Dân Đen (Danlambao) - Truyền thuyết kể rằng ngày xưa tại Bắc Ninh, nước Nam ta có một cậu bé 3 tuổi nhưng không biết nói, ăn hoài không chịu lớn. Khi nghe vua Hùng sai sứ giả đi tìm người tài để diệt giặc Tàu thì cậu Gióng liền vươn vai thành một anh hùng được người đời truyền tụng là Thánh Gióng. Đó chỉ là một câu chuyện truyền thuyết được người xưa xây dựng để dạy con cháu tinh thần quật cường để tiêu diệt giặc Tàu. Thế nhưng giữa thời đại công nghệ số bùng nổ rần rần trên internet, nước Việt ta ngày nay bỗng xuất hiện một cậu bé có khả năng tay không làm sập tượng đài tiền tỷ ở Bắc Kạn.
Chuyện thật tưởng như đùa ấy đã xảy ra vào tối ngày 9/8/2017 tại quảng trường Chiến Thắng, thành phố Bắc Kạn. Nhiều người có mặt tại hiện trường nói rằng, khi đó mọi người đang đi dạo, hóng gió trong khuân viên của quảng trường thì tai nạn bất ngờ xảy ra. Một cháu bé chẳng may bị một trong hai cụm tượng của tượng đài rơi xuống khiến cháu bị thương ở chân.
Giám đốc sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Tp Bắc Kạn-Hà Văn Trường xác nhận nguyên nhân sập tượng là do một cậu bé đã đu vào cánh tay của tượng đài khiến tượng đài tiền tỷ đổ sập. Hà Văn Trường cho biết thêm: “tượng được làm bằng đá xanh Ninh Bình, không phải nguyên khối mà ghép từng thớt lại với nhau”.
Sau đó lại có một tên điêu khắc nào đó tên là Nguyễn Danh Thanh cho rằng lỗi thuộc về ý thức người sử dụng. Cụ thể ở đây tên “Thanh điêu” khắc muốn đổ mọi tội lên việc nghịch phá của cậu bé.
Chưa biết sức của cậu bé này mạnh đến cỡ nào mà có khả năng làm sập cả tượng đài do mấy quan nhà sản thiết kề và xây dựng. Nhưng có thể chắc chắn là hầu hết các công trình xây dựng do nhà nước quản lý thực hiện luôn bị đội vốn, rút ruột. Chất lượng công trình luôn là vấn đề nghiêm trọng với sự chia chác, la liếm vật tư hay phong bì lót tay dự án. Vì thế quan chức nhà sản tỉnh Bắc Kạn đổ lỗi cho cậu bé làm sập tượng đài là một chuyện hết sức lố bịch.
Dưới thời đại Bả Chó rực rỡ, hàng trăm tượng đài được nhà sản đua nhau xây dựng bằng ngân sách từ những đồng thuế do nhân dân đóng góp. Hết thành phố này xây dựng tượng ngài Bả Chó cho bằng chị bằng em. Rồi đến tỉnh lỵ khác xây dựng tượng đài Mẹ Việt Nam khổng lồ với gương mặt đo như cây cơ. Thậm chí một số tỉnh nghèo hàng năm vẫn phải xin gạo cứu đói nhưng cũng không thể không có tượng đài tiền tỷ cho nở mặt nở mông với thiên hạ.
Tuy nhiên ngân sách nhà nước có hạn, nên các tỉnh thành khi xin xây dựng tượng đài cũng chẳng dám xin nhiều. Nghe đâu mỗi tượng đài chỉ được cấp vài chục tỷ hồ tệ để xây dựng tùy theo nhu cầu và khả năng tính toán, chung chi, chia chác giữa cán bộ nhà sản. Cá biệt nhiều tỉnh thành được cấp cả nghìn tỷ để xây tượng đài cho thật hoành tráng nhằm đem lại cảm giác giàu sang cho đại đa số dân đen đang cạp đất trong cơn đói.
Nhà nhà có thể nghèo, người người có thể đói nhưng nhất thiết tỉnh thành là phải có tượng đài tiền tỷ. Để mỗi khi cơn đói vật vã hoành hành, được ngắm nhìn tượng đài tiền tỷ thì lòng lại cảm thấy ấm nhờ ơn đảng và ngài Bả Chó. Thế là cả nước được phen thành thành xây tượng đài, tỉnh tỉnh xây tượng đài. Điều đó nói lên tinh thần sống và làm việc theo gương ngài Bả Chó đã được các quan chức đứng đầu nhiều tỉnh thành thấm nhuần.
Chuyện cậu bé “tay không làm sập tượng đài tiền tỷ” tại Bắc Kạn có lẽ là câu chuyện nực cười nhất mà quan chức nhà sản có thể nghĩ ra. Nhằm ngụy biện cho việc đục khoét, dối trá gây ra lãng phí tiền, mồ hôi, xương máu của nhân dân khi xây dựng những tượng đài nghìn tỷ.
Nếu quả thật cậu bé ấy có khả năng tay không làm đổ sập tượng đài chiến thắng tại Tp Bắc Kạn, thì nhà sản nên lo sợ cho cái hang Ba Đình đi là vừa. Bởi lẽ trong thời đại này có rất nhiều người muốn đập sập cái hang cùng cái xác khô theo ám dân Việt Nam suốt 87 năm qua.
11.08.2017
0 comments:
Post a Comment