng thụ, giải trí. Thậm
chí còn buôn lậu nữ trang hoặc ma túy. Khi về VN, họ cố tình ăn mặc cho
“ra vẻ VK”, họ đòi hỏi tiện nghi này nọ, chê bai đường xá, nhà cửa ở VN
thiếu tiện nghi. Chẳng trách sao người Việt trong nước vẫn đang nhìn
Việt Kiều qua lăng kính “đô la”. Dưới mắt họ, Việt Kiều là những “chủng
loại” lạ lùng chẳng giống ai từ nước ngoài về, có rất nhiều tiền đô và
cách ăn mặc, cư xử, dáng dấp ngoại hình không giống người trong nước
(mập, trắng trẻo, xem “sang” hơn, hay đeo cái “bao tử (túi đựng tiền xu)
ở bụng, đeo nhiều vòng vàng nữ trang hơn…), khi nói chuyện thì giả bộ
quên tiếng Việt hoặc bập bẹ vài chữ tiếng Anh cho ra vẻ.
Về
khía cạnh nhân đạo, không thể khoe khoang hưởng thụ ngay trên quê hương
mình vốn vẫn đang rất nghèo với hàng chục triệu người dù phải làm việc
cật lực mà mỗi ngày không kiếm được hơn một đô la (khoảng 16 ngàn VNĐ).
Nói thẳng ra, đây là hành động vô lương tâm.
Về
khía cạnh dân chủ, cách hành xử nhố nhăng của đa số Việt Kiều khi về
nước đã vô tình phá hoại (undermine) sự nghiệp đấu tranh của các nhà dân
chủ trong cũng như ngoài nước. Đất nước còn nghèo, người VN cần tiền để
mưu sinh. Tiền đô có thể giảm cái đói nghèo tạm thời. Nhưng để đổi đời,
người Việt Nam cần một chế độ dân sinh dân chủ. Để được như vậy, người
Việt trong nước cần những tấm gương dân chủ để noi theo, chứ không phải
những tấm gương “đô la” qua lối hành xử nhăng nhít của Việt Kiều hiện
nay.
Chừng
nào mà người dân trong nước nhìn mỗi Việt Kiều về nước như là một biểu
tuợng của tinh thần trung thực, nhân ái, công bằng, tự do và dân chủ,
trái ngược với hình ảnh mà họ thấy từ những cán bộ Đảng CS giảo quyệt,
tàn ác, tham lam, độc đoán, thì chừng đó sự nghiệp dân chủ cho Việt Nam
mới hy vọng có cơ hội.
Không
bắt buộc mỗi Việt Kiều về nước phải là một “chiến sĩ dân chủ”. Nhiều
Việt Kiều bây giờ không màng đến chuyện chính trị vì lý do này khác. Đây
là tự do cá nhân của họ, ta không thể bắt buộc. Tuy nhiên, với tư cách
là một người Việt Nam sống ở những xứ sở dân chủ có nền dân trí cao độ,
họ có trách nhiệm phải thể hiện một lối sống văn hóa xứng đáng với người
dân và xứ sở đã cưu mang giúp đỡ họ trong những ngày khốn cùng chân ướt
chân ráo mới nhập cư. Chính xã hội mang tính trung thực, năng động,
nhân đạo, công bằng, dân chủ cao độ của người dân Tây Phương đã giúp cho
người Việt định cư ở nước ngoài có thể hội nhập và thành đạt nhanh
chóng.
Vậy
thì những người Việt này sau khi thành đạt rồi phải có trách nhiệm,
phải học hỏi và thực hành tinh thần này mỗi nơi, mỗi lúc.
Khi
ở bản địa, thì không được gian lận, luồn lách qua mặt luật pháp (kiểu
giả nghèo xin foodstamps, giả ly dị để xin trợ cấp single parents, đi
làm tiền mặt để trốn thuế…) để khỏi phá vỡ nền dân chủ quí giá mà chúng
ta đang thừa hưởng.
Khi
về Việt Nam thì hãy là tấm gương sáng về đạo đức, cư xử, để hầu khai
sáng dân trí và vô tình hay hữu ý thúc đẩy một lộ trình tự do dân chủ
cho Việt Nam.
Mỗi
Việt Kiều, khi về Việt Nam, phải hòa đồng (chứ không hòa nhập) với
người trong nước. Phải ăn như họ. Phải mặc như họ. Phải chịu đựng cái họ
phải chịu đựng và phải vui cái vui của họ. Tuy vậy, không đánh mất mình
và luôn tận dụng mọi cơ hội để noi gương sáng dân trí. Không cần thiết
phải đả động đến các vấn đề chính trị, nhưng phải gieo trồng hạt giống
của tư tưởng dân chủ. Đây là con đường tuy dài nhưng thực tế và chắc
chắn.
Hãy
làm “dân vận” bằng những hành động cụ thể nhất có thể làm được. Nếu bạn
đồng ý với bài viết này, hãy email hay đi mua ngay một máy in rẻ tiền,
một xấp giấy in, và in bài viết này gửi tới địa chỉ của những người quen
(hay không quen) của bạn ở Mỹ, Úc, Pháp, Đức, Nga…, nhất là những người
mà bạn biết rằng hay về VN thăm thân nhân hay du lịch hưởng thụ.
Đừng
sợ mất lòng. Hãy đánh thức lương tâm, khai sáng dân trí của Việt Kiều
để mỗi Việt Kiều bình thường khi về nước sẽ là một biểu tượng của tinh
thần trung thực, công bằng, nhân ái, tự do và dân chủ.
Trần Bình
0 comments:
Post a Comment