Monday, August 21, 2017

Từ Hèn Đến Háo Danh Đến Vô Liêm Sỉ Đến “Vô Văn Hóa”…

BBT: Bài viết dưới đây dề cập đến một người nhạc sĩ đã từng đi tù cải tạo, đã từng phản bội anh em bạn tù của mình khiến họ khốn khổ dưới đòn hành hạ của VC, đã từng tỏ ra sám hối và đi tu và trở thành tu sĩ, nhưng về sau lại tổ chức quyên tiền làm từ thiện và phô trương các nhạc phẫm tình tứ tục lụy của mình khiến lắm người phẩn nộ và đau lòng. Tuy tác giả không nêu tên người nhạc sĩ đó ra, nhưng chúng tôi đã nhận diện ra ông ấy là Vũ Thành An. Quý độc giả muốn biết quá trình của Vũ Thành An vinh nhục ra sao thì hãy lên Google tìm và sẽ được giải đáp với hàng trăm tài liệu.

Từ Hèn Đến Háo Danh Đến Vô Liêm Sỉ Đến “Vô Văn Hóa”…
AuthorHuỳnh Quốc BìnhPosted on: 2017-08-21
… rong tận cùng của sự khốn nạn cuộc đời, người ta vẫn có quyền chọn lựa cho thái độ anh hùng hay hèn hạ. Anh nhạc sĩ này đã tình nguyện chọn từ hèn, đến háo danh, đến vô liêm sỉ, đến “vô văn hóa”…
Những ai còn trăn trở và quan tâm đến sự sống còn của đất nước và dân tộc VN… Thì không dễ dàng chấp nhận cho những ca nhạc sĩ nào “hồ hởi” trở về Việt Nam trình diễn trong những buổi ca hát cho bọn VC và đám tư bản đỏ nghe. Những buổi họp mặt có tính cách vui chơi đó đã được diễn ra trong tiếng rên siết của đồng bào vô tội ngày đêm bị VC đàn áp và trắng trợn cướp giật tài sản của họ. Anh nhạc sĩ có những bản nhạc tình theo kiểu “không tên” mà tôi từng có thời gian hiệp tác với anh trong một đài phát thanh Việt Nam tại Oregon, nay lại về VN ra mắt sách và hát để kể về những chuyện tình “không tên” thì tôi không thể im lặng.
Sở dĩ tôi cần kể dài dòng như thế để thấy rằng tôi không phải là người thiếu độ lượng khi mà hầu hết những cựu tù nhân chính trị Việt Nam từng bị VC giam cầm nhiều năm trong nhà tù khổ sai của VC sau 30-4-75 đều quả quyết rằng ở trong tù anh nhạc sĩ “không tên” này đã đầu hàng giặc cộng, anh ta viết nhạc ca ngợi đảng VC, anh ta đã tình nguyện làm điềm chỉ để hại anh em phía Quốc Gia của mình đang ở tù VC… Đúng hay sai tôi không biết, cho nên tôi không thể bênh vực anh ta hay lên án anh ta về những điều mình không trực tiếp kinh nghiệm. Thời gian trước, có vài vị tù nhân chính trị đã tỏ ra giận tôi hay bất mãn tôi chỉ vì họ cho rằng tôi quá dễ tính, hài hòa với một người mà họ xem như kẻ thù, bởi họ cho rằng đó là thằng hèn, một kẻ háo danh, một tên vô liêm sỉ, một thằng buôn thần bán thánh…
Bây giờ ngồi nghĩ lại tôi mới thấy mình quá dễ tính với một người mà đáng lẽ mình cần phải xa lánh và những người tỏ ra giận mình hay trách móc mình trước đây cũng không phải là quá đáng. Họ là những người từng bỏ phiếu tín nhiệm mình vào trách vụ đại diện họ tại Tiểu Bang Oregon mà mình lại dễ dãi vói kẻ thù của họ. Qua bài viết này người viết xin gởi một lời tạ lỗi đối với những ai từng là nạn nhân của anh nhạc sĩ này và những ai từng trách tôi đã không cùng họ tẩy chay anh ta.
Xin quý độc giả cho tôi được “tự bào chữa” cho sự dễ tính của mình. Tôi mắc vào khuyết điểm này là vì các Cụ ngày xưa thường nói “đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại” hoặc “không ai đánh người dưới ngựa”. Đó là chưa kể đến lời dạy của Thánh Kinh mà tôi cố gắng tuân thủ, tức là mình phải biết “yêu thương, nhịn nhục, nhân từ…”. Thì Đức Phật cũng dạy về lòng “từ bi, hỉ xả” cần có của con người nữa mà. Tất cả những triết lý sống tốt lành đó hay lời khuyến cáo của Thiên Chúa hoặc của Đức Phật về tình yêu thương và tư bi hỉ xả thì không sai… Nhưng tôi trách mình đã áp dụng không đúng người và không đúng chỗ, nhất là với một nhạc sĩ có ăn học đàng hoàng nhưng nhiều người có bằng chứng anh ta là tên bất xứng.
Như tôi đã từng bày tỏ về lập trường chống cộng “tới chiều” của Ông Thân sinh ra tôi. Nếu ngày nay ông Cụ mà còn sống, thế nào tôi cũng bị Người la rầy hay tránh mắng vì tôi đã quá dễ dãi hay quá dại khi tôi ít nhiều đã có sự ủng hộ gián tiếp đối với một người có những việc làm nguy hại cho người Quốc Gia khi họ bị sa cơ sau ngày 30-4-75… Vì tôi tin rằng một người cho dù trong quá khứ người ta từng có những việc làm hèn hạ đi nữa thì mình cũng cần cho người ta một cơ hội phục thiện hay “làm lại cuộc đời”. Bây giờ tôi mới thấy rằng mình hết sức sai lầm, bởi người ta có thể cầu nguyện cho người phạm lỗi biết ăn năn, sám hối, chứ không ai có thể cầu nguyện cho bọn ma quỷ có thể làm những điều lành của “thiên sứ”.
Kể từ cuối tháng 7 năm 2017 cho đến nay báo chí trong nước đã loan tin với nhiều hình ảnh cho thấy anh nhạc sĩ từng sáng tác mấy mươi bài tình ca theo kiểu “không tên” đã về Việt Nam chu du nhiều nơi để kể những chuyện tình không tên. Lần này đương sự về VN ra mắt sách chia sẻ cảm hứng sáng tác và những giai nhân trong các “Bài không tên” của đương sự. Họ cho biết rằng:
Nhạc sĩ nổi tiếng với 50 bài không tên, được sáng tác từ năm 1965. Và người hâm mộ thường đặt câu hỏi về những “bóng hồng” trong các bài hát của ông, tuy nhiên, nhạc sĩ luôn né tránh. Ở tuổi ngoài 70, nhạc sĩ quyết định chia sẻ câu chuyện phía sau từng ca khúc dưới hình thức thư tình. Ông tâm sự, ông đặt tên các tình khúc và cuốn sách là “Không tên” vì muốn giấu danh tính bạn gái. Với ông, đó là những bí mật mà “đôi khi đem công bố không khéo lại là một điều xúc phạm”. Nhạc sĩ không muốn câu chuyện của ông làm xáo trộn hạnh phúc của người cũ. Vì thế, ông chỉ gọi họ là “em”, xưng “anh”. (hết trích)
Anh nhạc sĩ này đã về VN nhiều lần để làm “việc thiện” qua những nhiều năm quyên góp tài chánh từ phía người Việt tỵ nạn VC tại hải ngoại. Lần này thì đương sự đã quay về Việt Nam để làm văn nghệ trong thời điểm những người VN còn có lòng với đất nước và dân tộc VN đã và đang buồn lo về hiểm họa mất nước vào tay bọn Trung Cộng và nhất là các tôn giáo đang bị VC đàn áp thật tàn độc. Tôi không tin rằng đương sự cần kiếm tiền trong chuyến về VN lần này, bởi Hội Từ Thiện do đương sự lập ra chắc đã có nhiều tiền lắm rồi. Hãy xem những quảng cáo của đương sự để đừng nghĩ đơn giản rằng đương sự về VN chỉ hát kiếm tiền, mà điều đó có thể làm cho người ta nghĩ rằng đương sự còn có một “sứ mạng”!
Nếu đương sự không về VN để làm “sống lại” những bài “không tên” của đương sự hay đánh bóng cho thứ tự do giả tạo tại VN thì tôi đã không viết bài này. Hành động của một anh khoác áo nhà tu mà còn cố tình gợi lại những lời lẽ tàn độc qua những dòng nhạc do mình sáng tác thời trai trẻ, thì nếu không gọi là nhẫn tâm thì là gì? Nếu đương sự có háo danh thì chọn con đường khác chứ tại sao lại “giết người không gươm đao” trong vị trí của một tu sĩ đã từng tuyên bố ngày nay chỉ muốn sáng tác ca ngợi Chúa?
Có người trong nước đã lăng-xê nhạc phẩm “Bài không tên ” sau chót rằng nó là một bài hát chất chứa đầy tâm trạng rất thật của một chuyện tình buồn”. Tôi không mất thì giờ để phản bác lời giới thiệu này nhưng tôi thấy cần nói rõ tâm địa ác độc và thật tồi bại của tác giả bài hát. Đương sự là một người có ăn học, nay đã trở thành “tu sĩ” mà lại hết sức vô liêm sỉ. Chắc chắn chuyện tình tan vở nào cũng buồn nhưng có lẽ không người đàn ông con trai nào lại tàn nhẫn và vô liêm sỉ đến độ người yêu mình đã đi lấy chồng rồi mà mình còn không để người ta yên. Đừng nói tôi quá lời, mà hãy đọc một đoạn trong nhạc phẩm nêu trên để thấy tâm địa đê tiện của một người làm văn hóa mà “vô văn hóa”. Chắc ai cũng nhớ câu Ca Dao: “yêu em anh để trong lòng”. Mặc dù văn hóa tùy thời, tuy nhiên không có thời nào dạy con người xuống cấp văn hóa và vô văn hóa giống như trong nước hiện nay.
“Này em hỡi! Con đường em đi đó. Con đường em theo đó. Sẽ đưa em sang đâu? Mưa bên chồng, có làm em khóc, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng?
Có lẽ những ai yêu thích những “bài không tên” đã dễ dãi đến độ nghe người khác hát hoặc chính mình lặp đi lặp lại lời tác giả nhắn một người con gái đã có chồng rằng “Mưa bên chồng, có làm em khóc, có làm em nhớ những khi mình mặn nồng?” Mà không thấy chột dạ hay sao? Dù cố tình hay vô ý đi nữa thì lời lẽ đó đã tố cáo cho cả nước biết rằng người con gái ấy đã từng ăn nằm với mình? Đây là điểm tôi cho rằng nó tàn nhẫn và hèn mạt của một người làm văn hóa nhưng lại “vô văn hóa” như đã nói.
Xin đừng ai nghĩ rằng tôi có điều gì ganh hay ghét đương sự hoặc vì chuyện cá nhân, mà quý độc giả thử tưởng tượng nếu người thân của anh ta chẳng may rơi vào hoàn cảnh đó và một tên nhạc sĩ khốn nạn nào đó làm như thế thì họ sẽ nghĩ sao?
Đối với một người từ hèn, đến háo danh, đến vô liêm sỉ, đến “vô văn hóa”… như thế, liệu chúng ta có nên ủng hộ anh ta, hay tiếp tay cổ vỏ cho những việc làm của anh ta trong vỏ bọc một tu sĩ hay không? Thái độ hèn và gian ác đó không chỉ dừng lại thời trai trẻ mà nó tiếp tục theo đương sự cho đến cuối đời. Có người nhận xét rằng cho dù là nhạc sĩ tài danh thì cũng vẫn là con người, cũng có những phần tối phần sáng. Tiếc rằng phần tối hèn nó lấn át cả những gì trong con người anh ta.
Thì cũng giống như ai đó đã nói, trong tận cùng của sự khốn nạn cuộc đời, người ta vẫn có quyền chọn lựa cho thái độ anh hùng hay hèn hạ. Anh nhạc sĩ này đã tình nguyện chọn từ hèn, đến háo danh, đến vô liêm sỉ, đến “vô văn hóa”…
Huỳnh Quốc Bình 

(17-8-2017)
(503) 949-8752
Email: huynhquocbinh@yahoo.com
www.huynhquocbinh.net
---------

0 comments:

Powered By Blogger