Thursday, October 27, 2011

Thành phố HCM: triều cường bất thường giao thông ùn tắc

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Sáng ngày hôm nay tình hình nước ngập vẫn còn nặng nề trên nhiều khu vực trong thành phố HCM.


RFA. Cảnh ngập lụt ở Phường 15 Quận 8 TP. HCM.

Biện pháp chống triều cường không hiệu quả?

Ảnh hưởng triều cường thấy rõ nhất tại các khu vực thuộc quận 2 và xa lộ Hà Nội. Các tuyến đường Lương Định Của, Quốc Hương nước tuy đã rút một ít nhưng người dân vẫn rất khó khăn trong sinh hoạt nhất là việc đưa đón con em tới trường. Nhiều nơi nước ngập hơn nửa mét khiến hàng trăm xe máy chết máy trong biển nước.

Tại Quận Bình Thạnh nhiều tuyến đường cũng ùn tắc giao thông do nước ngập. Trên các con đường Nguyễn Hữu Cảnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Bùi Hữu Nghĩa nước tràn vào nhà người dân có nơi cao hơn 1 mét. Nước ngập cao hơn yên xe máy khiến sự di chuyển bằng xe hai bánh coi như tê liệt.

Tại nhiều khu vực trong huyện Thủ Đức cũng bị nước ngập tương tự, con đường Kha Vạn Cân ngày hôm qua bị ùn tắt kéo dài nhiều cây số, cho đến sáng hôm nay thì nhiêu đoạn vẫn chưa thông xe do nước còn cao hơn 40 cm.

Về cơ bản trong các huyện nội thành thì chổ xả cũng lấp gần hết cho nên triều cường trong nội thành cũng đã giảm nhiều nhưng khu vực ở các vùng ven một số khu vực thấp mà chưa có cửa xả thì các bờ bao hiện nay còn rất yếu, rất dễ bị hỏng khi có những con nước lớn như thế này. Đó cũng là những tồn tại trước mắt.

Thạc sĩ Hồ Long Phi

Dòng sông trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thạnh. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa
Dòng sông trên đường Bùi Hữu Nghĩa, Q.Bình Thạnh. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa/VNN

Thạc sĩ Hồ Long Phi, Phó ban điều phối chống ngập thành phố HCM cho biết hệ thống chống ngập hiện nay như sau:

-Triều cường thì có hai giải pháp một ngắn hạn và một dài hạn. Về dài hạn thì Bộ Nông nghiệp đã có dự án làm đê bao quanh thành phố giống như mô hình của Bangkok và ngắn hạn trước mắt thì trung tâm điều hành chống ngập thì họ cũng đã lắp đặt hơn 500 cái cửa val một chiều để ngăn triều cường ở các cửa xả, khi hệ thống cống nó đổ ra sông thì nước nó theo ống cống chui ngược trở lại nên hệ thống nhằm lấp những dòng nước đó lại.

Về cơ bản trong các huyện nội thành thì chổ xả cũng lấp gần hết cho nên triều cường trong nội thành cũng đã giảm nhiều nhưng khu vực ở các vùng ven một số khu vực thấp mà chưa có cửa xả thì các bờ bao hiện nay còn rất yếu, rất dễ bị hỏng khi có những con nước lớn như thế này. Đó cũng là những tồn tại trước mắt.

Trong khi trận lũ tại Thái Lan đang đến hồi cao điểm và báo hiệu nhiều thiệt hại sẽ tác động lên toàn quốc trong trận lũ lịch sử này thì Việt Nam vẫn chưa tìm được hướng khả thi nhất nhằm ngăn ngừa các trận ngập do triều cường gây nên. Giới chuyên gia cho biết một trận lụt như Thái Lan có thể biến cả thành phố HCM chìm trong biển nước nếu các biện pháp chống triều cường không được thực hiện rốt ráo và hiệu quả.

Unicef báo động tình trạng nhiều trẻ em Việt Nam bị chết đuối vì lũ lụt

Trẻ em là nạn nhân đầu tiên của các trận lũ lụt tại Việt nam
Trẻ em là nạn nhân đầu tiên của các trận lũ lụt tại Việt nam. REUTERS/Ho Cau/Vietnam News Agency

Thụy My

Cơ quan Unicef tại Việt Nam hôm qua 26/10 đã lên tiếng cảnh báo về số trẻ em Việt Nam bị thiệt mạng do lũ lụt, lên đến 43 em trên tổng số 49 người chết do các trận lũ lụt vừa qua tại đồng bằng sông Cửu Long. Unicef kêu gọi có biện pháp bảo vệ cho trẻ, đồng thời tăng cường ý thức nơi các bậc phụ huynh.

Bản tin của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef) nhấn mạnh, các trận lũ lụt tại đồng bằng sông Cửu Long mới đây đã làm cho số trẻ em bị chết lên đến mức báo động, trong đó hầu hết là chết đuối.

Ông Nguyễn Văn Nghĩa thuộc Sở Lao động Thương binh Xã hội tỉnh An Giang nhận xét : « Trong những trường hợp khẩn cấp, trẻ em chịu nhiều rủi ro nhất. Nhà cửa bị nước bao vây, chỉ cần cha mẹ rời mắt khỏi các em một giây thôi là trẻ có thể bị rơi xuống nước. Dòng chảy của nước lũ rất mạnh, chỉ trong vài phút có thể cuốn trôi các em ra xa hàng cây số ».

Ông Jean Dupraz, Phó đại diện Unicef tại Việt Nam nói : « Việc thông tin về nguy cơ chết đuối của trẻ em là hết sức quan trọng, như thế các bậc cha mẹ sẽ cảnh giác hơn trước các rủi ro mà trẻ em phải đối mặt từng ngày ». Bên cạnh đó còn có các nguy cơ khác như lây nhiễm bệnh từ nước tù đọng, điều kiện vệ sinh không an toàn.

Tình hình này càng trầm trọng thêm nếu các em không nhanh chóng trở lại trường. Cũng theo ông Jean Dupraz: «Thời gian nghỉ học phải ở mức tối thiểu, trẻ em cần được giữ sức khỏe tốt trước và sau mùa lũ, đặc biệt cảnh giác về các bệnh truyền nhiễm qua nước và điều kiện vệ sinh thiếu thốn ».

Đứng trước tình hình khẩn thiết hiện nay, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đã cung cấp một số phương tiện để phòng ngừa chết đuối, gồm 2.000 túi nhựa, 1.200 áo phao, 8 chiếc thuyền và 500 phao cứu sinh cho học sinh, cũng như nhiều dụng cụ học tập như sách giáo khoa và tập vở cho các vùng bị lũ lụt.

Ngoài ra Unicef còn cung ứng nước sạch và các phương tiện như thuốc khử trùng nước, xà bông, can nhựa và dụng cụ lọc nước đủ dùng cho 72.000 người trong vòng 15 ngày.

Các trận lũ lụt vừa qua đã làm cho nước sông Mêkông dâng cao ở mức kỷ lục, làm hư hại hàng trăm ngàn căn nhà, khiến cho 700.000 người bị ảnh hưởng. Về thiệt hại nhân mạng, trẻ em luôn chiếm tỉ lệ cao trong số nạn nhân. Chỉ riêng trong trận lũ năm 2000, tại tỉnh Đồng Tháp đã có đến 116 trẻ em trên tổng số 150 người chết.

Theo dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long còn tiếp tục duy trì ở mức bằng và trên báo động 3 cho đến cuối tháng 10.

0 comments:

Powered By Blogger