Wednesday, August 16, 2017

Dưới áp lực, Trump lên án các vụ bạo động ở Charlottesville


AuthorThanh PhươngSourceRFIPosted on: 2017-08-15


Biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc tại quảng trường Times Square, để phản đối phe cực hữu gây bạo động tại Charlottesville. Ảnh chụp ngày 13/08/2017.REUTERS/Joe Penney
Bị chỉ trích nặng nề vì đã có thái độ mập mờ sau các vụ bạo động ở Charlottesville thứ bảy tuần trước, hôm qua, 14/08/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump đã phải thay đổi giọng điệu, lên án « các vụ bạo động kỳ thị sắc tộc ». Ông khẳng định là những kẻ gây ra bạo động sẽ trả lời trước pháp luật và chỉ đích danh những người tân phát xít, đảng KKK và những người tôn vinh chủng tộc da trắng thượng đẳng.
Chỉ cách đây hai ngày, ông Trump đã từ chối lên án các nhóm tân phát xít, mà một thành viên đã đâm xe vào đoàn biểu tình chống kỳ thị chủng tộc ở bang Virginia. Thái độ mập mờ này đã khiến nhiều người phẫn nộ, kể cả trong hàng ngũ đảng Cộng Hòa. Nhưng lời lên án muộn màng hôm qua của tổng thống Mỹ vẫn không làm dịu những lời chỉ trích.
Từ Washington, thông tín viên Grégoire Pourtier gởi về bài tường trình :
« Là chủ tịch của tập đoàn dược phẩm Merck, Kenneth Frazier cho tới hôm qua là người da đen duy nhất trong nhóm cố vấn công nghiệp của Nhà Trắng. Hôm qua, ông đã tuyên bố, xin trích, « phải bày tỏ lập trường chống thái độ thiếu khoan dung và chủ nghĩa cực đoan », cho nên ông quyết định từ chức cố vấn.
Đến tối, tổng giám đốc tập đoàn Under Armour cũng đã thông báo rút lui, mặc dù trước đó vài giờ tổng thống Trump đã cố gắng chặn đứng cuộc tranh cãi. Nếu như các vụ bạo động ở Charlottesville đã xác nhận tính chất bạo lực của phong trào cực đoan ở Hoa Kỳ, những vụ này cũng làm nổi rõ thái độ mập mờ của tổng thống Mỹ.
Những vụ bạo động ở Charlottesville đang gây nhiều tác động. Một trang web của phe cực hữu đã bị Google đóng lại. Các công ty công nghệ thông tin cũng đã thi hành nhiều biện pháp để ngăn chận các phong trào cực đoan sử dụng những dịch vụ của họ.
Thái độ chống cực đoan đang lan rộng. Một thị trưởng ở bang Kentucky cũng đã tỏ ý muốn phá bỏ bức tượng một anh hùng thời nội chiến ở thành phố của mình. Chính việc phá bỏ một bức tượng như vậy đã dẫn đến các vụ bạo động ở Charlottesville. »
-----------
BBT: Nguyên nhân có cuộc đụng độ uýnh nhau giữa 2 phe biểu tình tại Charlotteville và vụ cố tình lái xe tông vào đám đông của một tên thanh niên bồng bột .. là do tinh thần thượng tôn sắc dân da trắng đã từ lâu thể hiện qua các phong trào KKK, tân phát phít vv.. và sự duy trì tượng đài của Tướng Robert E. Lee, một vị tướng lừng danh của Quân Liên Minh Miền Nam (11 tiểu bang phía Nam của Mỹ Quốc) trong cuộc Nội Chiến ở Mỹ của những năm 1860 chỉ vì họ muốn duy trì chính sách nô lệ lên dân da đen. Vì hiện nay đã có nhiều tiểu bang không muốn thấy biểu tượng của nạn kỳ thị màu da nên đã cho tháo gở tượng của tướng Lee ra khỏi công viên. Ở Virginia cũng đang muốn tháo gở tượng của tướng Lee nhưng phe thượng tôn da trắng cản ngăn việc này khiến phe chủ trương xóa bỏ kỳ thị màu da nổi dậy phản đối rồi sinh ra ẩu đả và tông xe làm chết người.
Dưới đây là môt bài báo Ba Cây Trúc chuyển ngữ để giúp trình bày nguyên nhân của cuộc xung đột hiện nay:
Tượng đài cuối cùng của Quân Liên Minh - pho tượng của Đại tướng Robert E Lee bị gở bỏ tại New Orleans
SourceThe TelegraphPosted on: 2017-05-19


Công nhân chuẩn bị hạ tượng của ông Robert E. Lee, một vị đại tướng của quân Liên Minh miền Nam. Họ buộc đây quanh tượng ở trên bục cao - đây là bức tượng chót bị gở bỏ trong tổng số 4 tượng tại New Orleans vào hôm thứ Sáu trong khi dân đúng quanh đó reo hò và nhảy nhót trên đường phố - CREDIT: AP
Pho tượng cûa tướng Lee, vị tướng đã chỉ huy Quân đội của Liên Minh Miền Nam đánh lại chính phủ Liên Bang Miền Bắc của tổng thống Abraham Lincoln trong cuộc nội chiến Mỹ của những năm 1861-65, là bức tượng nổi bật nhất trong số 4 pho tượng khác, tượng bằng đồng đen cao 20ft (6m) mặc quân phục, tay vòng trước ngực mặt hướng về hướng Bắc ra vẻ thách thức.
Các công nhân đã đưa cần cảu lớn lên cao ngang tầm với pho tượng vào sáng thứ Sáu, Bức tượng này đứng trên bục cao ở giữa một công trường có xe cộ chạy quanh nơi đó, tượng được đựng lên vào năm 1884. Việc gở bỏ pho tượng là kết quả của một cuộc tranh cải cam go đầy ý kiến trái nghịch nhau nhằm tìm ra giải pháp xem bức tuợng này của Liên Minh Miền Nam có phải là biểu tượng của nạn kỳ thị chủng tộc và là truyền thống lịch sử cần vinh danh hay không.
Trong khi nhiều người đồng ý việc gở bỏ thì đã có những khác biệt rộng lớn giữa ý kiến quần chúng. Ông Al Kennedy, người da trắng và là một cựu thành viên trong hội đồng giáo dục trường trung học tại New Orleans, đã đồng ý gở bỏ các pho tượng.
Đề cập đến quá khứ của Quân |Liên Minh Miền Nam, ông nói: "Đó chỉ là lịch sử của tôi chứ không phải là truyền thống của tôi."
Nhưng ông Frank Varela Jr, người được sinh ra và lớn lên tại tại New Orleans, đang mang trong tay lá cờ Mỹ, nghĩ rằng tượng của tướng Lee cần phải dựng lên như "một phần của Miền Nam."
Ông Varela nói "Đó là một phần của lịch sử. Đó là một phần truyền thống của tôi. Tôi được sinh ra và lớn lên tại đây. Bức tượng mãi ở đây suốt đời tôi ... Khi tôi từ Katrina trở về thì nó vẫn ở đây. Nó vẫn bền vững sau mỗi trận cuồng phong mà thành phố này đã trải qua."
Cảnh sát ngồi trên lưng ngựa sắp hàng gần đó như phòng thủ an ninh và dòng xe cộ được hưóng đẫn tách ra khỏi khu vục này. Nhưng số người phản đối thách thức chống lại việc gở bỏ không có bao nhiêu trong khi công việc gở bỏ phải kéo dài hàng giờ trong chiều thứ Sáu - dù rằng một vài người la hét chống lại việc gở bỏ này.


Những người chống đối việc gở bỏ tụ tập khi pho tượng của tướng Liên quân P.G.T. Beauregard bị gở bỏ khỏi cổng vào công viên thành phố ở New Orleans - CREDIT: AP
Đối với lắm người thì đây là dịp để hội hè vui chơi.
Cô Brittnie Grasmick một kẻ qua đường đã nhảy nhót với bản nhạc "Thêm Một Kẻ Phải Cạp Đất" và cho rằng bài hát này thật thích hợp cho bối cảnh hiện tại.
Cảnh tượng nhộn nhịp: Một thanh niên cởi xe đạp một bánh, con nít thì vẻ hình trái tim bằng phấn trắng giữa mặt đường và các phụ nữ trẻ cùng nhau nhảy dây. Một số người đựng ghế trên thảm cỏ để đứng lên cao vói nhìn, họ thưởng thức nhạc kèn trumpet của một người đang chơi bài "Dixie" - nhưng theo một cung điệu buồn.
Tượng của Tướng Lee ở trên bục cao tại bùng binh "Lee Circle" - một địa điểm nằm giữa các dãy cao ốc văn phòng của khu mậu dịch thành phối và các chung cư kiến trúc cổ xưa của thế kỷ 19 gần Garden District. Theo kế hoạch của thành phố thì cái bục đứng của tượng ông Ông Lee vẫn được giữ nguyên chứ không bị phá hủy vì sẽ dùng lại để dựng lên một tác phẩm nghệ thuật trên đó cho công chung thưởng ngoạn.
Thị Trưởng Mitch Landrieu là người đã thúc đẩy việc gở bỏ các pho tượng mà theo ông thì chúng có tính nâng cao tinh thần thượng tôn sắc dân da trắng. Ông nói sự gở bỏ cuối cùng này sẽ khiến dân chúng thành phố Louisiana "lành lại vết thương và trở thành một nơi mà chúng tôi đáng phải có và đây là lần đầu tiên chúng tôi đã khiến nó trở nên đúng đắn.."
Ông đã đưa lên một bài diễn văn vào chiều thứ Sáu trong đó ông tuyên bố rằng Liên Minh Miền Nam "đã đi sai chiều đối với nhân loại." "Những bức tượng này không chỉ là đá và sắt. Chúng không chỉ là những kỷ niệm vô tội của một lịch sử lành mạnh. Những bức tượng này đề cao một Liên Minh ảo tưởng và được lành mạnh hóa để làm ngơ sự chết chóc, nạn nô lệ và lãng tránh sự kinh hoàng mà nó đại diện," ông nói.
Tượng đài của tướng Robert E. Lee là một hình tượng tiểu biểu quen thuộc của khách du lịch và dân chúng qua lại trên đường St Charles Avenue đông đảo xe cộ và các loại xe chạy trên đường sắt lâu đời của thành phố. Pho tượng của tướng Lee là pho tượng chót bị gở bỏ theo lịch trình đã được quyết định bởi hội đồng thành phố vào năm 2015.
Thành phố đã gở bỏ tượng của Tổng Thống Jefferson Davis của Liên Minh Miến Nam trong tuần qua, tượng của tướng P.G.T. Beauregard trong tháng Tư, một pho tượng gợi nhớ nạn nổi dậy đầy chết chóc của nạn thượng tôn da trắng vào năm 1874.
---------
Ý kiến độc giả:

Quyết định gở bỏ các tượng đài lịch sử nêu trên chứng tỏ người dân Mỹ và kể cả các hội đồng thành phố đã đưa ra quyết định đó… chưa trưởng thành về tư tưởng mà còn quá thiếu ý thức và cân bằng trong suy tư. Một khi đã am tường về nhân sinh qua nhiều khía cạnh bi thương cũng như hùng tráng thì con người không dễ bị chi phối bởi sự kiện lịch sử đến độ bị khích động để đi vào tà đạo để thù hận và chia rẽ, mà ngược lại họ sẽ xem đó là những kinh nghiệm quý giá và bổ ích giúp xã hội hành xử đứng đắn là lành mạnh hơn cho thực tại và tương lai.
Chẳng hạn cây Thánh Giá của Thiên Chúa Giáo là một biểu tượng giết người kinh khủng. Đạo Jehovah Witness từ chối dùng biểu tượng này vì họ lý luận : Ai lại đem vũ khí giết Chúa của mình làm biểu tượng cho đạo thờ Chúa ! (cũng giống như phe đòi dep tượng của tướng Lee, họ không biết rằng sự đầu hàng của ông ta rất đáng khen ngợi vì ông chiến đầu cho tương lai của dất nước và bằng lòng đầu hàng cũng vì sự an bình và thịnh vượng của nước Mỹ) nhưng trái lại, các giáo phái khác của Thiên Chúa Giáo thì lại chọn Cây Thánh Giá làm biểu tượng vì họ hiểu suốt được ý nghĩa thâm sâu và giá trị của sự hy sinh chết trên cây thập tự giá này.

Điền Phong

0 comments:

Powered By Blogger