Hoàng Phương | Nguồn: VNExpress | 2015-12-12 |
Vì sao người Việt giỏi mà đất nước không phát triển nhanh như kỳ vọng?
Vì sao du học sinh không muốn trở về?..., là những câu hỏi khiến Bộ
trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân trăn trở.
Chiều 12/12, tại cuộc thảo luận với chủ đề Phát triển khoa học, công nghệ trong thời kỳ hội nhập quốc tế ,
Bộ trưởng Nguyễn Quân đã dành ba câu hỏi cho các tài năng khoa học trẻ.
Một là, vì sao người Việt có trí tuệ, học tập không thua kém các dân
tộc khác nhưng đất nước lại không phát triển nhanh như kỳ vọng? Hai là,
vì sao những người giỏi, đặc biệt là những người giỏi và trẻ lại không
tham gia nhiều vào hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong khi nhà
nước rất cần người tài để xây dựng cơ chế chính sách? Câu cuối cùng,
người đứng đầu Bộ Khoa học và Công nghệ muốn biết vì sao nhiều người
giỏi đi học ở nước ngoài lại không muốn về nước?
Bộ trưởng Nguyễn Quân đặt ra ba câu hỏi lớn cho các tài năng khoa học và nói rằng việc trả lời rất quan trọng với ông. Ảnh: Giang Huy.
Bộ
trưởng nhấn mạnh nhân tài trong nước rất nhiều, nhưng người giỏi đang ở
nước ngoài cũng không ít. Đất nước muốn phát triển cần người tài. Ông
nhắc lại câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng "Thời đại ngày nay là
thời đại cạnh tranh về khoa học công nghệ. Nước nào có trình độ khoa học
công nghệ cao hơn thì có sức cạnh tranh cao hơn và sẽ chiến thắng trong
cuộc đua về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng".
Du học không về là chuyện thường
Tiến
sĩ Phạm Văn Phúc, giảng viên Đại học Quốc gia TP HCM cho rằng, việc
nhân tài đi du học xong không trở về nước là chuyện thường, họ về rồi đi
mới là vấn đề đau lòng.
"Vì
họ được đào tạo ở nền giáo dục mà để phục vụ cho nước đó chứ không phải
Việt Nam", anh nói và lấy ví dụ về một tiến sĩ ở cơ quan anh được đi
học nước ngoài, nghiên cứu về sinh học cấu trúc, một lĩnh vực mà Việt
Nam chưa phát triển, muốn thực hiện được phải tốn hàng tỷ đôla. Trở về
nước, tiến sĩ ấy đã chán nản và sang nước ngoài tìm hướng nghiên cứu
tiếp.
Anh
Phúc cho rằng thiếu cái gì thì nên đầu tư cho nhân tài đi học cái đó để
trở về phục vụ đất nước. "Việc đào tạo của nước ngoài cũng giống như
bánh xe của họ lắp hợp với cỗ máy của đất nước đó. Bánh xe của họ mà lắp
vào bộ máy của Việt Nam thì không phù hợp, rồi lại phải nghĩ cách làm
sao để mài, giũa cho phù hợp, nếu không thì khập khiễng lắm", vị tiến sĩ
nói.
Tiến sĩ Phạm Văn Phúc ví von nền đào tạo nước ngoài áp vào nhu cầu của Việt Nam như bánh răng với cỗ máy không hợp nhau, rất khập khiễng. Ảnh: Giang Huy.
Nữ
giảng viên phân tích, người Việt rất giỏi nếu như được tạo mọi điều
kiện và chỉ chuyên làm một việc thì có thể phát huy hết năng lực. Nhưng
khả năng hợp tác, làm việc nhóm lại là nhược điểm. "Người Việt nghĩ về
cái tôi của mình quá lớn. Người làm khoa học thì phải đặt khoa học lên
trên, tập thể lên trên thì sẽ tăng hiệu quả làm việc", chị bày tỏ và cho
rằng đó là lý do cản trở sự phát triển.
"Người
trẻ không về vì không có sân chơi", tiến sĩ Bạch Long Giang, công tác
tại Đại học Nguyễn Tất Thành thẳng thắn trả lời. Anh nói lên thực trạng
chính sách còn nhiều bất cập. Đến việc thanh toán, rải ngân đề tài còn
đang tốn nhiều thời gian, chưa kể đến các khâu khác. Các nhà khoa học
trẻ đùa nhau rằng họ phải học thêm nghiệp vụ kế toán để thanh quyết toán
các đề tài trên.
Tiến
sĩ Giang nêu lên thực tế trang thiết bị, phòng thí nghiệm rất nhiều
nhưng nhà khoa học khó để tiếp cận. Nhiều người có đề tài rất hay nhưng
không có tiền để trả cho việc như thuê phòng thí nghiệm để phân tích
mẫu. Việc tìm kiếm thông tin dữ liệu cũng khó. Trong khi đó, ở nước
ngoài thì người nghiên cứu có thể tiếp cận nhanh hơn nhiều.
Anh
trăn trở về sân chơi dành cho các nhà khoa học trẻ và đề xuất thành lập
Viện khoa học và công nghệ danh cho tài năng trẻ, khuyến khích những
người có tuổi đời dưới 35.
Tiến sĩ Bạch Long Giang đề xuất thành lập Viện khoa học và công nghệ dành cho cán bộ trẻ, khuyến khích những người có tuổi đời dưới 35. Ảnh: Giang Huy
Thứ
trưởng Bộ khoa học Trần Văn Tùng ghi nhận với gần 20 lượt ý kiến, các
tài năng trẻ còn đưa ra nhiều nhóm vấn đề như cần nghiên cứu, quan tâm
chính sách ngoại giao khoa học để tận dụng sự chia sẻ tài liệu, kiến
thức, sản phẩm khoa học trong khu vực và quốc tế; xóa bỏ phân biệt giữa
các thế hệ nhà khoa học; đẩy mạnh việc thực thi bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ để người làm nghiên cứu khoa học yên tâm cống hiến.
"Đặc
biệt, trong nhóm vấn đề đào tạo khoa học, chúng ta đã đưa ra được quan
điểm, cách tiếp cận khác là sẽ cử người đi, đào tạo những gì mà chúng ta
muốn, chứ không phải chấp nhận là nước thua thiệt, hoặc là làm thuê,
giúp người bên ngoài như hiện nay", Thứ trưởng Tùng nhấn mạnh và đề nghị
tổng hợp lại các ý kiến để làm rõ, trả lời cho ba câu hỏi vì sao của Bộ
trưởng Nguyễn Quân.
Cả nước có 4,2 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Trong đó có hơn 24.000 tiến sĩ, 101.000 thạc sĩ, hơn 62.000 người trực tiếp nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, có hơn 100.000 du học sinh, 300.000 trí thức kiều bào ở nước ngoài. |
Hoàng Phương
0 comments:
Post a Comment