Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam chiều thứ Tư ngày 28/9, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã đọc tờ trình đề nghị xây dựng Luật biểu tình.

Luật biểu tình là một trong 19 dự án luật về quyền con người và quyền tự do dân chủ của nhân dân mà Bộ trưởng Cường đề xuất lần này.

Trái với lệ thường là các dự án luật được các bộ, ngành liên quan đề xuất, ông Cường cho biết Luật biểu tình do đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất.





Thủ tướng Dũng đích thân đề xuất Luật biểu tình


Luật biểu tình là một trong 19 dự án luật về quyền con người và quyền tự do dân chủ của nhân dân mà Bộ trưởng Cường đề xuất lần này.

Trái với lệ thường là các dự án luật được các bộ, ngành liên quan đề xuất, ông Cường cho biết Luật biểu tình do đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất.

Ông Cường còn nói thêm là ông Dũng giao cho Bộ Công an chuẩn bị dự luật này để trình Quốc hội xem xét.

“Khi Chính phủ bàn về những luật liên quan đến vấn đề này như Luật về Hội, Luật hội họp, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sáng kiến xây dựng Luật Biểu tình,” báo mạng Dân trí dẫn lời Bộ trưởng Hà Hùng Cường.

“Thủ tướng đề nghị, cần thiết có luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình vì thực tế đang đòi hỏi,” ông nói thêm.

"Thủ tướng đề nghị, cần thiết có luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình vì thực tế đang đòi hỏi"


Ý kiến trái ngược nhau


Tại phiên thảo luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc xây dựng Luật biểu tình cũng gặp nhiều ý kiến trái chiều nhau.

Những ý kiến tán thành cho rằng Luật biểu tình là cần thiết để đưa quyền biểu tình được quy định trong Hiến pháp thành hiện thực, theo báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng Luật biểu tình nếu được ban hành sẽ tạo cho Nhà nước cơ chế để kiểm soát các hoạt động biểu tình.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Lý cho biết cũng có thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phản đối dự luật này vì cho rằng nó sẽ “gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội” và “tạo điều kiện cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ.”

Do đó, Quốc hội sẽ làm việc thật kỹ về nội dung, thời điểm thông qua và điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc "quần chúng bị kích động gây mất an ninh trật tự", theo cách mô tả của báo chí Việt Nam.

Thời gian qua, hàng loạt vụ tuần hành chống Trung Quốc ở Hà Nội và một số ở TPHCM đã đặt ra câu hỏi cho việc đánh giá những sự kiện này về mặt pháp lý.

Ngoài ra, một số trí thức tham gia xuống đường cũng phản đối một số tờ báo chính thống và Bấm truyền hình Hà Nội quy kết hành động của họ.


Cuộc tranh luận cũng xảy ra quanh cách gọi đây là "biểu tình yêu nước" hay "gây rối trật tự".

Hiện chưa rõ giới vận động dân chủ tại Việt Nam bình luận thế nào về chuyện Thủ tướng Dũng cho chính ngành công an soạn thảo luật biểu tình.



Bà Đặng Phương Bích, một người biểu tình đã kiện công an Hà Nội

Một trong các nội dung của dự luật này sẽ được bàn bạc kỹ lưỡng là các điều kiện đăng ký biểu tình, bao gồm nội dung, thời gian và địa điểm biểu tình.

Tổng cộng trong tờ trình, ông Cường đã đề xuất 115 dự án bao gồm bộ luật, luật và pháp lệnh để Quốc hội xây dựng trong khóa 13 này.

Bên cạnh Luật biểu tình, ông Cường cũng đề xuất xây dựng các dự án Luật Báo chí (sửa đổi) và Luật Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực quyền con người.

Ngoài ra, các dự luật về đầu tư công, luật Biển Việt Nam cũng được đưa vào chương trình. Các dự luật này đã được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh mẽ qua nhiều kỳ họp.

Hai đại biểu Quốc hội cũng tự đề xuất dự luật: bà Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất Luật bảo vệ quyền riêng tư, còn bà Nguyễn Minh Hồng đề xuất Luật nhà văn.


VOA