1* Bản án tử hình Troy Davis
1.1. Đề nghị xét lại bản án
Bản án tử hình Troy Davis được ấn định sẽ thi hành vào lúc 7 giờ tối giờ Georgia, ngày thứ năm 22-9-2011, về tội đã bắn chết một cảnh sát viên cách đây 22 năm.
Trong những ngày gần đây, hàng ngàn người ở Hoa Kỳ và khắp thế giới đã biểu tình và hàng triệu người ký kiến nghị yêu cầu ngừng xử tử tội nhân Troy Davis.
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, cựu Tổng thống Jimmy Carter, nữ diễn viên điện ảnh Susan Sarandon, nhà ngoại giao Bob Barr, cựu giám đốc FBI William Session, cựu chánh án Georgia Norman Fletcher…đã đặt nghi vấn về việc có tôi hay vô tội, và đề nghị xét lại vụ án.
Hôm thứ tư 21-9-2011, toán luật sư của Troy Davis cố gắng đưa ra một số biện pháp cuối cùng, gồm đề nghị để Troy Davis qua một máy dò nói dối để chứng tỏ anh ta vô tội.
1.2. Vụ án
Cách đây 22 năm, vào tháng 7 năm 1989, tại Savannah, bang Georgia, Sylvester Coles đánh một người vô gia cư tại bãi đậu xe của tiệm Burger King, một cảnh sát viên tên Mark MacPhail đến hiện trường và ở đó, anh ta bị bắn chết. Đêm đó, Troy Davis là nhân viên bảo vệ của một nhà hàng gần đó, khi nghe có tiếng ồn ào thì anh chạy đến bãi đậu xe.
Viên cảnh sát bị bắn chết bằng khẩu súng nòng 38 ly. Sylvester Coles khai là chính anh ta nhìn thấy Troy Davis bã bắn chết cảnh sát.
Năm 1991, Davis bị kết án tử hình theo lời khai của 9 nhân chứng, chớ không có một tang chứng hay vật chứng gây tội ác nào cả.
Hai năm sau, năm 1993, toà án tối cao tiểu bang Georgia xử y án của toà sơ thẩm.
Sau đó, 7 nhân chứng trong số 9 người đã phản cung, rút lại lời khai, cho rằng họ bị nhân viên điều tra ép cung.
Davis lần lượt kháng án lên các toà cao hơn, đề nghị xét lại chứng cớ, nhưng đều bị từ chối. Lý do từ chối là căn cứ vào luật chống khủng bố ban hành năm 1996, ra đời sau vụ đánh bom khủng bố ở Oklahama (Mỹ) làm cho 168 người chết. Luật nầy quy định việc hạn chế các toà Liên bang, mở lại phiên toà xét xử đối với những người bị kết án tử hình.
1.3. Hoãn thi hành bản án 3 lần
Hồi tháng 7 năm 2007, 24 giờ đồng hồ trước khi xử tử, toà án cho hoãn lại việc thi hành bản án.
Lần sau cùng bản án được hoãn thi hành vào tháng 10 năm 2010. Toà phúc thẩm Liên bang số 11 hoãn thi hành bản án để xem xét đơn kháng cáo, và đến tháng 4 mới đây, năm 2011, tòa bác đơn xin mở lại phiên toà để xét xử lại vụ án.
Đơn xin ân xá của tử tội cũng bị bác. Bản án được thi hành đúng theo luật định, và Troy Davis bị chết vì chích thuốc độc.
Những lời nói sau cùng của Troy Davis cũng vẫn là anh ta vô tội.
Sự việc không còn nằm trong việc có tội hay vô tội, mà nó thuộc về phương diện pháp lý. Đó là sắc luật năm 1996 không cho toà mở lại phiên xử đối với những bản án tử hình. Như vậy, mở lại phiên tòa xét xử là phạm pháp, và không ai dám vi phạm pháp luật cả. Muốn mở lại phiên toà, thì phải có một sắc luật mới, làm vô hiệu hoá những điều khoản liên hệ. Việc làm luật thì phải do Lưỡng Viện Quốc hội thông qua và Tổng thống đồng ý ký tên ban hành.
Những luật gia tài ba có thể tìm được những kẻ hở của luật, đi vòng vo để qua mặt luật pháp một cách hợp pháp, nhưng không phải luật nào cũng có nhiều kẻ hở cho một vấn đề cá biệt.
2* Chích thuốc độc
Là một hình thức thi hành bản án tử hình phổ biến nhất hiện nay, nó được cho là phương pháp ít gây đau đớn hơn việc ngồi ghế điện, treo cổ, xử bắn, chặt đầu...
Tội nhân được chích một liều thuốc tạo ra cái chết tức thời qua 3 gian đoạn ngắn: bất tĩnh, tắt thở và tim ngừng đập do các cơ bắp bị tê liệt.
Nội vụ được tiến hành trong phòng hành quyết, có cửa kiếng để cho những người có nhiêm vụ chứng kiến toàn bộ việc thi hành bản án. Nhịp tim của tử tội được thể hiện trên màn hình đểtheo dõi.
Phạm nhân bị buộc chặt vào một cái ghế dài như cái băng ca, chỗ 2 cánh tay sẽ bị chích thuốc vào được sát trùng bằng cồn (Alcohol). Hai mũi kim được ghim vào mạch máu (Vein) để dẫn thuốc độc vào mạch máu. Kim, ống chích và tất cả các dụng cụ liên hệ đều phảiđược sát trùng. Có người cho rằng việc sát trùng không cần thiết đối với một người phải chết.
Cái chết thường được ghi nhận trong 7 phút, mặc dù thời gian ấn định để hoàn tất việc chích thuốc độc là 2 giờ. Các bác sĩ không muốn tham gia vào tiến trình chích thuốc, vì đạo đức nghềnghiệp là lời thề trước ông Tổ ngành y là Hyppocrat, là hành y để cứu người chớkhông phải để giết người.
Tuy nhiên, theo luật pháp thì phải có y sĩ pháp y (Coroner) chứng kiến để xác nhận cái chết và ký tên vào giấy khai tử.
2.1. Một trở ngại trong việc chích thuốc độc
Có một lần, y tá gặp khó khăn là tìm không ra mạch máu (Vein), nhất là ở cánh tay của những tay chích choát xì ke ma tuý.
Trong vụ xử tử Romell Broom ởOhio ngày 15-9-2009, y tá tìm suốt 2 giờ mà không nhận ra mạch máu ở tay, ởchân và ở mắt cá chân, cho nên việc hành quyết hôm đó bị bãi bỏ (was abandoned).
2.2. Việc xử bị thất bại
Trong vụ xử Angel Nieves Diaz ngày 13-12-2006 ở Florida, mũi kim đi xuyên qua mạch máu, thuốc độc chạy ra ngoài bắp thịt, cho nên Diaz vẫn còn sống 35 phút sau khi chích.
3* Ghế điện (Electric Chair)
Ghế điện do bác sĩ Alphonse David Rockwell sáng chế. Được xử dụng tại 25 tiểu bang HK từ năm 1890. Ghế điện còn có biệt hiệu là Yellow Mama, Old Smokey, Old Sparky, Old Betsy.
Vào năm 2010, ghế điện còn là một phương tiện phụ để cho tử tội có quyền lựa chọn giữa chích thuốc độc và ngồi ghế điện.
Đó là một chiếc ghế bằng gổmà tử tội bị buộc chặt vào và 2 cực của một nguồn điện cao thế được cho chạy qua cơ thể để kết thúc đời sống.
Phát điện (Cycle) đầu tiên làm cho bất tĩnh và chết bộ óc. Phát thứ hai liền sau đó giết chết tất cả lục phủ ngũ tạng của cơ thể, nhất là trái tim.
Tử tội đầu tiên tiên của ghế điện là William Kemmler, ở khám đường Auburn, New York, ngày 6-8-1890.
Sau 17 giây dòng điện chạy qua cơ thể, Kemmler bất tĩnh nhưng tim còn đập và còn hơi thở. Hai y sĩ chứng kiến là Edward Charles Spitzka và Charles F. Macdonald chạy vào xem xét. Nhận thấy Kemmler còn sống, Spitzka kêu to " Mở điện trở lại! Nhanh lên! Không chậm trễ!". Nhưng máy phát điện cần nạp điện trở lại và Kemmler bị giật bởi dòng điện 2,000 volts. Mạch máu dưới da vở tung và cả thân thể bốc cháy.
3.1. Một vụ xử thất bại của ghế điện
Năm 1946, một vụ hành quyết bằng ghế điện thất bại. Tử tội là Willi Francis, được thuật lại là đã la hét to "Hãy cúp điện đi! Để cho tôi thở chớ!.
Lý do là nhân viên phụ trách ghế điện say rượu, nên Set Up không đúng quy định. Rõ ràng là tử tội còn sống sau khi xử. Nội vụ được đưa lên Tối Cao Pháp Viện và được cho rằng việc xử tử trở lại không vi phạm vào Hiến Pháp Hoa Kỳ. Và cuộc xử tử "thành công" năm 1947.
4* Treo cổ
Saddam Hussein bị treo cổ vào lúc 6 giờ sáng (địa phương) ngày 30-12-2006 tại căn cứ quân sự Liên Quân Hoa Kỳ-Iraq, Camp Justice, thuộc thành phố Kazimain phía bắc Bagdad.
Toà Án Đặc Biệt Iraq đã kết án Saddam Hussein về tội chống nhân loại (Crimes against humanity) vì đã giết 140 người Iraq Shiite tại thành phố Dujail năm 1982.
Phương tiện hành quyết là một cái giàn cao bằng sắt, có những nấc thang đi lên. Hình vuông, bao bọc bởi những song sắt. Trên đầu có một cái ròng rọc cho sợi dây thòng lọng chạy qua. Qua hình chiếu lại, thì thấy ít nhất 3 người to lớn trùm đầu, bịt mặt, chỉ chừa khoảng trống của 2 con mắt đang làm việc.
Cái thòng lọng được trồng quađầu đưa vào cổ. Chỉnh cho cái vòng vừa vặn vào cổ, bảo đảm không vuột sút rađược.
Dưới chân tử tội là một tấm nấp sẽ bật xuống, tạo ra một khoảng trống dưới chân, làm cho thân thể tội nhân không còn điểm tựa mà bị treo lủng lẳng trên khoảng chân không. Người ta nghe tiếng xương cổ gảy kêu cái "rắc!".
Sau đó, bác sĩ dùng ống nghe kiểm soát nhịp tim và xác nhận tội nhân đã chết, tim ngừng đập.
Xác của Saddam được trực thăng HK mang về quê nhà là tỉnh Tikrit để chôn cất. Một nhân viện phụ trách mai táng cho biết thân thể Saddam bi đâm 6 nhát dao.
4.1. Thanh niên Việt Nam bị treo cổ ở Singapore
Anh Nguyễn Tường Vân 25 tuổi, bị Singapore kết án tử hình và bị treo cổ ngày 2-12-2005. Anh Vân mang 396.2 gam bạch phiến từ Saigòn ghé qua Singapore trên đường về Úc. Bị bắt tại phi trường Changi (Sing). Luật ở Singapore sẽ xử tử hình những ai mang trong mình 15 gam ma tuý.
Thật ra, không phải Vân có mục đích mang ma tuý vào Singapore, nhưng những người cầm đầu ở Úc bắt buộc Vân phải ghé Singapore, trước khi trở về Úc. Bởi vì, hành khách từ Singapore đến Úc thì thường được dễ dàng cho qua về việc kiểm soát ma tuý, bởi vì ở Singapore đã kiểm soát chặt chẽ về việc nầy rồi.
4.2. Xử treo cổ còn gọi là xử giảo.
Đặng Trần Thường bị xử treo cổ trước cửa thành
Nói đến Đặng Trần Thường, người ta liên tưởng đến giai thoại Đặng Trần Thường và Ngô Thời Nhậm qua 2 câuđối lịch sử.
Ngô Thời Nhậm làm quan triều Tây Sơn. Lúc ông được vua Quang Trung trọng dụng thì Đặng Trần Thường đến xinđược tiến cử ra làm quan. Thấy thái độ khúm núm làm mất phong độ kẻ sĩ của Đặng Trần Thường, Ngô Thời Nhậm thét bảo " Ở đây cần người vừa có tài vừa có hạnh để giúp vua trị nước. Còn muốn lòn cúi thì đi nơi khác".
Đặng Trân Thường hổ thẹn ra về rồi vào Nam theo Nguyễn Phúc Ánh.
Sau khi nhà Tây Sơn mất, một số quan văn võ bị giải về Thăng Long để đánh bằng roi trước Văn Miếu, trong đó có Ngô Thời Nhậm và Phan Huy Ích.
Đặng Trần Thường chủ trì việcđánh đòn.
Vì có thù riêng, Thường kiêu hảnh ra câu đối:
"Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai"
Ngô Thời Nhậm khẳng khái đáp:
"Thế Chiến Quốc, thếXuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế"
Có thuyết cho rằng câu đáp của Ngô Thời Nhậm là:
"Thế Chiến Quốc, thếXuân Thu, dù thời thế, thế nào cũng thế"
Hoặc là:
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế nào vẫn thế".
Đặng Trần Thường sai tẩm thuốc độc vào roi để đánh Ngô Thời Nhậm.
Sau trận đòn, Phan Huy Ích còn sống, còn Ngô Thời Nhậm thì thuốc độc đã thấm vào phủ tạng, biết mình không qua khỏi, ông làm bài thơ gởi tặng Đặng Trần Thường.
Ai tai Đặng Trần Thường
Chân như yến thế xử đường
Vi Ương cung cố sự
Diệc nhĩ thị thu trường.
Giải nghĩa thơ.
Thương thay Đặng Trần Thường. Nay quyền thế lắm nhưng khác nào chim yến làm tổ trong cái nhà sắp cháy, rồi sẽkhốn đến nơi. Giống như Hàn Tín giúp Hán Cao Tổ, rồi bị Cao Tổ giết ở cung Vị Ương. Kết cục của người rồi cũng như thế đó.
Quả thật chẳng sai, sau Đăng Trần Thường bị vua Gia Long xử tội treo cổ ngoài cửa thành.
5* Voi giày
Hình phạt voi giày đã có hàng ngàn năm ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, đặc biệt là ở Ấn Độ.
Voi được huấn luyện thuần thục, người ta có thể điều khiển voi làm cho nạn nhân chết nhanh hay chết chậm. Nạn nhân bị voi dùng chân dẫm lên thân thể hoặc dùng vòi cuốn lên cao rồi quật xuống đất.
Trong lịch sử Việt Nam, hình phạt nầy làm cho mọi người nhớ đến vụ xử tử nữtướng Bùi Thị Xuân.
Bùi Thị Xuân.
Người xã Bình Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định ngày nay. Bà giỏi văn võ. Bắn cung, cởi ngựa, dùng song kiếm và có tài huấn luyện voi.
Bà cùng chồng là Trần Quang Diệu là tướng lãnh của Tây Sơn.
Khi nhà Tây Sơn mất, bà cùng chồng và đứa con gái bị bắt.
Tài liệu giáo sĩ De La Bissachère ghi lại cuộc xử tử như sau:
"Đứa con gái trẻ của bà bị lột hết y phục. Một thớt voi từ từ tiến tới. Cô gái biến sắc, mặt trắng bệt như tờ giấy. Cô ngoảnh nhìn mẹ, kêu thất thanh. Bà nghiêm mặt trách "Con phải chết cho anh dũng mới xứng đáng là con của ta!". Đến lượt bà, nhờ lớp vải quấn kín bên trong thân thể, nên tránh khỏi sự loã lồ. Bà bình thản tiếnđến trước đầu voi, hét lên một tiếng rất lớn, khiến voi giật mình lùi lại. Binh lính phải vội vàng bắn hoả pháo, dùng cây nhọn đâm sau đít con vật để nó trởnên hung tợn, và chạy bổ tới, giơ vòi lên quấn lấy bà, giơ lên trời. Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp nạn nhân mà bỏ chạy chung quanh pháp trường. rống lên những tiếng sợ hãi khiến cho hàng vạn người xem cũng phải hốt hoảng theo"
6* Ngựa xé. Tứ mã phân thây
Tứ chi phạm nhân được cột vào 4 sợ dây nối vào 4 con ngựa. Trên ngựa có nài (Là người cởi điều khiển ngựa) hay không có nài.
Khi hành hình thì nài thúc ngựa phi ra 4 phương, còn không có nài, thì người ta hét to hoặc đánh mạnh cho chúng hoảng sợ mà chạy đi.
Thân thể tội nhân bị xé ra làm 5 mảnh. 4 con ngựa kéo 4 mảnh là 2 tay và 2 chân. Còn lại phần giữa là thân mình và cái đấu.
Trong lịch sử VN, Nguyễn Hữu Chỉnh bị nhà Tây Sơn xử tử bằng tứ mã phân thây ở của thành.
7* Xử Lăng Trì (Tùng xẻo hay Bá đao)
Chữ Hán "Lăng trì" có nghĩa là "Lấn lên một cách chậm chạp".
Tội tùng xẻo là một trong những hình phạt tàn nhẫn và dã man được dùng rộng rãi ở Trung Quốc và ở VN thời phong kiến.
Đây là một hình thức ghê rợn nhất trong các án tử hình. Phạm nhân vô cùng đau đớn vì không được chết nhanh chóng. Có những trường hợp dùng dao xẻo cả phân nửa thân thể mà nạn nhân vẫn còn giãy dụa gào thét.
Đao phủ còn có nhiệm vụ là không để cho chết một cách nhanh chóng. Tức là đã có quy định là phải thực hiện bao nhiêu nhát xẻo mới được cho chết.
Nạn nhân bị trói chặt vào một cây cột, sau đó bọn khoái tử thủ (đao phủ) chặt hết chân tay, rồi dùng dao xẻo từng miếng thịt cho đến chết. Thịt lóc ra được trưng bày nơi công cộng để rănđe dân chúng.
8* Tru di tam tộc
Tru di tam tộc là một hình phạt tàn bạo thời phong kiến ở Trung Hoa và cả VN nữa.
Tru và Di đều có nghĩa là giết sạch.
Tam tộc gồm 3 họ: họ cha, họmẹ và họ vợ (hoặc họ chồng)
Khi một người trong 3 họ bịkết án nây thì già trẻ trai gái gì cũng bị giết sạch. Cả vợ kế và mẹ ghẻ cũng không ngoại trừ. Vì thế, khi một người bị kết án nầy thì lôi kéo thêm có khiđến cả trăm người bị giết.
Tru di tam tộc điển hình ở VN là vụ án của Nguyễn Trãi và Thị Lộ.
* Nguyễn Trãi
Là con của Nguyễn Phi Khanh. Là khai quốc công thần của nhà Hậu Lê. Theo phò Bình Định Vương Lê Lợi. Nổi tiếng với Bài Bình Ngô Đại Cáo.
* Nguyễn Thị Lộ. (1400-1442)
Người xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Bà rất xinh đẹp. Thông hiểu kinh sách và biết làm thơ. Cha bị quân Minh bắt giết, bà và mẹ tão tần nuôi các em.
Trong một lần đi kinh thành bán chiếu, bà gặp Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ trở thành vợ thứ của Nguyễn Trãi.
Bài thơ bán chiếu.
Trên đường đi chầu về, thấy cô gái bán chiếu xinh đẹp, Nguyễn Trãi cao hứng ngâm mấy câu thơ chọc ghẹo.
Ả ở nơi nào bán chiếu gon?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn?
Xuân xanh nay độ bao nhiêu tuổi?
Đã có chồng chưa được mấy con?
Không ngờ cô bán chiếu ngâm thơ đáp.
" Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
Xuân xanh vừa độ trăng tròn lẻ
Chồng còn chưa có, có chi con!
Nguyễn Trãi yêu sắc, phục tài rồi cưới làm thiếp.
Vụ án Lệ Chi Viên (Vườn Trái Vải)
Ngày 27-7-1442 (Năm Nhâm Tuất), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miềnĐông, duyệt quan ở Chí Linh tỉnh Hải Dương.
Nguyễn Trãi đón vua về chùa Côn Sơn, nơi ở của ông.
Ngày 4 tháng 8 âm lịch năm Nhâm Tuất, trên đường về kinh có Thị Lộ đi theo, khi đến Lệ Chi Viên, một cung bên ngoài của nhà vua trong vườn có trồng cây trái vải. Vì có Nguyễn Thị Lộ đi theo, cho nên nhà vua "Thức suốt đêm" với Thị Lộ rồi băng hà lúc 20 tuổi. Lúc đó thị Lộ đã 40.
Các quan "bí mật"đưa vua về kinh ngày 6 tháng 8 âm lịch năm Nhâm Tuất 1442.
Triều đình buộc tội Thị Lộ và Nguyễn Trãi giết vua và kết án tru di tam tộc. Ông và 3 họ nhà ông bị xử chém ngày 16-8-1442.
Riêng Thị Lộ bị bỏ vào chuồng sắt, nhận chìm xuống sông cho chết.
Vua Lê Thái Tông háo sắc, chưa 20 tuổi mà đã có 4 vợ và đã sanh ra 4 đứa con trai.
Một truyền thuyết*Rắn trả thù
Có truyền thuyết cho rằng Nguyễn Trãi bảo học trò khai hoang khu vườn để làm chỗ dạy học.
Đến đêm, nằm mơ thấy một người đàn bà với bầy con dại đến xin ông cho hoãn lại việc phát cỏ ít hôm để bà dọn nhà, vì con còn quá nhỏ.
Sáng ra, khi đám học trò phát cỏ khu vườn thì có đập chết một bầy rắn. Lúc đó, ông mới hiểu ý nghĩa của giấc mơ. Ông than thở, cho chôn bầy rắn. Đám học trò cho biết là loài rắn nầy rất thù dai.
Đêm đó, lúc ông đọc sách thì có con rắn bò trên sà nhà nhỏ xuống một giọt máu thấm chữ "Đại" (Đời) qua 3 lớp giấy. Ngày sau, con rắn hoá ra Thị Lộ dụ dỗ ông và hại 3 đởi nhà ông"
Đây chỉ là chuyện bịa đặt ra mà thôi.
Chế độ Cộng Sản VN không giết 3 họ, nhưng kỳ thị về mặt chính trị đến 3 đời. Hình thức Lý lịch trích ngang ghi lại hành động, thành phần xã hội của 3 đời để cứu xét xác định thành phần và thái độ chính trị của một cá nhân.
Ba đời Bần Cố Nông là thành phần ưu tú nhất được ưu tiên kết nạp vào đảng hơn thành phẩn trí thức tiểu tư sản.
Bây giờ tiến bộ hơn là thuộc "Gia Đình Cách Mạng" tức là con vua thì được làm vua, con sãi ở chùa thì cứ tiếp tục quét lá đa.
Trúc Giang
Minnesota ngày 27-9-2011
0 comments:
Post a Comment