Thursday, March 31, 2011

Người Nhật đáng kính- người Việt?

“…Đằng sau sự ngưỡng mộ ấy cũng là một nhận thức văn hóa và chính trị sâu sắc: người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam. Thành ra, nhìn người Nhật, những người có chút lương tri và tự trọng đều tự thấy và hiểu rõ về mình. Ở những chỗ mình cần phải khắc phục. Và phải học từ người Nhật. Nhưng phải học bằng cách nào? Đó mới chính là vấn đề” – Nguyễn Hưng Quốc

*

Thanh Quang – RFA

Sự can đảm và lòng tự trọng của người dân Nhật sau thảm hoạ kép động đất-sóng thần đã khiến cả thế giới hết lòng ngưỡng phục

AFP photo – Người trước cảnh hoang tàn (quận hạt Iwate, Nhật Bản)

Những Samurai, Kinh Kha Nhật Bản.

Hồi đầu tuần này (29 tháng 3-2011), cư dân Tokyo lặng lẽ đón mùa hoa Anh Đào khi vô vàn đoá hoa sắc trắng nhuốm hồng hồn nhiên nở rộ kéo dài khoảng 1 tuần trong khung trời “ chỉ thấy hoa đào cợt gió đông”, giữa lúc tâm trạng bi thương của người dân Xứ Phù Tang tiếp tục trĩu nặng theo hậu quả thiên tai động đất, sóng thần khiến, cho tới giờ, gần 30 ngàn người tử vong và mất tích. Và nhất là tình trạng thoát chất phóng xạ từ những lò phản ứng nguyên tử tiếp diễn ngày càng đáng ngại.

Ngại ngùng vì phóng xạ

Ngại ngùng vì phóng xạ

Tình cảnh đó không khỏi làm chạnh lòng nhà thơ Khuất Đẩu khi tác giả cảm kích lòng dũng cảm hy sinh của những chuyên viên Nhật liều chết làm “Kinh Kha Tráng Sĩ” tới khu nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang nhiễm xạ trầm trọng để tìm cách ngăn chận tình trạng lan toả này.

Những dòng thơ ấy như sau:

Chưa bao giờ tôi thấy cái chết vĩ đại
Như ở Fukushima
Những công nhân điện lực đến tuổi nghỉ hưu
Đi vào nơi trùng trùng huỷ diệt
Như Kinh Kha đi qua sông Dịch
Fukusima
Fukushima
Còn hơn Kinh Kha
Không có 3 ngàn tân khách tiễn đưa
Chỉ có người vợ hơn 30 năm tay ấp
Nói trong nước mắt
Anh hãy uống một chút sakê cho ấm bụng
Chỉ có những đứa con
Nói con sẽ đợi cha về

Thưa qúy vị, giữa lúc cảnh điêu tàn, đổ nát, nguy cơ nhiễm phóng xạ cao độ tiếp tục hoành hành nạn nhân thiên tai như vậy thì nhiều câu chuyện cảm động xen lẫn tinh thần dũng cảm, kỹ luật, đức tính hy sinh, bất khuất…tiếp tục gây xúc động nhân tâm, khuất phục lòng người.

Đức tự trọng của toàn xã hội.

Có lẽ 1 trong những chuyện cảm động nhất được nhiều mạng nhật ký phổ biến là về lời kể của một người gốc Việt làm cảnh sát ở Nhật, tên là Hà Minh Thành đang công tác ở cách nhà máy điện hạt nhân lâm nạn Fukushima chừng 25 km, liên quan tình cảnh của một em bé 9 tuổi, với bộ đồ mỏng manh dù tiết trời giá rét, lau vội dòng nước mắt khi được hỏi đến thân nhân; Em đang đứng trong hàng người rồng rắn chờ nhận phần ăn ít ỏi. Cảm động trước tình cảnh đó, người đàn ông gốc Việt ấy đã khoát lên tấm thân bé nhỏ của em chiếc áo khoác cảnh sát cùng gói lương khô của mình và tưởng rằng em sẽ chụp lấy ăn ngấu nghiến vì đói. Nhưng không, em đã âm thầm đem nộp cho những người phân phát thực phẩm và trở lại xếp hàng, giải thích rằng “vì chắc còn có nhiều người còn đói hơn con”. Và tấm lòng cao cả của em nhỏ ấy khiến người cảnh sát gốc Việt này không cầm được nước mắt.

Qua nhiều mạng nhật ký, trong bài tựa đề “Nhật Và Việt Sao Khác Nhau Đến Thế ?”, tác giả Mạc Việt Hồng mô tả:

Không hề có cướp phá, hôi của ở Nhật. Chuyện dòng người dài, xếp hàng im lặng để lấy nước, lấy thức ăn, dầu thắp sáng không hề chen lấn, xô đẩy, cãi cọ. Người khỏe tự giác chăm sóc, giúp đỡ người già yếu, có những người già được cõng trên lưng hàng cây số. Chuyện 30 đứa bé mồ côi ở một trường học vẫn lặng lẽ chờ cha mẹ tới đón mà mỗi tiếng kẹt cửa có thể làm lóe lên những hy vọng mong manh của chúng, chúng im lặng chịu đựng mà không hề than khóc dù có thể đã biết bố mẹ không bao giờ quay lại đón chúng nữa. Hay 50 kỹ sư và công nhân Nhật tình nguyện bám trụ ở nhà máy điện hạt nhân sau khi 4 tổ máy đã phát nổ và hàng trăm ngàn người cũng như hầu hết công nhân nhà máy phải sơ tán. Trong số người tình nguyện ở lại, có người chỉ còn 6 tháng nữa về hưu. Người công nhân sắp hưu trí ấy đã nhắn tin cho vợ mình, “Em đừng buồn, nếu anh không về”. Những người tình nguyện ở lại đều biết rằng mình có thể hy sinh. Rồi hình ảnh những người gói hàng cứu trợ làm việc hết sức khẩn trương. Các đội tìm kiếm nạn nhân miệt mài không kể đêm ngày, hối hả, lo lắng như đang tìm chính thân nhân của mình. Còn nhiều lắm những câu chuyện cảm động.

Một đất nước thực sự vĩ đại

“Bài Học Nhật Bản” trên Blog Quê Choa cũng đề cập tới chính thảm cảnh ở xứ Phù Tang, về phương diện nào đó, đã “làm cho thế giới ngạc nhiên và khâm phục là người Nhật đã giữ được sự bình tĩnh lạ kỳ trước thảm hoạ có thể so với Ngày Tận Thế”. Khác với những thảm hoạ ở Haiti (2010), Pakistan (2005) hay Tứ Xuyên- Trung Quốc (2008) và nhiều nơi khác trên thế giới, ở đây không có sự hoảng loạn dày xéo nhau, không có cướp bóc và hôi của, ngay cả sự đầu cơ tích trữ, đục nước béo cò cũng không. Tất cả đang gấp rút phối hợp nhịp nhàng, bài bản giữa dân chúng và chính quyền trong trật tự. Một nhà báo kể lại: Dòng người xếp hàng chờ được cấp nước uống, vì quá đông nên người ta đã vẽ vạch sơn chạy vòng ngoằn ngoèo và người dân đã xếp thứ tự theo vạch vẽ ngoằn ngoèo đó chứ không phải xếp hàng theo đường thẳng. Thật quá tuyệt vời. Vẫn biết tinh thần Samurai trung thành, can đảm, danh dự 130 năm trước đây vẫn tiềm tàng trong tính cách Nhật, bản lĩnh Nhật. Vẫn biết người Nhật vốn nổi tiếng về tính kỉ luật và ý thức cộng đồng rất cao. Nhưng điều gì làm cho dân chúng Nhật đủ niềm tin để giữ vững những phẩm chất tốt đẹp nói trên trước thảm hoạ kinh khủng này? Đó là vì dân Nhật tin chắc rằng sau lưng họ là những tấm lòng hết mực yêu dân và tinh thần vì nước quên thân, vì dân phục vụ của quan chức Nhật từ cơ sở đến trung ương.

Blogger Nguyễn Đình Đăng, 1 nhà khoa học đang làm việc ở Nhật Bản, nhấn mạnh đến các đức tính bình thản, lịch sự, giữa phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau… của người dân Phù Tang trong cảnh điêu đứng khốn cùng này, để đi đến nhận xét tổng quát rằng “Nhật Bản: Một Đất Nước Thật Sự Vĩ Đại”:

Họ rất bình thản. Các cửa hiệu tại Tokyo vẫn bán hàng. Thức ăn, đồ dùng vẫn đầy ắp. Người bán hàng vẫn lễ phép cúi rạp người chào khách. Người tính tiền vẫn quay mặt đi không nhìn lúc khách hàng bấm mật mã sau khi quẹt thẻ tín dụng để trả tiền.

Xem trên TV thấy một cụ già được quân lính cõng ra khỏi khu nhà đổ nát, vẫn mỉm cười trả lời phóng viên. Mấy phụ nữ nhận cơm nắm người ta phát trong căn nhà mất điện tối om, vẫn cúi lạy cảm ơn dưới ánh đèn pin. Cũng thấy có người khóc (cụ già và trẻ con). Toàn bộ nội các Nhật Bản làm việc hầu như 24/24 từ thứ Sáu. Tất cả, từ thủ tướng, chánh văn phòng chính phủ, các bộ trưởng đều vận đồng phục bảo hộ lao động màu xanh nước biển khi xuất hiện trên truyền hình. Các nữ phát thanh viên ngày thường vốn đã xinh đẹp, bây giờ trông lại càng tao nhã hơn bởi vẻ mặt nghiêm trang, áo ngoài đen màu áo tang, áo lót trắng, đọc tin rõ ràng, giọng không hề xúc động. Một đất nước mà người dân thực sự bình thản, lịch sự, giữ phẩm cách, rất trật tự, tử tế với nhau trong thảm hoạ có thể so với ngày tận thế là một đất nước thực sự vĩ đại.

Trước hình ảnh tuyệt vời một cách phi thường và đáng khâm phục đó, có lẽ câu hỏi cần được nêu lên là những yếu tố nào khiến người dân xứ Phù Tang có được những đức tính ấy ? Blogger Hiệu Minh giải thích qua lăng kính văn hoá và thể chế chính trị, như sau:

Nhiều người nói, văn hóa dân tộc là nền tảng cho phát triển. Hành xử thế nào trước một thảm họa kinh hoàng chính là văn hóa và bản lĩnh của dân tộc đó. Báo chí, bloggers khâm phục dân tộc Nhật kiên cường, kỷ luật, bình tĩnh, nhẫn nại, và can đảm trước tai họa… Cả thế giới thừa nhận, thảm họa xảy ra mà nước Nhật không có cướp bóc như cơn bão Katrina New Orleans(Mỹ), trận lụt kinh hoàng năm 2007 ở West Country (Anh). Động đất vừa ngớt, cướp bóc xảy ra ngay lập tức ở Chile và Haiti….

Tại Nhật, tôn ti trật tự, có trên có dưới, có trước có sau, tôn trọng người già, khuyến khích trẻ, cúi gập khi chào nói lên điều gì. Phải chăng nền tảng đạo lý đó giúp nước Nhật vượt qua thất bại, không quá kiêu với chiến thắng và biết gồng mình lúc khó khăn. Văn hóa truyền thống Nhật làm nên sức mạnh này chăng? Hay là chính lớp người Nhật sống theo kiểu dân chủ phương Tây làm nên thương hiệu Made in Japan. Báo chí tự do, dân được biểu tình, hạ bệ chính phủ bằng lá phiếu nếu cần, dân được quyền làm chủ vận mệnh của mình. Họ tự lựa chọn một chính quyền vì chính quyền lợi của họ.Hay đó là cả hai, dân chủ hiện đại phương Tây kết hợp với văn hóa truyền thống… Và VN học được gì khi nhìn nước Nhật hôm nay.

Việt Nam học được gì?

Chưa rõ VN sẽ học được gì khi nhìn nước Nhật hôm nay, nhưng, theo tác giả Mạc Việt Hồng qua bài “Nhật Và Việt Sao Khác Nhau Đến Thế”, thì “không ít người đã ngậm ngùi so sánh với VN” như sau:

Thì:

- Động đất có khi chết 200 nhưng giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết thêm nghìn nữa.

- Các ban ngành sẽ họp bàn cách cứu hộ từ ngày này qua ngày kia.

- Cướp giật sẽ phổ biến, hoa người ta còn cướp giật nói chi tới đồ ăn hay tiền bạc vào lúc hỗn quan hỗn quân như vậy.

- Người đi hôi của sẽ nhiều hơn người đi cứu hộ.

- Nếu có phát khẩu phần ăn sẽ chẳng có hàng lối gì, bà già trẻ nhỏ sẽ bị chen cho bẹp ruột, ai thắc mắc hay nhìn đểu mấy kẻ chen lấn, thì bố cho mày mấy chưởng”.

- Sẽ xuất hiện đủ loại cò: Cò mua, cò bán, cò di tản, cò cứu trợ, cò bệnh viện, cò nghĩa địa…tha hồ chặt chém đồng bào.

- Tiền và hàng cứu trợ sẽ vào tay dân thì ít, cửa quan thì nhiều.

- Ai muốn người nhà mình đang kẹt trong đống đổ nát được đào bới, tìm kiếm trước thì hãy chi đẹp cho đội cứu hộ.

- Khu nào có quan chức ở thì được ưu tiên cứu hộ trước, khu nào dân đen sinh sống thì cứu sau.

- Cửa hàng sẽ thi nhau tăng giá, bắt chẹt những người khốn khổ.

- Tổ chức nào, tôn giáo nào muốn cứu trợ thì phải được sự đồng ý của Mặt trận Tổ quốc và các cấp chính quyền kẻo các thế lực thù địch lợi dụng..v.v.

Theo tác giả Mạc Việt Hồng thì bức tranh toàn cảnh động đất ở Việt Nam, nếu có, nó sẽ na ná như vậy. Và nhiều người sẽ tự hỏi rằng tại sao dân Việt Nam lại tha hóa như thế, có khi cả thế kỷ nữa họ cũng không theo kịp nước Nhật về văn hóa ứng xử. Tác giả lưu ý là sao họ không đặt câu hỏi rằng quan chức Việt Nam ra sao, giáo dục của Việt Nam thế nào?

Qua bài “Nhìn Nhật Bản Tự Thấy Mình”, Blogger Nguyễn Hưng Quốc tóm tắt rằng “…đằng sau sự ngưỡng mộ ấy cũng là một nhận thức văn hóa và chính trị sâu sắc: người ta thấy rõ tất cả những ưu điểm trong tính cách của người Nhật cũng là những khuyết điểm nặng nề của người Việt Nam. Thành ra, nhìn người Nhật, những người có chút lương tri và tự trọng đều tự thấy và hiểu rõ về mình. Ở những chỗ mình cần phải khắc phục. Và phải học từ người Nhật. Nhưng phải học bằng cách nào? Đó mới chính là vấn đề”

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/japanese-earns-great-esteem-03302011152225.html

*

Lật xe bia, hàng nghìn người tranh nhau nhặt

(Dân Việt) – Khoảng 4 giờ 30 phút sáng 26-1, một chiếc xe ô tô chở bia từ thành phố Vinh (Nghệ An) hướng Hà Tĩnh. Đến đoàn cầu cầu Bến Thủy bỗng dưng chiếc xe đâm vào giải phân cách và lật gây ách tắc.

Vào giờ nói trên chiếc xe mang biển kiểm soát 76C – 001.37 (chưa rõ tài xế) chở hàng trăm thùng bia 333 khi đến đoạn đầu cầu Bến Thủy cách trạm thu phí khoảng 20m thì bất ngờ lật và hàng ngàn lon bia đã đổ trên quốc lộ, cầu Bến Thủy…

Hàng ngàn người đi đường thấy vậy đã xuống nhặt bia khiến cho giao thông trở nên ách tắc hơn.

Hiện trường chiếc xe BKS 76c 001.37 xe tải chở hàng trăm thùng bia 333

Cú lật bất ngờ khiến giao thông trên quốc lộ 1A qua cầu Bến Thủy nối dài tới thị trấn Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bị ách tắc dài khoảng 4km. Hàng ngàn phương tiện tham gia giao thông, hàng ngàn người dân đi chợ xuân cũng bị kẹt cứng.

Cảnh hàng trăm người chen lấn nhặt bia rơi vãi nên việc tắc đường càng lớn

Hiện Công an thành phố Vinh có mặt tại hiện trường để điều tiết ách tắc gia thông và giải quyết tai nạn. Nguyên nhân đang được công an thành phố Vinh điều tra.

Hàng nghìn người mắc kẹt trên cầu Bến Thuỷ

Thanh Nghệ – Gia Thảo

http://danviet.vn/30420p1c24/lat-xe-bia-hang-nghin-nguoi-tranh-nhau-nhat.htm

*

Giẫm đạp, ngất xỉu tại lễ xin ấn đền Trần

23h đêm 16/2, tại đền Trần (Nam Định), trong khi các cụ cao niên làm lễ tế, hàng nghìn người từ khắp nơi chen lấn, xô đẩy với hy vọng lấy được lá ấn để sự nghiệp được thăng tiến. Một số phụ nữ ngất xỉu phải cấp cứu tại chỗ.



Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tới dự buổi khai ấn và thắp hương trước đền thờ vua Trần.
Hơn 23h đêm 16/2, trong khi lễ rước ấn vua Trần đang được thực hiện trong đền thì ở bên ngoài, hàng nghìn người dân đã đứng trước hàng rào với mong muốn sớm được vào xin ấn.
Dù lực lượng cảnh sát đã cố gắng giữ trật tự nhưng nhiều người vẫn cố tình vượt qua hàng rào để vào bên trong.
Tình trạng chen lấn, xô đẩy đã khiến phụ nữ này ngất xỉu và phải nhờ sự chăm sóc của các nhân viên y tế.
Nhiều người phải nằm ở phòng cấp cứu dã chiến ngay trong khuôn viên đền.
Trước cảnh chen lấn đến nghẹt thở, cảnh sát đã phải đưa một số phụ nữ mệt lả ra khỏi đám đông.
Khu vực phát ấn bị cả nghìn người vây kín. Để có được vị trí đứng này, nhiều người đã phải đứng xếp hàng trước vài tiếng.
Ai cũng cầm sẵn tiền trên tay để chờ đến giờ phát ấn.
Để có được chiếc ấn, nhiều người phải toát mồ hôi giữa cái rét chỉ hơn 10 độ.
Hơn 2 tiếng sau giờ phát ấn, cả nghìn người vẫn vây quanh các lồng sắt (chứa các thùng ấn) để xin bằng được một vài mảnh vải vàng có đóng triện của vua. Năm nay Ban tổ chức bố trí 75 bàn phát ấn ở nhiều khu vực trong đền, thay vì 4 điểm như năm ngoái.
Dù Ban tổ chức cho biết, ấn được phát miễn phí, nhưng hầu hết người dân muốn xin một chiếc ấn đều “ra lộc” 20.000-50.000 đồng.
Cảnh dẫm đạp, chen lấn nhau để xin ấn đã khiến hàng trăm người bị tuột mất giầy, dép.

Xin ấn đền Trần

http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2011/02/giam-dap-ngat-xiu-tai-le-xin-an-den-tran/

Trang điểm tin Ba Sàm lại bị tấn công

Dân Làm Báo - Khoảng 09h45 sáng nay, trang điểm tin basam.info của ông Nguyễn Hữu Vinh lại tiếp tục bị tấn công, ngay vào thời điểm mà ngày xử phiên tòa TS Cù Huy Hà Vũ sắp diễn ra.

Đây là lần thứ 2 trang blog điểm tin nổi tiếng với lượng truy cập hàng ngày rất cao bị tấn công, lần trước đây là vào tháng 11/2010. Tác giả của cuộc tấn công lần này vẫn là nhóm hacker Sinh Tử Lệnh.

Có vẻ như tin tặc đã cướp tên miền basam.info, sau đó chuyển hướng các truy cập dẫn đến trang anhbasam.us (đã bị hack năm 2010). Hiện không rõ tài khoản wordpress của trang blog chính có bị mất hay không.

Hôm 30/03, cũng chính nhóm hacker này đã tấn công vào blog của ông Hà Minh Thành (Nhật Bản), người đã đăng tải bài viết về nhân cách cậu bé 9 tuổi người Nhật Bản trong vụ động đất, sóng thần vừa qua.

Các cuộc tấn công diễn ra đúng vào thời điểm các cư dân mạng đang kêu gọi sôi nổi về việc sẽ đến ủng hộ TS Cù Huy Hà Vũ vào phiên tòa ngày 04/04 sắp tới. Có thể dễ dàng xác định rằng động cơ chính của hacker nhằm ngăn chặn luồng thông tin tự do.

Blogger AnhBaSam tên thật là Nguyễn Hữu Vinh, là một blogger nổi tiếng, có nhiều uy tín và ảnh hưởng tại VN. Trong một cuộc phỏng vấn năm ngoái, sau khi blog bị tấn công, AnhBaSam đã cho biết sở dĩ ông bị tấn công bởi “một số người không thích dân chủ, không thích mở cửa để thông tin tới được tất cả mọi người dân.”

Giới ngoại giao, trong đó có bà Hillary Clinton và các tổ chức theo dõi nhân quyền nhiều lần cáo buộc chính phủ Việt Nam đã tiến hành các đợt trấn áp đối với blogger và những người phản kháng ôn hòa.

Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam, mà đại diện là bà Nguyễn Phương Nga luôn leo lẻo rằng các cáo buộc này là vô căn cứ.

Dân Làm Báo cầu chúc AnhBaSam sớm vượt qua những thử thách để tiếp tục đem thông tin hữu ích đến với mọi người.

Nhà nước giải phóng Libya đang hình thành

Biểu tình của phụ nữ tại Benghazi (27/3/2011) ủng hộ bà Eman al-Obaidi, người vừa đột ngột xuất hiện tại một khách sạn ở Tripoli để tố cáo với các nhà báo về việc bản thân bị binh lính của Kadhafi hãm hại.
Biểu tình của phụ nữ tại Benghazi (27/3/2011) ủng hộ bà Eman al-Obaidi, người vừa đột ngột xuất hiện tại một khách sạn ở Tripoli để tố cáo với các nhà báo về việc bản thân bị binh lính của Kadhafi hãm hại.
REUTERS/Suhaib Salem
Minh Anh

Trong khi phe nổi dậy đang sắp tiến gần đến Syrte, thành phố quê hương của ông Kadhafi, với sự yểm trợ của NATO, thì bên cạnh đó việc tổ chức một nhà nước Libya tự do cũng đang được tiến hành. Nhật báo Figaro hôm nay đã dành trang 2 để mô tả việc Hội đồng Quốc gia Lâm thời được thành lập và hoạt động như thế nào.

Dưới tiêu đề « Nước Libya tự do đang được tổ chức », Figaro cho biết : « Họ bao gồm khoảng mười mấy người, thậm chí có thể là 30 người. Hiện vẫn còn chưa biết hết tên tuổi của những người này. Nhưng những người này đang phải cùng nhau quản lý một tình thế hết sức đặc biệt, đó là đáp ứng các nhu cầu rõ ràng nhất tại khu vực này: vừa được giải phóng ra khỏi ách cai trị của Kadhafi. Hội đồng Lâm thời do họ thành lập đã được nước Pháp công nhận ».

Trong khi Kadhafi cố gắng bám trụ tại Tripoli, thì Benghazi trở thành thủ đô của các vùng giải phóng. Hội đồng quốc gia lâm thời do phe nổi dậy thành lập ngay từ những ngày đầu của cuộc nổi dậy, đặt trụ sở chính ngay tại Tòa thị chính của thành phố Benghazi. Tại địa điểm lịch sử này, trước đây dưới thời đô hộ của Ý, ông Mussolini từng tuyên đọc các bài diễn văn, nơi mà tướng Đức Quốc xã Rommel từng đến thị sát lữ đoàn xe thiết giáp AfricaKorps và cũng là nơi mà vua Idris, người đứng đầu triều đại đầu tiên của một nước Libya độc lập, đã phát đi lời kêu gọi đến toàn dân.

Theo Figaro, ban đầu Hội đồng này chỉ là một tập hợp không chính thức của các đại diện, đôi khi chỉ là những người tự tuyên bố, của các địa phương vừa được phe nổi dậy giải phóng. Thiện chí của Hội đồng là đại diện cho cả nước Libya. Hiện tại, các thành viên trong Hội đồng chưa muốn xem họ như là một chính phủ lâm thời.

Về vấn đề này, có hai quan điểm trái ngược nhau. Một số lập luận rằng, thủ đô Tripoli vẫn còn nằm dưới quyền kiểm soát của Kadhafi. Điều trước mắt là cần phải giải phóng đất nước. Còn số khác thì cho rằng, nên thành lập một chính phủ lâm thời trước. Việc thành lập một chính phủ lâm thời khiến cho những người trong Hội đồng lo ngại sự chia cắt đất nước giữa phía Đông cách mạng và phía Tây dưới sự kiểm soát của Kadhafi. Tuy nhiên, các đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý ngày càng trở nên hiển nhiên, chưa bàn đến sự cần thiết phải hồi đáp lại một cách đích đáng những lời tuyên truyền bỉ ổi, nhưng rất hiệu quả của nhà độc tài tại Tripoli.

Không những thế, Hội đồng này gặp phải khó khăn trong việc thông tin liên lạc. Ngoài một số tên tuổi đã được biết đến như Tiến sĩ Moustapha Abdeljalil, cựu Bộ trưởng Tư Pháp của Kadhafi, hay ông Ali Essaoui, cựu đại sứ Libya tại Ấn Độ, thì tên của một số thành viên trong Hội đồng hiện vẫn còn được giữ bí mật. Lý do có lẽ là, hoặc họ e ngại bị trả thù, hoặc còn một lý do khác chính là sự khó khăn trong liên lạc, vì một số thành viên trong Hội đồng này thường trú tại các thành phố khác nhau. Những người này hoặc không có đường điện thoại riêng hoặc phải dùng qua đường truyền do Kadhafi quản lý.

Nay bất chấp sự non nớt và những khó khăn, Hội đồng chuyển tiếp lâm thời đã thực sự bắt tay vào việc. Để né tránh vấn đề chính phủ lâm thời, một hội đồng điều hành đã được thiết lập. Một số vị trí quan trọng đã được bổ nhiệm như : vai trò thư ký do ông Abdeljalil đảm nhiệm, Ali Essaoui phụ trách về Ngoại giao, còn phụ trách Quân sự được giao cho Tướng Omar al-Hariri. Cuối tuần rồi, họ cũng đã bổ nhiệm Tiến sĩ Ali Targouni, sống lưu vong tại Hoa Kỳ và từng là giáo sư Tài chính tại Đại học Washington ở Seattle chuyên trách về dầu khí, kinh tế và tài chính. Riêng vấn đề về truyền thông và xã hội thì vẫn còn bỏ ngỏ.

Khó khăn trước mắt là thế, nhưng họ cũng không giấu niềm vui xen lẫn lo âu. Đối với họ, cuộc Cách Mạng này đến quá bất ngờ, nhanh đến nỗi mà họ, - những người nổi dậy, không kịp làm công tác tổ chức. Họ không biết làm sao để có thể tự tổ chức được một đất nước mà hiến pháp, tất cả các hình thức tổ chức xã hội, quân đội, đảng phái chính trị và luật pháp đã bị hủy diệt dưới 42 năm thống trị của Kadhafi.

Trước mắt, ông Targouni, người phụ trách dầu khí, kinh tế và tài chính của Hội đồng chuyển tiếp, đã vạch ra một kế hoạch. Ông đề ra các mục tiêu cần ưu tiên đảm bảo nhu cầu cơ bản của người dân như trả lương, đảm bảo dự trữ lương thực, thuốc men, xăng dầu và sự vận hành của hệ thống ngân hàng. Thế nhưng, vấn đề trước mắt là phải có tiền. Trong khi đó, nguồn thu nhập chủ yếu của Libya chính là dầu hỏa. Về điều này, ông Targouni tỏ ra rất tự tin. Theo ông, đội quân Cách mạng đang kiểm soát vùng Đông Nam Libya, một phần rộng lớn của nguồn dự trữ dầu khí của Libya. Ông cũng đã đạt được một số thỏa thuận với Qatar để bán dầu.

Cuối cùng Figaro cũng cho biết thêm, việc bổ nhiệm ông Targouni vào vị trí này cũng nhằm mục đích làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn dầu khí, đã ký kết các hợp đồng với chế độ Kadhafi.

Ông nói : « Thông điệp của tôi chuyển đến các đối tác là như sau : chúng tôi tôn trọng tất cả các cam kết và các hợp đồng đã được ký trước đây, mà không cần quan tâm đến việc ai đã ký. Nhưng chúng tôi cũng nhớ đến những người bạn đã ủng hộ chúng tôi vào lúc chúng tôi rất cần. Trước hết, đó là nước Pháp và Qatar. Nước Pháp đã đi tiên phong, cho phép chúng tôi đạt được chiến dịch quốc tế lập vùng cấm bay và đã cứu thoát Benghazi. Chúng tôi luôn biết ơn về điều này ».

Libya : Hoạt động cứu thương tại chiến trường

Cũng liên quan đến chiến sự tại Libya, tờ Libération có bài viết, « Libya : Tôi trở lại chiến trường với xe cứu thương buổi tối » mô tả các hoạt động cứu thương của những người nổi dậy tại nơi xảy ra chiến sự vùng Zintan.

Cửa khẩu biên giới Dhéhiba, như chìm đắm trong khung cảnh vùng viễn tây trở nên hoang vắng. Nằm giữa hai khẩu đại bác, là con đường đi về hướng Nalout, xứ Béc-be đang trong tầm kiểm soát của quân nổi dậy. Ở đó, từ bảy ngày qua, chẳng có gì đi ngang qua, người cũng không, mà hàng hóa cũng không.

Chính thức, không có gì quá cảnh tại cửa khẩu này. Ngoại trừ các chiến binh bị thương đến từ vùng Zintan. Từ hơn một tuần nay, các đoàn xe cứu thương đặt những chiến binh bị thương trong thành phố biên giới nhỏ chỉ có 5.000 dân này. Theo Libération, nói là xe cứu thương thì quả là hơi quá, thật ra đó chỉ là những xe tàng, cũ kỹ. Điều kiện vận chuyển thương binh hết sức tồi tệ. Họ phải mất 2 đến 3 ngày đường để tới nơi.

Theo lời giải thích của một người chuyên vận chuyển những người bị thương với Liberation : « Đường đi vất vả nhiêu khê. Bao giờ cũng phải có một xe đi trước mở đường và đảm bảo đường đi an toàn. Trên đường đi còn phải có nhiều xe khác để thay phiên. Nếu như có một chiếc nào đó bị phát hiện, ngay lập tức phải chuyển những người bị thương sang xe thứ ba. Đôi khi, phải mất hàng chục tiếng đồng hồ, mà chỉ đi được có 50 km».

Những người bị thương nhẹ sẽ được tiếp đón tại « Nhà thanh niên ». Ở đó, chỉ có vài tấm đệm, một cái bếp, « đủ để băng bó bằng gạc ». Còn các trường hợp nặng hơn sẽ được chuyển đến bệnh viện Médenine, cách ngôi làng này 3 giờ đường. Điều trớ trêu là, tại bệnh viện này, không những họ tiếp nhận những người bị thương của phe nổi dậy, mà ở đó người ta còn thấy cả những người bị thương của chính quyền Kadhafi.

Khó khăn lớn nhất tại các bệnh viện chính là việc thiếu thuốc giảm đau. Libération mô tả trường hợp của Mohamed, bị thương nơi cánh tay phải, bác sĩ phẫu thuật cho biết, khi gắp viên đạn ra, ông không có thuốc giảm đau, chỉ cho có một liều gluco mà thôi. Mohamed khi ấy chỉ biết cắn môi và nhắm mắt chịu đau.

Tuy vậy, điều đó cũng không làm nản lòng những người nổi dậy. Hussein, bạn đồng hành cùng Mohamed, tuyên bố: « Tôi phải trở lại mặt trận với xe cứu thương buổi tối ». Chiếc xe cứu thương lại hướng về biên giới với Tunisia, chở đầy nhu yếu phẩm và thuốc men. Khi nó đi được khoảng 500m, bất thình lình nó rẽ về hướng sa mạc và lao thật nhanh, làm bụi tung mù lên trong thung lũng đá vôi. Thẳng hướng đến Zintan.

Khi được hỏi quân chính phủ có thể cầm cự được trong bao lâu, Hussein cười và nói : "Tuần rồi, chúng tôi có bắt giam được một đại tá của Kadhafi. Theo anh ta, Kadhafi nói rằng muốn gạt bỏ thành phố này ra khỏi bản đồ". Ông khẳng định, "Nếu như liên quân không kích 15 xe tăng của Kadhafi đang bao vây thành phố Zintan, thì chúng tôi sẽ nhanh chóng đặt chân lên Tripoli. Nó chỉ cách đây có 170 cây số thôi".

Thảm họa hạt nhân tại Fukushima, Tepco cầu cứu các chuyên gia Pháp

Thảm họa hạt nhân tại Fukushima tiếp tục chiếm các trang báo Pháp ngày hôm nay. Liberation cho rằng « Hạt nhân, lời kêu cứu chậm trễ của Nhật Bản ». Trong khi đó, trên trang nhất tờ Le Figaro đăng tít « Fukushima : Nhật Bản kêu gọi sự giúp đỡ các chuyên gia Pháp ».

Trên báo Le Monde, các tác giả dành riêng trang 4, trong mục Hành tinh, mô tả sự bế tắc của Tập đoàn khai thác điện hạt nhân Nhật Tepco trong việc xử lý thảm họa hạt nhân đang diễn ra. Mở đầu bài báo, tác giả đã đặt ra hàng loạt các câu hỏi : « Liệu có còn hy vọng ổn định được tình hình tại Fukushima, để dần dần lấy lại kiểm soát nhà máy và hạn chế tầm ảnh hưởng của thảm họa hay không ? Hay đã quá trễ để dập tắt nguy cơ thảm họa ? Mỗi ngày trôi qua, người ta lại nhận thấy thêm sự bất lực của Tepco ».

Trước việc tình thế ngày càng trở nên trầm trọng, Tepco hôm qua đã chính thức lên tiếng yêu cầu sự giúp đỡ kỹ thuật từ Tập đoàn AREVA (Pháp), trong khi trước đây Tepco đã từng một lần từ chối nhận kiện hàng dụng cụ của Pháp, trong đó bao gồm các rôbốt can thiệp do Tập đoàn điện lực Pháp EDF, Tập đoàn năng lượng hạt nhân Areva và Uỷ ban chế tạo năng lượng nguyên tử.

Sự bất lực trong việc quản lý thảm họa được thấy rõ nhất, khi mà chủ nhật vừa qua, Tepco cho thông báo nước tích tụ trong bộ phận tuốc-bin của lò số 2 có nồng độ phóng xạ một triệu lần cao hơn mức bình thường. Để rồi hôm sau, chính Tepco lại nhìn nhận là đã nhầm lẫn và cho biết con số chính xác là 100.000 lần cao hơn mức bình thường. Tuy nhiên, dù sao đi nữa, con số này cũng là quá lớn. Chính quyền Nhật Bản đã chỉ trích mạnh mẽ, cho rằng đó một nhầm lẫn không thể nào chấp nhận được. Người ta còn chỉ trích Tepco đã phớt lờ những lời cảnh báo sóng thần của các nhà địa chất Nhật hồi năm rồi. Những người này đã từng nhắc nhở Tepco rằng : sóng thần năm 1896 cao 38m và năm 1933 là 29m. Tuy nhiên, Tepco chỉ cho xây bờ tường chắn sóng bảo vệ nhà máy cao 5,5m mà thôi. Họ lập luận rằng, đã tham chiếu đợt sóng thần tại Chilê năm 1956.

Le Monde trích dẫn nhận định của phát ngôn viên chính phủ, theo đó, việc nồng độ phóng xạ cao đo được trong nước chảy lan tràn trong tòa nhà của lò phản ứng số 2 có lẽ do các thanh nhiên liệu bị nóng chảy và đã tiếp xúc với nước dùng để làm hạ nhiệt lò phản ứng.

Không những thế, tại lò số 3 tình hình cũng không kém phần bấp bênh. Có khả năng các thùng chứa thanh nhiên liệu cũng bị hư hại nặng. Còn tại lò số 1, thanh nhiên liệu đã bị hư hỏng hoàn toàn. Không những Tepco phải đối phó cấp bách trong việc vận hành lại hệ thống làm lạnh, họ còn phải tìm cách thải nước đã bị nhiễm xạ cực mạnh được tích tụ trong các tuốc-bin.

Ông Thierry Charles, giám đốc lò phản ứng hạt nhân Viện bảo vệ phóng xạ và an toàn hạt nhân (IRSN) bình luận : « Bây giờ cần phải tìm cách chặn không cho nó lan rộng ra, những người khắc phục đứng giữa hai mệnh lệnh đối nghịch, một bên là sự cần thiết phải dùng nước làm nguội các lò phản ứng và bên kia là đòi hỏi không nên đổ thêm nước chứa phóng xạ ra biển ».

Cuối cùng, Figaro và Le Monde cùng đi đến kết luận thông qua lời thú nhận của phó Chủ tịch tập đoàn Tepco, ông Sakae Muto : « Hiện nay, chúng tôi chưa biết lịch trình cụ thể cho phép chúng tôi nói, trong bao nhiêu tháng hay bao nhiêu năm nữa, khủng hoảng sẽ chấm dứt »

Chính trường Pháp sau cuộc bầu cử hội đồng tỉnh

Kết quả bầu cử Hội đồng tỉnh tại Pháp đang là những đề tài nóng trên các trang báo Pháp ngày hôm nay, khi mà chỉ còn 13 tháng nữa sẽ diễn ra bầu cử tổng thống năm 2012.

Ngay khi kết quả bầu cử được công bố chính thức, trang nhất các báo Pháp hôm nay nhất loạt đăng phản ứng của các đảng.

Trên trang nhất của nhật báo Le Monde chạy hàng tít « Bầu cử Hội đồng tỉnh : điểm xuất phát tồi tệ của đảng UMP cho năm 2012 ». Trong khi đó, đứng trước thất bại của cuộc bầu cử Hội đồng tỉnh này, theo thông tin trên trang nhất của Le Figaro, tổng thống « Sarkozy kêu gọi UMP đoàn kết », đồng thời đề nghị phải thận trọng với những người theo ông là nguy hiểm cho toàn thể đảng UMP. Ông muốn ám chỉ đến những người theo đảng cấp tiến của Jean-Louis Borloo và những người theo cánh trung hữu.

Trên trang nhất, tờ La Croix với hàng tít « Nghi ngờ đường lối chiến lược trong lòng nội bộ », cho thấy, bất chấp lời kêu gọi đoàn kết, nội bộ đảng cầm quyền cũng không tránh được bất đồng chính kiến.

Cùng ý kiến với La Croix, tờ Libération ghi nhận « Mặt trận Quốc gia – Tính thế tục, những xung đột trong cánh hữu» (FN - Laicité. ça bastonne à droite). Không những thế, trong trang 2, tờ báo còn cho biết rõ thêm nội bộ UMP đang xung đột qua việc lãnh đạo đảng UMP, ông Copé, liên tục chỉ trích thủ tướng François Fillon.

Cuối cùng, tờ L’Humanité dành hẳn trang nhất với ảnh biếm họa Nicolas Sarkozy, hai tay chấp sau lưng, khuôn mặt buồn bã, bên cạnh đó là tiêu đề « Sarkozy áp đặt sự im lặng trong hàng ngũ đảng ».

NATO chính thức nắm quyền chỉ huy toàn bộ các chiến dịch ở Libya

Anders Fogh Rasmussen, Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO (Reuters)
Anders Fogh Rasmussen, Tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương NATO (Reuters)
Thanh Phương

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen vừa thông báo là kể từ 6 giờ sáng, giờ quốc tế hôm nay, khối NATO đã nắm quyền chỉ huy toàn bộ các chiến dịch của quốc tế ở Libya. Ông tuyên bố : "Liên minh Bắc Đại Tây Dương có đủ phương tiện để thực hiện những công tác trong khuôn khổ chiến dịch mang tên « Đoàn kết bảo vệ », nhằm bảo đảm tôn trọng lệnh cấm vận vũ khí và vùng cấm bay, bảo vệ thường dân và các trung tâm đô thị".

Như vậy là kể từ nay, khối NATO sẽ tiến hành các cuộc không kích vào Libya, cho tới nay do liên quân quốc tế, đứng đầu là Pháp, Anh, Mỹ, đảm trách. Các chiến dịch của NATO đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Charles Bouchard, người Canada, từ bộ tư lệnh đặt ở Napoli, Ý.

Trong bản thông cáo, tổng thư ký khối NATO nhấn mạnh chính là theo sự ủy nhiệm của nghị quyết 1973 của Liên hiệp quốc mà Liên minh tập trung vào việc bảo vệ thường dân chống các cuộc tấn công của quân Kadhafi. Một số nước thành viên NATO như Bỉ, Pháp, Canada, Đan Mạch và Anh quốc cho rằng nghị quyết nói trên cho phép oanh tạc vào các lực lượng Kadhafi đe doạ thường dân. Nhưng một số nước khác như Thổ Nhĩ Kỳ và Hà Lan thì không cho phép máy bay của họ tham gia oanh tạc.

Với việc chuyển giao quyền chỉ huy cho khối NATO, như vậy là Hoa Kỳ không còn đứng ở tuyến đầu nữa, theo như ý muốn của tổng thống Barack Obama, vốn vẫn ngại để nước Mỹ bị lôi kéo vào một chiến dịch quân sự tốn kém mới, trong khi đang phải tập trung cho Afghanistan. Ấy là chưa kể tình hình Irak chưa thật sự ổn định.

Các nước châu Âu hiện có đủ phi cơ để oanh tạc vào quân Libya, mà vẫn có thể thi hành các công tác khác do khối NATO đảm trách như bảo đảm tôn trọng vùng cấm bay và kiểm soát lệnh cấm vận vũ khí.

Tổng thư ký NATO Rasmussen hôm nay tuyên bố là khối này chống lại việc trang bị vũ khí cho phe nổi dậy, vì họ chỉ can thiệp quân sự để « bảo vệ nhân dân Libya » mà thôi.

Về tình hình chiến sự, các trận giao tranh đã nổ ra sáng hôm nay chung quanh khu dầu hỏa Brega, cách Tripoli 800 km về phía Đông. Xin nhắc lại là hôm qua, lực lượng trung thành với Kadhafi đã chiếm lại cảng dầu hỏa Ras Lanouf từ tay phe nổi dậy.

Chiến đấu cơ Bỉ oanh tạc các mục tiêu Libya

Bộ quốc phòng Bỉ đã công bố đoạn video quay cảnh sứ mệnh ném bom đầu tiên của các chiến đấu cơ F16 Bỉ nhằm vào các mục tiêu tại Libya. >> Hé lộ video chiến đấu cơ Anh không kích Libya

Theo Bộ quốc phòng, vụ không kích được thực hiện hôm 27/3 và nhằm vào nhà chứa máy bay của một sân bay cũng như một máy bay chiến đấu thuộc lực lượng trung thành với nhà lãnh đạo Libya Gadhafi.

Đoạn video cho thấy chiếc chiến đấu cơ của Libya, một chiếc Sukhoi 2, đã phát nổ dữ dội. Bộ quốc phòng nói nó bị tấn công khi đã được nạp đầy nhiên liệu và sẵn sàng cất cánh.

Bỉ là một phần của liên minh gồm các thành viên NATO và một số quốc gia Ả-rập thực hiện các cuộc không kích nhằm vào mục tiêu của chính phủ Libya theo một nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm bảo vệ các dân thường chống lại nhà lãnh đạo Gadhafi.

Việt Nam: Vụ bé gái 13 tuổi bị một người có chức quyền hãm hại dã man

Muốn giở trò đồi bại với bé gái 13 tuổi nhưng bị kháng cự quyết liệt, người đàn ông nhẫn tâm quăng bé vào đống rơm đang cháy. Vụ án xảy ra đã hơn một năm, cháu bé vẫn sống trong đau đớn nhưng hung thủ thì vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật.

Sàm sỡ không được thì đốt

Cho đến bây giờ, cháu Ngô Thị Hiệp (14 tuổi, ngụ ấp Võ Văn Be, xã Vĩnh Bửu, huyện Tân Hưng, Long An) vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về cái ngày bị ông hàng xóm đốt cháy.

Trong vẻ đau đớn, cháu Hiệp kể: Trưa ngày 22/3/2010, cháu đến trường bằng chân không. Ngại không có dép, chúng bạn sẽ cười nên Hiệp chạy đến nhà cô ruột ở gần trường mượn dép. Trở lại lớp, Hiệp sực nhớ đứa em ba tuổi ở nhà không có ai trông nên phải quay về nhà coi em giúp ba mẹ đang gặt ngoài đồng. Hiệp chọn con đường ruộng để về cho gần.

h%201.jpg
Toàn thân cháu Hiệp đến nay vẫn còn chằng chịt những vết thương đau đớn
Trên đường băng qua đồng để về nhà, Hiệp bị ông N.V.H (59 tuổi, ngụ cùng ấp) khi đó đang đốt rạ trên thửa ruộng bắt lại và giở trò sàm sỡ. Quá hoảng sợ, năn nỉ nhưng ông H. không buông tha, cháu Hiệp cố vùng vẫy để thoát thân. Sau một hồi “vờn” mãi mà bé gái không đáp ứng cơn dục vọng, ông H. tức giận đẩy Hiệp vào đống rơm đang cháy. Cháu Hiệp lồm cồm bò dậy, thoát ra khỏi đống lửa nhưng lại bị ông H. tiếp tục ấn vào đống lửa. Sau đó người đàn ông này dửng dưng bỏ đi, bỏ mặc cháu bé vẫy vùng trong đống rơm ngùn ngụt bốc cháy.

Cháu bé như “ngọn đuốc sống” cố nhoài người ra khỏi đống lửa, trườn xuống mương nước bên cạnh để tự dập lửa và giải thoát cho mình. Ông Ngô Văn Tâm, cha của Hiệp kể lại: “Lúc đó, tôi đang cắt lúa mướn trên đồng thì thấy một hình hài bé xíu, quần áo cháy đen, cố sức bò ra khỏi đống rơm đang cháy phừng phừng giữa ánh nắng chói chang của mùa khô. Thấy vậy, tôi chạy tới để giúp thì nghe tiếng con gái mình thốt lên yếu ớt: “Ba ơi. Cứu con!”.

Ngay sau đó, ông Tâm và bà con xóm làng nhanh chóng đưa cháu Hiệp đến Bệnh viện Trường Xuân (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) cấp cứu. Do toàn thân bị bỏng nặng nên Hiệp được chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) điều trị. Dù được các bác sĩ chữa trị tận tình nhưng nhiều nơi trên cơ thể cháu Hiệp đã biến dạng.

Nguy cơ “chìm xuồng” vụ án

Dù trong lúc nguy kịch nhất, cháu Ngô Thị Hiệp vẫn luôn nhắc tên ông N.V.H chính là kẻ đã hãm hại và đốt cháy cháu. Hiệp cho biết: “Cháu quyết sống để vạch mặt hung thủ là ông H. Ông ấy phải đền tội”. Hiện tại, cháu Hiệp bị bỏng cấp độ II, III 47,5%. Sau nhiều lần được phẫu thuật cắt lọc vết bỏng nhưng toàn thân cháu Hiệp vẫn sần sùi bởi những vết thương đỏ tấy.

Chị Võ Thị Cúc (mẹ cháu Hiệp) kể, hôm xảy ra sự việc, gia đình có đến công an xã trình báo thì vài ngày sau, gia đình mới nhận được phản hồi qua điện thoại “Khi nào bé khỏe thì sẽ giải quyết”. Một tuần sau, công an huyện Tân Hưng rồi công an tỉnh Long An mới trực tiếp đến bệnh viện lấy lời khai của bị hại. Lần nào cháu Hiệp cũng khẳng định chính ông N.V.H là người sàm sỡ và 2 lần quăng cháu vào đống rơm đang cháy.
63bh%202.jpg
Bé gái 14 tuổi đang phải hứng chịu những di chứng nặng nề
Ttừ khi xảy ra vụ án đến nay đã hơn 1 năm nhưng cơ quan điều tra vẫn không ra quyết định khởi tố bị can. Kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Trong khi đó, gia đình bị hại lại sống trong cảnh bị cô lập và lo sợ bị trả thù. “Sự việc bị chậm là do nhà ông H. có nhiều người làm ở xã. Khi tôi nộp đơn tố cáo, họ luôn gây khó dễ. Không biết đến khi nào kẻ đang tâm giết con tôi mới được đưa ra ánh sáng pháp luật”, ông Tâm, cha cháu Hiệp, bức xúc nói.

Luật sư Nguyễn Thị Hồng Liên - Đoàn luật sư TPHCM, hiện công tác tại Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam - đã nhận lời bào chữa miễn phí cho cháu Hiền. “Nếu đúng như những gì Hiệp và gia đình đã khai thì đây là vụ án xâm phạm quyền lợi trẻ em rất nghiêm trọng, có dấu hiệu của hành vi giết người. Việc cơ quan điều tra vì một lý do nào đó kéo dài vụ án sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bị hại. Do đó, rất cần thiết phải làm sáng tỏ vụ việc để kẻ có tội lãnh những hình phạt thích đáng”, luật sư Hồng Liên cho biết.

Nguồn : http://dantri.com.vn/c25/s170-469142/dau-hieu-chim-xuong-vu-be-gai-13-tuoi-bi-ham-hai-da-man.htm

Gadhafi cảnh báo “chiến tranh Hồi giáo và Thiên Chúa giáo”

Moammar Gadhafi hôm nay cảnh báo lực lượng liên minh “có thể tạo nên một cuộc chiến tranh không kiểm soát được giữa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo”, cùng lúc Mỹ cho rằng liên quân “đã đập tan 25% sức mạnh” của lực lượng ủng hộ chính phủ Libya.

104.LI.jpg
Lực lượng trung thành với ông Gadhafi hôm nay đã đẩy lùi phe nổi dậy tại thị trấn dầu mỏ Brega

Trong một tuyên bố đọc trên truyền hình nhà nước, ông Gadhafi khẳng định các cường quốc phương Tây “đã bắt đầu những việc nguy hiểm có thể không kiểm soát được”.

Tuyên bố trên được đưa ra cùng ngày NATO chính thức đảm nhận toàn bộ quyền chỉ huy những hoạt động của không quân trên bầu trời Libya từ phía Mỹ, và tư lệnh NATO cảnh báo lực lượng của chính phủ Libya “đã lầm khi tiếp tục tấn công thường dân”.

Thượng tướng Charles Bouchard của Canada nói NATO điều động hơn 100 máy bay và hơn 10 tàu khu trục trong các cuộc hành quân, với hơn 90 chuyến bay vào ngày hôm nay.

Tư lệnh NATO cũng nói sẽ điều tra về cáo buộc của Vatican là cuộc không kích vào Tripoli cuối ngày 30/2 làm ít nhất 40 thường dân thiệt mạng.

Lực lượng trung thành với ông Gadhafi hôm nay đã đẩy lùi phe nổi dậy tại thị trấn dầu mỏ Brega. Tin tức phương Tây cho biết những trận giao tranh dữ dội xảy ra gần Brega sau khi các lực lượng thân Gadhafi đạt được tiến bộ tại Ras Lanuf, một thị trấn để tiến sang miền tây nước này.

Trong khi đó, các chỉ huy quân đội Mỹ cho rằng lực lượng của đại tá Gadhafi “không phải đang ở thế gây nguy hiểm” nữa và các cuộc không kích của liên quân đã “đập tan 25% sức mạnh” của lực lượng này.

Còn Ngoại trưởng Anh William Hague lên tiếng việc Ngoại trưởng Libya Moussa Koussa tới Anh tuyên bố từ chức cho thấy chính phủ của lãnh đạo Libya Gadhafi “đang rạn nứt, bị áp lực, và suy sụp”.

Vẫn theo ông William Hague, Anh chưa cấp cho ông Koussa quy chế miễn trừ ngoại giao khỏi bị cơ quan công tố Anh hay quốc tế truy tố và rằng ông Koussa tự động bày tỏ quan điểm với giới chức Anh một cách tự nguyện. Có cáo giác nói Ngoại trưởng Libya có dính líu tới vụ đánh bom chuyến bay Pan Am 103 ở Lockerbie thuộc Scotland hồi năm 1988, khiến 270 người thiệt mạng.

Trước đó, một phát ngôn nhân của chính phủ Libya bác bỏ tin cho rằng Ngoại trưởng của họ đã đào tẩu, đồng thời khẳng định ông Koussa tới Anh trong một sứ mạng ngoại giao.

Bộ trưởng Tư pháp và Bộ trưởng Nội vụ Libya đã từ chức ở giai đoạn đầu khi mới xảy ra giao tranh và gia nhập lực lượng nổi dậy chiến đấu ở miền đông Libya.
1.jpg
Quân nổi dậy đang bị quân chính phủ đẩy lùi.

Biếm họa HatKa

Báo lề phải, báo lề trái


Biếm họa HatKa

Sĩ phu và thời cuộc


Biếm họa HatKa

Vinashin: chỗ rửa tiền

Vi Anh – Vụ Vinashin làm tiêu tan hơn 4 tỷ 4 Đô la, ở một mức độ nào đó là một vụ rửa tiền công ra tư nói theo kiểu bây giờ, hay một vụ “dĩ công vi tư”, lấy của công làm của tư nói theo xưa. Vì vậy mà Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN phải bất chấp hiến pháp, luật pháp, công luận ra một quyết định mà một chế độ độc tài dù chuyên chính thế mấy cũng không dám làm.

Thế mà Bộ Chính trị Đảng CSVN làm tỉnh bơ, ra quyết định sẽ không xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân trong chính phủ có liên quan đến những sai phạm của Vinashin.

Nên Ông Hà văn Thịnh, một giáo sư ở Đại Học Huế, thành phố cổ kính, tĩnh lặng cũng phải “kêu lên một tiếng cho dài kẻo câm” trên Đài Á châu Tự do RFA, rằng, “Khi tôi ra ăn trộm một chiếc xe đạp ngoài đường là bị tống giam liền nhưng một trăm ngàn tỷ của dân thì chẳng ai chịu trách nhiệm cả.”

Rất đúng, không hề sai. Sai phạm của Vinashin lớn lắm, đúng ra phải gọi là trọng tội của siêu tập đoàn kinh tế quốc doanh lớn và mạnh nhứt của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Thất bại của Tập đoàn Vinashin không những là thất bại kinh tế, tài chánh mà là một thất bại chánh trị của Đảng Nhà Nước CS Hà nội. Hậu quả vụ Vianshin có thể làm chìm cơ chế kinh tế quốc doanh mà Đảng vẫn coi là “chủ đạo”, xương sống, và định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Vinashin của Đảng Nhà Nước CS Việt Nam suýt vỡ nợ, thiếu ngoại quốc 4 tỷ 4 Đô la, tương đương với 4.5% tổng sản lượng nội địa VN, nợ đáo hạn tiền lời 60 triệu Đô là mà không có tiền để trả, làm cho Việt Nam mất nhiều uy tín kinh tế tài chánh. Nhựt báo lớn của Pháp Le Monde mô tả “Tập đoàn Vinashin, con tàu khổng lồ đang bị ngập nước”.

Về con người và tổ chức, Thủ Tướng chánh phủ vừa là người “chỉ đạo” cách làm “ kinh tế” kinh thế, vừa là người bổ nhiệm các giới chức, vừa là người đứng đầu ngành quản trị và điều hành của tập đoàn đại công ty quốc doanh này.

Về vốn, nội số tiền Vinashin gọi là lổ thôi đã lên tới 4 tỷ 4 Đô la, tương đương hàng ngàn tỷ Đồng VN. Ngành nào tưởng “có ăn” thì với thế thần của Thủ Tướng Dũng là Vinashin nhảy xen vào và loại đối thủ đối tác “đi chỗ khác chơi”, nói theo kiều Ông Dũng gốc Nam kỳ Cà mau. Vinashin nở phình ra như con ểnh ương về bản lãnh kinh doanh mà muốn thành con bò ngốn Đô la như ngốn cỏ. Với 200 công ty con làm kinh tế thật là kinh thế, từ nhiệt điện, thủy điện, xi măng, thép, bảo hiểm, du lịch,nghỉ mát, triển lãm, v.v, cái gì cũng có Vinashin. Trên cõi ta bà thế giới này chưa có một công ty nào “vĩ đại” như vậy.

Về vay ngân hàng trong nước,nhờ TT Dũng, Vinashin không những được ưu đãi mà còn như ông chủ ngân hàng, vay vốn ngân hàng dễ như móc cái khăn tay ra khỏi túi. TT Dũng còn nhơn danh quốc gia VN bảo kê cho Vinashin bán trái phiếu ra ngoại quốc lấy 750 triệu đô la và còn yêu cầu các ngân hàng khoanh nợ cho Vinashin, những món nợ quá hạn bị chính phủ âm thầm ra lệnh làm ngơ không công khai trước dư luận khi nó sắp sụp đổ .

Về “mặt bằng sản xuất, kinh doanh” hay làm vốn hợp doanh, Vinashin muốn có đất ở đâu là có ở đó, suốt từ tỉnh địa đầu Quảng Ninh dĩ chí Cà Mau chót mũi, ở đâu Vinashin cũng được cấp đất.

Ủy ban thanh tra chính phủ cả chục lần “bó tay.com” (nói theo lớp trẻ thích computer trong nước), phải bó tay trước sư bưng bít của các giới chức của Vinashin dưới cây dù của TT Dũng. Đã có 14 lần thanh tra, đã 14 lần trình những sai phạm nhưng Vinashin cứ tỉnh bơ kinh doanh lổ báo cáo lời. Dân biểu nếu ai dám hó hé, đặt vấn đề trách nhiệm của TT Dũng trong nội vụ, thì tiếng kêu của đại biểu nhân dân như gió vào nhà trống.

Dưới con mắt của thế giới, quyết định của Bộ Chính trị Đảng CSVN sẽ không xử lý kỷ luật đối với các tập thể, cá nhân trong chính phủ có liên quan đến những sai phạm của Vinashin, là một quyết định trái đạo lý, pháp lý không thể chấp nhận được – dù trong chế độ độc tài chuyên chính, vua coi đất nước, “nhà nước là ta đây” như vua Pháp Louis 14 nói hồi thề kỷ 17.

Nhưng trong chế độ CS Hà nội đây là một chuyện bình thường, chuyện nhỏ, “xảy ra hằng ngày ở huyện” nói theo người dân quá chán CS như cơm nếp nát rồi. Bộ Chánh Trị của Đảng CSVN là cơ quan quyền lực cao nhứt, có quyền làm những chuyện động trời hơn nữa.

Xì căn đan Vinashin là đề tài các phe phái trong Đảng CS đấu đá với nhau sanh tử trong giai đọan đại hội đảng vốn là thời gian các phe phái tranh chấp chức vụ, quyền lợi kịch liệt. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị phe chống đối muốn biến thành con dê tế thần trong vụ Vinashin. Lần đầu tiên trong lịch sử của cái gọi là Quốc Hội, một vài “đại biểu nhân dân” yêu cầu Quốc hội mở cuộc điều tra và bất tín nhiệm Thủ Tướng Dũng bị suy yếu vì vụ Vinashin. Và điều đó cũng cho thấy phe chống TT Dũng muốn dùng vụ Vinashin để hạ Ông Dũng.

Hên vì Ông cũng là người sáng giá, giỏi làm ra nhiều tiền, nhiều quyền cho Đảng mà hầu hết phe bảo thủ, đổi mới, thân Tàu, thân Mỹ, bắc, trung, nam gì , tất cả đều được hưởng. Nay sau đại hội đảng, TT Dũng còn “trụ” được trong Bộ Chánh Trị, còn làm thủ tướng ít nhứt 5 năm nữa, thì phải xếp vụ đánh phá TT Dũng lại, cho yên để cùng nhau thu vém cuối đời.

Bộ Chánh trị phải cho xếp vụ Vinashin này vì không thể cho bể một chỗ rửa tiền từ ngân sách do dân đóng thuế trở thành “tư túi” cho đảng viên có chức có quyền chia chát nhau. Kỷ luật hay trừng phạt những người trong Vinashin thì phải có điều tra, phanh phui nhiều cơ quan ban ngành nhà nước biết, những người bị kỷ luật có thế tức lý khai tùm lum ra như hủ mắm thúi. Xấu cả lũ, mang tiếng cả phe, chết cả đám. Đã cùng ăn chia nhau thì phải bao che cho nhau.

Bộ Chánh trị đâu có gì phải lo. Dân thấp cổ bé miệng sẽ phải chịu, đóng thuế để trả nợ cho Vinashin. Nước sẽ phải chịu rút tài nguyên ra bán để trả vốn lời mà Vinashin khai báo là lổ./.

Vi Anh

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-66_4-172685_15-2/

Cả một thuộc địa công dân CHXHCNVN bất hợp pháp được phát hiện tại ngoại ô Moscow

Tại ngoại ô Moscow nguời ta phát hiện ra cả một trại tập trung những kiều dân bất hợp pháp từ CHXHCNVN. Gần 500 người sống và làm việc trong tòa nhà 5 tầng ven làng Mosrentghen.

Giây chuyền sản xuất bất hợp pháp được tổ chức chu đáo đến từng chi tiết: có nhà tắm, giặt, nhà ăn và các cửa hàng. Có nghĩa những người sống bất hợp pháp không cần phải ra thành phố.

Song điều quan trọng nhất là xưởng may khổng lồ. trong đó hàng ngày công dân CHXHCNVN sản xuất hàng tấn quần áo lậu, làm giả các thương hiệu nổi tiếng. Sản phẩm được đưa đến hàng trăm cửa hàng toàn quốc.

Cảnh sát đang điều tra ai là chủ sở hữu tòa nhà và ai là người tổ chức nhà máy may bất hợp pháp.


Xem video

Elizabeth Phạm & Michelle Vũ -2 Phi Công Rạng Danh Nữ Lưu Nước Viêt

Michelle Vũ -Nữ Phi Công Duy Nhất Trong Phi Đội Kỵ Binh 6- 17-Hoa Kỳ



Michelle Vũ, nữ phi công duy nhất trong phi đội kỵ binh 6-17 của Hoa Kỳ

Vừa tốt nghiệp đại học lúc 22 tuổi, tham gia lục quân Hoa Kỳ, học lái máy bay hai năm, sau đó được điều động về trung đoàn kỵ binh 17, rồi cùng đơn vị di chuyển từ Alaska sang Kuwait, rồi sang chiến trường Iraq và đang đóng quân tại căn cứ FOB Diamdback, gần Mosul.
Đó là đại úy Michelle Vũ, nữ phi công duy nhất trong 35 thành viên phi đội 6-17 CAV có nghĩa là phi đội 6, trung đoàn 17.
CAV có nghĩa là calvary kỵ binh.
Mặc dù là phái nữ, đại úy Michelle Vũ luôn cố gắng thi hành nhiệm vụ một cách chu đáo và rất tự hào là thành viên của phi đội.

Theo tờ nội san của trung đoàn kỵ binh 17 vừa phát hành, nữ đại úy gốc Việt là cư dân tại Saratoga, một thành phố gần San Jose, cho biết cô đến Iraq và hiểu tình hình cuộc chiến.

Cô cho rằng đây là một vinh dự được cùng các đồng đội chiến đấuọ và công việc của cô là phải hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Công việc của phi đội 6-17 Calvary hiện nay là tuần tra và bảo vệ bầu trời Mosul là thành phố lớn thứ nhì của Iraq, sau thủ đô Baghdad.
Loại máy bay mà đại úy Michelle Vũ lái là trực thăng OH-58 Kiowa, một loại trực thăng trinh sát trang bị nhẹ có thể bay rất thấp để yểm trợ các lực lượng dưới mặt đất và không gây tiếng ồn quá lớn.
Trong một email gởi cho gia đình mới đây, đại úy Michelle Vũ kể rằng mỗi lần bay, cô phải mặc bộ đồ bay nặng 50 pound và ngồi một chỗ, bay liên tục 6 giờ đồng hồ.
Theo một người bạn của gia đình, sở dĩ cô Michelle Vũ học lái máy bay là muốn theo nghiệp cha là một cựu phi công quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Ngay sau khi tốt nghiệp trung học Lynbrook tại San Jose vào năm 2001, cô gái Michelle đã muốn học lái máy bay, nhưng vì thương mẹ không muốn con đi xa, cô học xong cử nhân thương mại tại đại học Cal Poly San Luis Obispo, California, rồi mới gia nhập quân ngũ.
Nhưng để chuẩn bị trước, trong lúc học đại học, cô đã tham gia lực lượng trừ bị ROTC.
Cô Michelle Vũ cùng đơn vị đến Iraq vào tháng 8 /2008 và vừa được thăng cấp đại úy hồi tháng Hai vừa qua.-2009

theo Ap.news
Elizabeth Pham -Nữ Phi Công Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ

Người phụ nữ Mỹ gốc Việt, Ðại Úy Thủy Quân Lục Chiến Elizabeth Phạm, có nụ cười thật đầm ấm và cái răng khểnh duyên dáng pha lẫn cái hào hùng trong bộ quân phục đại lễ Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Trên vai người nữ quân nhân đeo cấp bậc đại úy hai gạch ngang màu bạc bóng loáng, ngực bên trái đầy những huy chương và phía trên một cánh bay màu vàng hùng dũng nổi bật, bên phải là huy chương của đơn vị.
Mái tóc cô cuốn tròn phía sau gáy, nằm gọn dưới cái mũ dành riêng cho người nữ quân nhân Sĩ Quan Phi Hành Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.

Khán già buổi nhạc hội ra vào liên tục trong mấy giờ đồng hồ, và cô vẫn nở nụ cười để chắc chắn đền đáp lại tấm thanh tình mà đông đảo đồng hương dành cho cô. Họ đến rồi đi.
Cô và phu quân tiếp đón từng người một
. Giọng nói cô thật nhẹ nhàng và lễ phép, luôn kèm theo nụ cười đầy thiện cảm.
Họ đến để ngưỡng mộ người nữ phi công anh hùng của Quân Lực Hoa Kỳ nhưng cũng để thấy tự hào rằng chính dân tộc mình có một quá khứ thật hào hùng mà đến thế hệ thứ hai vẫn tiếp tục phát huy truyền thống ấy.
Elizabeth Phạm, tên ngắn gọi là Liz, cùng phu quân đã đến với cộng đồng người Việt, thật tình cờ và đặc biệt.

Ðây là “một món nợ tâm linh mà chủ nhân không có khả năng đòi và chúng ta không đang tâm để quịt món nợ đó,” đúng như lời khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã phát biểu trên sân khấu một vài giây trước đó.
-Ðối với những sĩ quan hoa tiêu trên các phản lực cơ chiến lược như phi cơ tối tân nhất thế giới F18E/F -mà cô và phu quân đang sử dụng trong những chương trình “top top secret”
- Tất cả những sự tiếp xúc bên ngoài phạm vi quân đội và quốc phòng đều phải được cấp trên chấp thuận và phải có “briefing” tường trình tất cả khi trở về căn cứ.

Do đó, việc tham dự ngày Ðại Nhạc Hội phải được sự chấp thuận của cấp trên. Và đây cũng là một cố gắng vượt bực của cô và phu quân khi đến tham dự nhạc hội SBTN 2008
Trong bài diễn văn đọc trước hàng ngàn người hiện diện và hàng trăm ngàn khán giả của hệ thống truyền hình SBTN được trực tiếp chiếu khắp Hoa Kỳ,
Elizabeth đã minh định lập trường quốc gia và chính nghĩa của mình, cho biết rằng cô muốn đền đáp lại phần nào cho quốc gia đã bao dung ngươì Việt tỵ nạn suốt 34 năm qua

-Ngày 18 Tháng Mười Một năm 1978, khi chiếc máy bay đầu tiên F18 Model A/B bay thử lần đầu, cũng là thời điểm Elizabeth chào đời trên đất tạm dung của thân phụ cô.

Vùng Southbay ở miền Nam California còn được mệnh danh là thủ đô của các máy bay chiến đấu được sản xuất tại đây.
Tất cả có 1,458 chiếc FA-18 A/B đã được sản xuất và trị giá 41 triệu dollars cho mỗi chiếc.
Ba nhà sản xuất chính thời bấy giờ là McDonnell Douglas/Boeing và Northrop Aircraft. Mười bảy năm sau, 11/29/1995, chiếc FA-18 Model E/F bay thử lần đầu tiên, trị giá mỗi máy bay lên đến 55.2 triệu dollars.
Tính đến nay 350 máy bay loại này đã được sản xuất, và Elizabeth Phạm là một phụ nữ đầu tiên đã sử dụng loại máy bay chiến lược này.
-Từ những ngày đầu chiếc máy bay FA-18 ra đời lúc ấy, cô Elizabeth Phạm chỉ là một trẻ sơ sinh.
Phu quân của cô Elizabeth Phạm cho biết bây giờ cô không phải chỉ là một phi công bình thường mà Elizabeth Pham được vinh danh trong" Hạng những Phi công xuất chúng. ""

-Và cũng có thể cô đang sử dụng loại máy bay EA-18G -trị giá mỗi chiếc lên đến 66 triệu dollars- là loại mà tất cả gần như tàng hình (stealth) vì nằm trong chương trình “Top secret” bí mật chiến lược quốc phòng.
-Chính vì vậy nên cấp trên đã không cho phép cô thố lộ bất cứ một điều gì với bất cứ ai liên quan đến công việc của cô.

Còn chiếc máy bay hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, chiếc X-35 JSF, cô Elizabeth Phạm cũng mong muốn được sử dụng trong tương lai sắp đến.

sbtn.news

Vinh danh đại úy Elizabeth Pham


Lieutenant Elizabeth Pham the first ever female 2 fight



Đại úy phi công Elizabeth Pham


Nếu chánh quyền Mỹ năm 1989 là chánh quyền hiện nay thì cuộc tranh dấu ở Thiên An môn thành công và diệt được cái hoạ cộng sản cho nhân loại

Tháng 4 năm 1989, chủ tịch Trung hoa cộng sản, Hồ Diệu Bang qua đời. Hồ Diệu Bang là lãnh tụ có ý định cải cách, đổi mới. Lợi dụng đưa đám tang sinh viên xuống đường hô hào chống tham nhũng yêu cầu tự do báo chí.

Từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6, sinh viên, trí thức , hoạt động công nhân hàng triệu người toàn quốc xuống đường từ chỗ tranh đấu đòi diệt tham nhũng đến tự do báo chí. Một cuộc xuống đường lớn nhất trong lịch sử Trung quốc.

Trước tình thế sôi động của dân chúng mà lớp thanh niên sinh viên là lực lượng chủ động, bộ chánh trị đảng cộng sản Trung hoa chia ra hai phe. Một phe ôn hòa có khuynh hướng cải cách theo lời yêu cầu của sinh viên xuống đường, phe này có tổng bí thư Triệu tử Dương. Phe bảo thủ cứng rắn không chịu nhượng bộ, phe này có thủ tướng Lý Bằng và các lãnh tụ già nua như Đặng tiểu Bình đang là quân ủy quân đội hồng quân Trung hoa.

Sinh viên tố đích danh những tên tham nhũng trong danh sách có tên cha con Đặng tiểu Bình. Lúc bấy giờ sinh viên bảo con của Mao thì ra trận và tử trận, con Đặng tiểu Bình trốn lính và độc quyền buôn bán TV và trở thành những tên tư bản đỏ.

Đặng tiểu Bình không còn con đường nào để chọn, hoặc bản thân ông , gia đình ông nhất là đám con của ông, các đồng chí già có tên trong danh sách tham nhũng, phải chết hoặc là ông chịu tiếng tên sát nhân ngang hàng Staline, Mao trạch Đông. Và ông quyết định thẳng tay đàn áp .

Sáng ngày 4 tháng 6 năm 1989, Đặng tiểu Bình ra lệnh cho xe tăng tràn vào quảng trường Thiên an môn tàn sát sinh viên. Trên 8000 sinh viên chết tại chỗ. Thiên an môn máu chảy thành suối. Hàng mấy trăm nghìn người bị thương. Phe ôn hòa trong đảng bị thanh trừng, tổng bí thư Triệu tử Dương bị quản thúc tại gia cho đến chết.

Nhân loại lúc bấy giờ đang hi vọng nước Trung hoa sẽ là một nưóc dân chủ, hàng tỉ người Trung hoa được tự do được nhân quyền, bỗng thất vọng và kinh tởm cho sự tàn ác của đảng cộng sản Trung hoa.

Người ta ngạc nhiên nhất là chánh quyền Mỹ lúc bấy giờ giữ thái độ im lặng. Tổng thống Bush ( Bush cha ) và gia đình ngồi xem TV cảnh tàn sát sinh viên ở Thiên an môn. Sinh viên xuống đường không phải một ngày hai ngày nên tổng thống và bộ cố vấn của ông không kịp suy nghĩ, mà đến gần hai tháng. Báo chí Mỹ lên tiếng và phê phán chánh phủ nhưng tổng thống không quan tâm đến biến cố này.

Lúc bấy giờ chỉ cần lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ ủng hộ cuộc xuống đường của sinh viên thì chắc chắn phe bảo thủ trong đảng cộng sản Tàu sẽ bị thua và cứu được trên dưới mười nghìn nhân mạng lớp thanh niên và cứu hàng triệu người sau đó phải bị tù đày phải bị chết trong bí mật. Nếu lúc đó hàng không mẫu hạm của hạm đội Thái bình dương tiến gần vào bờ biển Trung hoa thì số người xuống đường không phải một hai triệu mà hàng ba bốn trăm triệu và đảng cộng sản Trung hoa chấm dứt ngay trong những ngày đó. Và nhân loại hết cái hoạ cộng sản.

Hai mươi hai năm sau vụ thảm sát Thiên an môn, thanh niên các nước Bắc Phi vùng lên đòi quyền sống đòi dân chủ lật đổ các nhà cai trị độc tài. Lập tức chánh quyền Mỹ lên tiếng ủng hộ phe nổi dậy. Những lời tuyên bố thẳng thắn rõ ràng của tổng thống Barack Obama, của ngoại trưởng Hillary Clinton làm cho tinh thần những người xuống đường phấn khởi tin tưởng. Sự thành công của phe nổi dậy ở Tunisia ở Ai cập làm hứng khởi cho thế giới tự do, cho những dân tộc đang bị áp bức. Phong trào đến Lybia gặp khó khăn vì gặp vị lãnh tụ vừa tàn bạo vừa độc tài vừa bịnh tâm thần, đại tá Gaddafi. Sự việc đến đây mới thấy thiên tài của vị tổng thống trẻ tuổi Barack Obama, và nhà ngoại giao nữ xuất sắc Hillary Clinton.

Tổng thống Barack Obama không ngồi xem TV các biến cố ở Bắc Phi như tổng thống Bush im lặng xem Tàu cộng tàn sát hàng mấy nghìn sinh viên ở Thiên an môn, cũng không vội vã bất kể dư luận các nước Âu châu xua quân đánh chiếm Iraq, Afganistan như tổng thống Bush ( Bush con ). Cả hai vị tổng thống Bush tiền nhiệm, một vị để mất cơ hội giải phóng một tỉ người khỏi ách cộng sản, cứu được hàng mười nghìn sinh mạng sinh viên, đập tan chỗ nương tựa của những nước cộng sản cuối mùa như Việt cộng Bắc Hàn Cuba và những chánh quyền độc tài độc đoán ngu si khác như Lào, Campuchia, Miến điện v..v…. , một vị bất kể Liên hiệp quốc bất kể ý kiến các cường quốc Âu châu xua quân đánh Afganistan và Iraq vin cớ giả tạo rằng nước này có vũ khí nguyên tử. Kết quả trên 5 nghìn binh sĩ Mỹ tử trận trên hàng trăm nghìn binh sĩ bị thương và tốn trên 1000 tỷ đô la Mỹ, làm kinh tế Mỹ điêu đứng, làm cho chính sách đối ngoại của Mỹ gặp rất nhiều khó khăn trở ngại.

Tổng thống Barack Obama liền vận động Liên hiệp quốc lên tiếng bảo vệ tánh mạng người dân Lybia nhất là phe chống đối. Đưa vào cái thế cường quốc Nga và Tàu không phủ quyết quyết định của Liên hiệp quốc. Kể từ khi chiến tranh Triều Tiên năm 1950 đến nay mới có được sự đồng nhất cho phép Liên hiệp quốc can thiệp vào chiến tranh một nước. Mỹ trao quyền chỉ huy quân sự cho khối NATO. Hành động cực kỳ khôn ngoan khéo léo của tổng thống Barack Obama làm cho nước Mỹ vẫn là nước lãnh đạo về tự do về nhân quyền về dân chủ trên thế giới. Làm cho nước Mỹ vẫn là ngọn đuốc soi sáng cho các dân tộc chưa được tự do dân chủ. Làm cho dân chúng Mỹ yên tâm vì con cái của họ không phải tham chiến các mặt trận cực kỳ nguy hiểm ở nước ngoài và làm tổn hao quá lớn ngân sách quốc gia. Làm cho phe đối lập trong nước không có lý do chính đáng để phê phán tổng thống. Nếu không phải là một tổng thống thiên tài không thể hành sử được toàn vẹn như thế.

Đối với các nước dân chúng theo Hồi giáo vùng lên lật đổ chánh quyền độc tài tàn ác, Hoa Kỳ còn dè dặt ủng hộ phe vùng lên vì còn sợ nhóm Hồi giáo quá khích như Al qeada, nhóm Hrzbollah, Damas…. lên nắm chánh quyền . Nhưng với những nước như Việt Nam Trung quốc Bắc Hàn Cuba khi dân chúng vùng lên lật đổ chánh quyền, tức khắc Hoa Kỳ yểm trợ không e ngại vì phe vùng lên là phe dân chủ nhân quyền là phe văn minh yêu nước yêu dân tộc là phe cùng một lý tưởng với Mỹ.

Nguyễn Liệu

Bi hài xung quanh chuyện bầu cử quốc hội Việt Nam

Chuyện ứng cử của quan chức cỡ “khủng”

Báo Kinh Tế Đô Thị đăng liên tiếp tin nhiều vị quan chức cỡ bự được cử tri tại nơi cư trú giới thiệu ứng cử đại biểu quốc hội, với sự nhất trí tuyệt đối. Ví dụ:

- Ngày 26-3-2011, hồi 18h33’ báo này đưa tin ông Hoàng Trung Hải được cử tri “có mặt” phường Láng Hạ, quận Đống Đa nhất trí giới thiệu ứng cứ đại biểu quốc hội (xem: http://ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=290897&CatId=16).

Chỉ sau 5 phút báo này đưa luôn tin ông Nguyễn Sinh Hùng cũng được 100% cử tri (có mặt) phường Trần Hưng Đạo giới thiệu như trên. Trong các ảnh minh hoạ, các cử tri răm rắp giơ tay và chú thích ảnh cũng giống hệt nhau.

baucu_01.png

- Ngày 28-3-2011, cũng báo này, chỉ cách nhau 1 phút, lại đưa tin y chang với 2 vị là Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Xuân Phúc. Xem tóm tắt ở bảng dưới.

baucu_02.png

Xin minh oan giùm báo Kinh Tế Đô Thị: Báo này chắc cũng chẳng hứng thú gì cái chuyện đưa tin các ông “kễnh” được 100% cử tri giới thiệu ra ứng cử đâu. Chẳng qua là làm cho phải phép mà thôi. Cuối bản tin, họ ghi chú rõ ràng: "Theo Chinhphu.vn" để ai muốn chửi thì chửi đúng chỗ, đừng chửi báo mà oan.

Không được dự họp, dù đủ tuổi đi bầu

Nhóm thanh niên và sinh viên chúng tôi (6 đứa) sống ở Láng Hạ (Đống Đa) vinh dự có hai ứng cử viên tầm cỡ. Chỉ có điều, cả 6 đứa chúng tôi đều không được dự buổi họp “giới thiệu người ứng cử”, mặc dù chúng tôi đã “bắn tin” tới bác tổ trưởng dân phố, với cụ “người cao tuổi” và cụ “mặt trận” phường, để đề đạt nguyện vọng. Được ông bà, cha mẹ giảng giải cho, chúng tôi đã chuẩn bị một số câu hỏi để chất vấn ứng cử viên. Nhưng đã hoàn toàn lỡ dịp.

Như vậy, đảng đã chọn rất kỹ những cử tri dự hội nghị.

Đảng coi thanh niên chúng tôi (đang chiếm 40% số cử tri cả nước) chẳng là cái cóc khô gì hết, mặc dù Đoàn TN vừa kỷ niệm 80 năm thành lập và được đảng trao huân chương Sao Vàng lần thứ hai, được ông Nguyễn Phú Trọng phát biểu tâng bốc “cánh tay phải” của đảng tới trời.

Những chân lý đơn giản, dễ hiểu, nhưng bị che dấu

Chúng tôi đem những hiểu biết của mình trao đổi với một bác (đã hưu trí vài năm), vừa mới được dự “hội nghị giới thiệu ứng cử viên”. Bác rất ngạc nhiên, bảo: Suốt cả 7 lần bác đi bầu quốc hội (nay sẽ là lần thứ 8) mà Đảng, Chính phủ, Đoàn thanh niên, Quân đội, Công đoàn, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, và nay là Hội người cao tuổi nữa – mà bác đã hoặc đang là đoàn viên, hội viên – không nơi nào nói cho bác biết những điều các cháu vừa nói với bác. Mà nó có khó hiểu gì đâu cơ chứ!

Các bạn có thấy kinh hãi cho cái chính sách ngu dân của đảng không?

Chuyện rất đơn giản, chỉ cần 15 phút giảng giải là một người bình thường có thể hiểu đầy đủ. Vậy mà đảng và mọi đoàn thể của đảng cứ cố ý che dấu, che dấu toàn dân, che dấu cả đời. Mục đích che dấu là để làm bậy.

Trong nhóm chúng tôi, có hai bạn là sinh viên năm cuối, sắp có bằng đại học rồi, ấy thế mà nếu cha mẹ không nhân dịp này giảng giải cho thì… vẫn ngu lâu.

Làng kia có 10 ngàn dân (ví dụ thế), trong đó 5 ngàn người ở tuổi lao động phải đi làm vất vả từ sáng đến tối để có tiền nuôi thân, nuôi trẻ em, cụ già và trang trải mọi chi tiêu khác. Do vắng mặt suốt ngày, dân làng phải mướn 200 vị “công bộc” (đầy tớ), trả lương cao, giao cho một số quyền… để họ phục vụ cả làng (chăm sóc trẻ, nuôi dưỡng già, nấu ăn, giặt giũ, bảo vệ, quét dọn…). Người lớn trong làng bầu chọn ra 50 người “đại diện” để thay mặt mình quản lý, sai khiến, phân công và kiểm soát đám đầy tớ này. Tất nhiên, thiên chức của họ là hết lòng vì dân, trung thành với lợi ích của dân, không bao che cho đầy tớ, nhất là không được thông đồng với đầy tớ để hại chủ nhà...

Trong số đầy tớ, có nhiều người ngay: chăm chỉ, tận tụy, thật thà, trọn phận sự và “ăn cây nào rào cây ấy”. Nhưng cũng có lắm kẻ gian: lười biếng, bớt xén, ăn cắp, lạm quyền và… “ăn cây nào phá cây ấy”. Tập thể 50 người được tin tưởng làm “đại diện dân” phải quản lý, theo dõi công việc của 200 vị đầy tớ: thúc giục, kiểm tra, khen đúng lúc, thưởng đúng công, hạch sách kịp thời, kể cả đuổi việc…

Để một học sinh cấp 2 cũng có thể hiểu, chúng ta ví von rằng: 10 ngàn dân làng được coi như toàn dân, là những ông chủ. Còn 200 công bộc được ví như hệ thống Hành Pháp, trong đó chính phủ (có thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng) là những công bộc cấp cao; dưới nữa - có chủ tịch tỉnh, giám đốc sở - là đầy tớ cấp trung… vân vân. Cuối cùng, 50 vị đại diện dân làng chính là Quốc Hội – cơ quan lập pháp và quyền lực, thay mặt ông chủ quản lý đám công bộc.

Điều tiên quyết

Đồng thời là nguyên tắc số 1 của nhà nước pháp quyền - nói lên chế độ ưu việt - là đầy tớ tuyệt đối không được phép trà trộn vào cơ quan đại diện ông chủ. Nói khác, người của hệ thống Hành Pháp cấm được lẻn vào ngồi trong Quốc Hội. Thật khó chấp nhận, một đất nước dân (làm) chủ mà trong số 50 vị đại diện dân (như nêu ở ví dụ trên) lại có dăm-bảy tên đầy tớ lọt vào. Nếu chúng chiếm tới 30 hay 50% số ghế thì cơ quan đại diện ông chủ không những sẽ thành bù nhìn mà còn “nuôi ong tay áo”. Nếu chúng lộn sòng tới 60 hay 70%, chúng sẽ bênh che cho nhau, để lạm quyền, rồi lộng quyền và lũng đoạn quốc hội. Hành vi thì thế, nhưng miệng chúng vẫn leo lẻo “trung thành, tận tụy, vô điều kiện”…

Những con số rất dễ kiểm tra: Quốc hội khoá XII có tới trên 70% số ghế bị các vị đầy tớ chiếm dụng, dưới cái tên “đại biểu kiêm nhiệm”. Dùng từ “trâng tráo” liệu có sai nhiều không?

Lần bầu cử này, bài bản cũ vẫn diễn ra

Các vị phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Thiện Nhân, Hoàng Trung Hải và bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc chính là những công bộc cấp cao. Họ rất hiểu những điều đơn giản vừa trình bầy ở trên. Chỉ cần họ có chút liêm sỉ, họ sẽ không ứng cử và sẽ từ chối nếu được đề cử. Chính do chủ trương ngu dân của đảng (họ chính là đảng viên cao cấp) cho nên toàn thể “hội nghị cử tri” ở 4 phường - ở giữa thủ đô - mà không có một cử tri nào chất vấn họ cái chuyện “lộn sòng” này.

Liệu chúng ta có thể suy ra tình hình cả nước cũng rứa hay không?

Chúng ta có thể làm gì?

- Khi nhận phiếu bầu, cứ thẳng cánh gạch tên những vị đầy tớ gian lận muốn trà trộn vào cơ quan đại diện chủ. Được không?

- Cứ thẳng cánh gạch tên những vị không có chương trình và lới hứa khi ra ứng cử. Được không?

- Dành ra 15 phút nói cho nhau và cho đồng bào hiểu nguyên tắc phân quyền giữa Lập Pháp và Hành Pháp (tiện thể cả Tư Pháp nữa) để mọi người áp dụng khi đi bầu. Được không?

Dẫu vậy, chúng ta vẫn không thể thay đổi (dù nhỏ) kết quả bầu cử đâu. Đảng thừa sức đối phó.

Đảng đối phó thế nào?

- Đảng độc quyền thực hiện khâu đầu tiên của cuộc bầu, cụ thể là đưa những người vừa ý mình vào danh sách ứng cử, trong đó người được phép tự ứng cử chiếm tỷ lệ rất thấp. Sự gian dối được mệnh danh là “hiệp thương”. Chuyện “đảng cử, dân bầu” diễn ra từ đời ông bà, cha mẹ chúng ta rồi cơ. Do vậy, chúng ta dẫu có “gạch bỏ” lia lịa thì hầu hết người trúng cử vẫn cứ “vừa ý đảng”.

Liệu có xảy ra trường hợp đa số ứng cử viên không đạt quá bán số phiếu bầu (do vậy mà phải bầu lại) hay không?

- Điều đó ở nước ta chưa từng xảy ra. Vì đảng độc quyền luôn cả khâu cuối cùng: khâu kiểm phiếu. Kết quả kiểm phiếu ra sao, vẫn do đảng quyết định, chẳng ai có quyền kiểm tra kết quả kiểm phiếu. Đảng độc quyền tuyên bố kết quả bầu. Dẫu có kiểm phiếu bằng máy cũng vậy thôi. Hầu hết người của đảng sẽ trúng cử với tỷ lệ phiếu rất cao.

- Còn khâu giữa thì sao? Khi đã yên tâm cả Đầu Vào lẫn Đầu Ra, đảng sẽ tổ chức để cuộc bầu ầm ỹ như ngày hội (cờ, đèn, kèn, trống, loa, đài) và lùa dân đi bầu. Số người đi bầu đạt gần 100% từ nửa thế kỷ nay, ai còn lạ. Không đi bầu sẽ rầy rà với đảng, vì đảng quy định “bầu cử không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ”. Do vậy, trúng cử với gần 100% số phiếu bầu là chuyện thường. Đểu đến thế cơ chứ.

Dù sao, khi chúng ta bằng lời lẽ và hành động mà vạch ra được ý đồ đen tối (ngu dân) của đảng, đảng sẽ không thể ngoan cố mãi được. Khối đã chây bửa sẽ phải nhích.

Nhãn tiền là các ông tổng thống Tunisia và Ai Cập dù trúng cử với tỷ lệ phiếu trên 90% vẫn bị chính cử tri lật đổ hoàn toàn chưa lâu.

Lê Thanh Minh

Powered By Blogger