Friday, September 30, 2011

Chuyện những người vượt biên đi làm thuê ở TC

Hoàn cảnh gia đình của các em này không giống như những gia đình khác có tài sản hay ruộng vườn mang cầm cho ngân hàng để được đi làm lao nô nước khác, câu chuyện của các thanh niên sinh viên nam nữ việt nam đi làm Lao Nô vẫn mơ ước được ra nước ngoài kiếm một việc làm để giúp gia đình, nhưng mà những thông tin trung thực đã bị những tay sai csVN các con mô giới dấu vẹm làm sao được biết, thật đau lòng cho dân tộc, trốn qua TC làm thuê mước còn bị cướp và bốc lột lại còn bị đánh đập tàn nhẫn.

bằng chứng và nhân chứng sống của các vụ buôn người LAO NÔ do csVN giàn dựng.

Họ bán sức của mình để mong nhận lấy 20- 30 nhân dân tệ (50- 60 ngàn đồng) sau một ngày lao động nặng nhọc. Tuy nhiên, tai nạn lao động, bị chủ quỵt tiền, bị công an nước bạn bắt, bị đánh đập tàn bạo, cướp tiền đã khiến bao người phải lâm vào cảnh dở khóc, dở cười, nghèo càng nghèo hơn.

Biết bèo bọt gian nguy nhưng vẫn cứ đi

Con đường đất đỏ vào thôn Pò Mới xã Tú Đoạn ngoằn ngèo, bụi mù mịt. Những ngôi nhà được làm bằng đất, rơm rạ, xiêu vẹo nằm nép mình bên sườn đồi. Tiếng người đàn ông trung tuổi trong ngôi nhà đất ven đường vọng ra: “Mai thằng Tường đi sang Trung Quốc làm thuê lấy ít tiền tiêu và mua phân bón, cây giống cho vụ sau”. “Lại đi Trung Quốc à? Con sợ lắm. Năm trước nghe lời mẹ, con đi theo mấy anh trong làng đi Trung Quốc chặt mía thuê. Suốt một tháng làm vất vả, ăn uống kham khổ, cứ tưởng được ít tiền thế mà vừa ngó đầu ra đường cái đã bị công an bắt giam, lột hết tiền và đi cải tạo mất hơn tháng trời. Tí nữa thì con được ăn Tết miễn phí trong tù”. Cố kiễng chân, đánh mắt qua dãy tường rào bằng cây xương rồng, chúng tôi thấy một đứa trẻ khoảng 15-16 tuổi trả lời một người đàn ông đã đứng tuổi.

Đó là gia đình nhà bác Vi Văn Tuấn, ngoài 50 tuổi nhưng trông bác như một ông già ngoài 70. Bác có 6 người con, 2 trai, 4 gái nhưng không ai được học qua lớp 4 vì hoàn cảnh khó khăn. 5 người con đầu đã lập gia đình và ra ở riêng, hiện nay hai bác ở với cậu con út tên Vi Văn Tường năm nay 16 tuổi. Ba người quanh năm chỉ trông vào vài sào ruộng kém màu mỡ và quanh năm thiếu nước.

Nghèo khổ, thiếu ăn là tình trạng chung của Tú Đoạn. Khi cái khó bó cái khôn, ao thả cá không có nước, ruộng nương khô cằn, nghề phụ không có. Mấy năm nay, người dân nơi đây đã coi vượt biên sang Trung Quốc làm thuê là cứu cánh, nó giống như một hướng thoát nghèo. Bỏ bao công sức, mất bao mồ hôi và máu nhưng chuyện bị quỵt lương, bị công an bắt rồi lột hết tiền, tai nạn lao động luôn luôn chực chờ họ.

Em Tường con bác Tuấn kể cho chúng tôi nghe về cuộc vượt biên của em năm trước: “Thấy các bạn rủ sang Trung Quốc làm thuê kiếm tiền tiêu Tết, em cũng theo các bạn đi. Đầu tiên chúng em bắt xe khách lên cửa khẩu Chi Ma, sau đó đi theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Lần đầu tiên đi xa, lại đến nơi đất khách quê người khiến bọn em ai nấy đều lo lắng. Sau một một hồi xin việc, bọn em được chủ thuê chặt mía. Suốt một tháng trời chúng em phải làm việc từ 12- 14 tiếng mỗi ngày dưới sự giám sát chặt chẽ của chủ nhà. Nếu ai làm chậm, nghỉ ngơi là ngay lập tức bị chủ chửi mắng thậm tệ. Một ngày bọn em chỉ được ăn 2 bữa với hai bát cơm và một ít rau. Tối chúng em căng bạt và ngủ luôn ngoài ruộng. Nhiều hôm lạnh quá bọn em phải lấy lá mía vào đắp, biết là ngứa nhưng còn hơn là lạnh. Sau một tháng, chúng em phát khóc khi chủ trả mỗi đứa 1,2 triệu đồng”.

Tường kể tiếp: “Lần đầu tiền cầm số tiền lớn như vậy, bao nhiêu dự định như: Trả nợ, mua thuốc cho mẹ, sắm Tết của em bị tiêu tan khi vừa ló đầu ra đường nhựa để về Việt Nam thì chúng em bị công an Trung Quốc bắt. Họ nhốt chúng em, báo về Việt Nam sang bảo lãnh, sau gần 1 tháng chúng em được trả về khi trong túi không còn một đồng. Tối hôm đó, sau khi được thả, chúng em phải đi bộ hơn 10km đường rừng để về nhà trong cơn đói cồn cào. Tự thề rằng sẽ không bao giờ sang Trung Quốc làm nữa, nhưng tình trạng này, năm nay em lại phải sang đó làm thôi”.

Bỏ mạng nơi xứ người

Chị Hoàng Thị Linh cho biết: “Không sang Trung Quốc làm nữa đâu. Năm kia em sang đó làm bị nhà chủ quỵt lương, may nhờ mấy người đi cùng cho vay tiền mới về được nhà. Nếu không có họ chắc em chết bên đó mất”. Chị Linh kể, khi sang Trung Quốc làm, chị được chủ nhà thuê phạt cỏ trên một quả đồi. Khi vừa đến, thấy dốc cao chị cũng hoảng, nhưng nghĩ đằng nào đến nơi cũng phải làm lấy tiền tiêu Tết, trả nợ nên cố gắng làm. Tuy nhiên, làm được 15 ngày, phần dưới chân đồi ít dốc mà mấy lần chị ngã nhào, nếu không nhanh bám được mấy thân cây thì chắc chị đã đi gặp tổ tiên. Càng lên cao, càng nguy hiểm nên chị xin nghỉ. Đòi thanh toán lương nhưng không được chấp nhận. Nghĩ mạng người quan trọng hơn cả nên chị đành bỏ của chạy lấy người.

Trường hợp của em Tường và chị Linh là một trong những người được coi là may mắn khi được trở về nhà nguyên vẹn còn anh Nguyễn Văn Tuấn đã không được may mắn như vậy. Năm 2007, vừa thu hoạch xong vụ mùa, thấy mọi người trong xã rủ nhau vượt biên đi làm thuê. Đang nhàn rỗi, sắp Tết không có tiền tiêu, chủ nợ đòi tiền giống và phân bón nên anh đành liều theo mọi người sang Trung Quốc. Tuy là người khỏe mạnh nhưng anh cũng phải ớn khi làm việc vất vả mà lương chẳng được bao nhiêu. Sau nửa tháng làm việc, anh hớn hở khi cầm trên tay gần triệu bạc tiền công. Anh vội vã tìm đường về nước. Tuy nhiên, khi chỉ cách biên giới Việt Nam gần trăm mét nữa thì anh bị công an nước bạn phát hiện.

“Đầu tiên họ nhốt tôi vào một căn phòng tối om, lột hết toàn bộ tiền công của tôi. Không dừng lại ở đó mà tôi còn bị một số quản tù đánh đập suốt ngày. Đau nhất là mỗi khi họ dùng rùi cui điện chích vào người hay dùng những thanh sắt như ngón chân cái đánh”, anh Tuấn kể.

Sau gần 2 tháng bị giam anh mới được về với gia đình. Cũng theo anh thì đã có trường hợp một người ở xã bên khi sang Trung Quốc khai thác rừng, do bất cẩn anh đã bị cây đổ chết ngay tại chỗ. Gia đình phải vất vả lắm mới làm được thủ tục xin đưa xác về quê mai táng. Người chủ thu đã phủi trách nhiệm, không bồi thường một đồng nào.

Tuy gặp phải những rủi ro như vậy nhưng nhiều người vẫn nhắm mắt làm liều. Ông Nguyễn Văn Trí Chủ tịch xã Tú Đoạn cho biết: “Chúng tôi vẫn thường xuyên tuyên truyền cho bà con nhân dân là không nên vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê nhưng bà con không nghe. Mặc dù các cán bộ xã phải làm gương khi không cho anh em, con cháu mình đi vượt biên làm thuê. Nhưng mọi người vẫn cứ đi, chúng tôi không quản được. Mọi người đi có nói với chính quyền đâu, nhiều trường hợp khi bị bắt, chúng tôi phải đích thân sang bảo lãnh”.

Nhưng ông Trí cũng phải thừa nhận rằng sở dĩ người dân bỏ nhà, vượt biên sang Trung Quốc làm thuê là hoàn cảnh gia đình. Mặc dù xã cũng thường xuyên cho cán bộ đi tìm hiểu những cây giống, con giống nào phù hợp với vùng đất này nhưng vốn không có, đất đai cằn cỗi, kém màu mỡ, không có vốn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được nên vấn đề thoát nghèo nơi đây còn nhiều nan giải. Trên thực tế, hơn 60 % người dân nơi đây vẫn thuộc hộ nghèo.

—0O0—

0 comments:

Powered By Blogger