Friday, September 14, 2018

VNCH vs. VC: Chính sách Người Cày Có Ruộng cho Dân và cuộc Cải Cách Ruộng Đất để tàn sát Dân


Nguyên nhân tiềm ẩn cho sự cáo chung của chế độ CSVN 

Vì sao? 

Xin trả lời ngày là: 

Kể từ sau 1954, ngoài Bắc, ngay sau khi chia đôi đất nước, Hồ Chí Minh và CSBV áp dụng chính sách đấu tố tàn bạo với danh nghĩa “lấy của người giàu chia cho người nghèo” và hiện tại CSVN vẫn tiếp tục dùng chính sách trên, cướp đất, cướp ruộng công khai để “vỗ béo” cho tầng lớp lãnh đạo cộng sản đang cầm quyền.

Ở Miền Nam, không nói Cải Cách Ruộng Đất mà nói Cải Cách Điền Địa và sau đó Người Cày Có Ruộng. Trong 20 năm, từ 1955-1975, Miền Nam tiến hành hai cuộc Cải Cách Điền Địa ở thời Đệ I và Đệ II Cộng hòa. Không kể một cuộc Cải Cách Điền Địa do Cựu Hoàng Bảo Đại ban hành năm 1949, nhưng không thành công vì, ruộng đất vừa được phân phối xong thì liền bị Việt Minh tịch thâu, hoặc Việt Minh ngăn cấm nông dân nhận ruộng hoặc làm ruộng. Mặt khác, chiến tranh không cho phép nông dân sinh sống trên phần đất canh tác của mình, phải tản cư. 

Vì vậy, người viết phân tích hai chính sách ở miền Bắc và miền Nam để từ đó, mỗi người trong chúng ta tự đề ra kết luận cho chính mình. 

1. Chính sách Người Cày Có Ruộng (Promulgation date of Land to the Tiller Law) 

Cải Cách Điền Địa ở Miền Nam thực hiện từ khi Tổng thống Ngô Đình Diệm nắm quyền bằng Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956. Chính sách điền địa thêm một lần nữa được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu tiếp nối một cách chu toàn hơn bằng Đạo luật số 003/70 ngày 26 tháng 03 năm 1970, dưới tên gọi mới là Luật Người Cày Có Ruộng

Luật Người Cày Có Ruộng này nhằm hữu sản hóa nông dân, ngõ hầu thâu ngắn cách biệt giữa người giàu và nghèo. Đây là một gia tài quý đã được người đi trước mang lại thành công trong việc thu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong dân chúng, và nhất là tạo điều kiện cho người dân thẩm thấu được tinh thần dân chủ pháp trị, một nền móng căn bản cho dân chủ, tự do, và nhân quyền

a. Chính sách Cải Cách Điền Địa của Đệ Nhất Cộng hòa 

Ông Ngô Đình Diệm, vào ngày 7 tháng 7 năm 1955, được bổ nhiệm làm Thủ Tướng Chính Phủ. Ở chức vụ Thủ Tướng Chính Phủ, ông ban hành 2 Dụ, số 2 và số 7 năm 1955, liên quan đến vấn đề thuê ruộng, vì từ trước ở Việt nam, việc thuê ruộng không có giấy tờ hợp đồng giữa người thuê mướn và chủ ruộng nên thường chủ ruộng lấn ép làm thiệt hại quyền lợi của người thuê. 


- Giá thuê ruộng từ 40% đến 60%, tùy theo ruộng tốt xấu, trên số lúa thu hoạch. Luật về thuê ruộng qui định lại rõ qui chế tá điền. Từ nay: 

- Giá thuê ruộng từ 10 đến 15% trên số lúa thu hoạch cho ruộng làm 1 mùa/năm; 

- Giá thuê từ 15 đến 25% cho mùa gặt chính của ruộng 2 mùa/năm. 

- Thời hạn hợp đồng là 5 năm, có tái ký. Tá điền có quyền trả ruộng và phải báo trước chủ ruộng 6 tháng. Chủ ruộng muốn lấy ruộng lại phải báo trước tá điền 3 năm. 

Vì chiến tranh nhiều người bỏ ra thành thị sinh sống nên số ruộng bỏ hoang tính ra lên đến 500.000 mẫu tây. Trong thời gian chính phủ cho kiểm kê, nếu chủ ruộng vắng mặt, số ruộng này sẽ bị trưng thu để cấp phát cho tá điền

Sau khi chấp chính, Tổng Thống Ngô Đình Diệm ban hành Dụ số 57 ngày 22 tháng 10 năm 1956 qui định Chính sách Cải Cách Điền Địa theo đó, điền chủ có quyền giữ cho mỗi người 100 mẫu đất, phải canh tác 30%, số còn lại cho mướn theo điều kiện luật hợp đồng đã ban hành. 

Ruộng truất hữu, chủ ruộng được bồi thường theo giá ruộng, 10% bằng tiền mặt, 90% trả bằng trái phiếu với lãi xuất 3%/năm. Người giữ trái phiếu có quyền sử dụng trong các dịch vụ như trao đổi, kinh doanh, mua bán. Ruộng truất hữu bán lại cho tá điền trả góp trong 12 năm vốn và lãi xuất 3% như đối với điền chủ cũ. 


Có khoảng 1035 điền chủ bị truất hữu vì mỗi người có trên 100 mẫu. Diện tích ruộng truất hữu là 430.319 mẫu, tính thêm 220.813 mẫu của Pháp kiều. Năm 1958, tổng số ruộng truất hữu là 651.132 mẫu. 

Số tá điền trở thành điền chủ từ năm 1957-1963 là 123.193 người. Ngoài ra còn 2857 người mua trực tiếp từ chủ ruộng, nâng con số điền chủ - mỗi người có tối thiểu 5 mẫu - lên 126.050 người. Và số ruộng mua riêng này là 252.213 mẫu. 

Chính sách Cải Cách Điền Địa ở trong Nam làm cho chủ ruộng và tá điền đều hài lòng. Số ruộng đất bị Việt Minh trước đây tịch thu phát cho tá điền vì chủ ruộng vắng mặt, nay chính quyền đem trả lại cho chủ và bồi hoàn tiền nếu bị truất hữu. 

b. Chính sách Người Cày Có Ruộng của Đệ Nhị Cộng hòa 

Cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bổ túc thêm Dụ số 57 và thiết lập Luật Người Cày Có Ruộng ban hành ngày 26/3/1970 đặt trên căn bản đồng thuận và bồi thường dựa trên nguyên tắc tương đối công bằng. Đó là, người có ruộng trên 15 mẫu hay có ruộng mà không canh tác sẽ bị truất hữu và được bồi thường theo thời giá hiện hành, 20% bằng hiện kim, và 90% bằng công khố phiếu và sẽ được truy lãnh 8 năm sau đó do Ngân hàng Quốc gia (Miền Nam) bảo đảm với mức lời 10% mỗi năm. 


Kết quả của luật nầy, tính từ năm 1970 đến 1973, có tất cả 770.145 mẫu đã được truất hữu từ 51.695 điền chủ. 

2. Chính sách Cải Cách Ruộng Đất của Hồ Chí Minh và CSVN 

Dưới thời CCRĐ của CS Bắc Việt, về thuế nông nghiệp, chúng ta thử nhìn lại sơ lược để có ý niệm cụ thể nông dân bị phá sản. 


Thuế sẽ đánh 5% trên 100 kg lúa, 45% cho 1000 kg lúa trở lên, tối đa là 64%. Thêm vào đó, nông dân trả phụ thu cho đảng 15%. Cả 2 thứ thuế phải nộp một lần, cho đảng và Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và một phần gửi cho Kominforme làm nghĩa vụ quốc tế. 

Thử làm bài toán để biết nông dân đã nộp bao nhiêu mồ hôi nước mắt cho thuế nông nghiệp. Chúng ta lấy 1000 kg lúa. Thuế lấy 45% là 450 kg. Trên số này, nông dân bị trừ 15% thuế phụ thu là 67,5 kg. Nông dân phải nộp thuế nông nghiệp cho 1000 kg lúa thu hoạch được là 517,30 kg (51,7%). Nếu chủ ruộng không trực tiếp canh tác phải nộp thêm 25% phụ thu nữa. 

Diện tích ruộng canh tác và số lúa thu hoạch phải do nông dân bình (nghĩa là do cái gọi là” nông dân” quyết định chứ không do người chủ đất chia ra).

“Chính sách người cày mất ruộng” (Cải cách ruộng đất) đã được đảng ưu ái bằng dùi cui, đôi khi người dân phải lấy mạng làm mộc để bảo vệ nguồn sống cuối cùng của bản thân và gia đình. 

Bồi thường được quy định là khoảng 1 Mỹ kim cho một thước vuông, trong lúc đó thời giá là từ 1000 đến 2000 Mỹ kim/m2 (vụ đàn áp mới nhất của dự án Ecopark tại Văn Giang, Hà Nội là một thí dụ điển hình năm 2013). 

Đó là trước năm 1975. Sau khi chiếm toàn cõi Việt Nam, CSVN áp dụng mộtchính sách CHIẾM ĐẤT quyết liệt hơn, tàn nhẫn hơn, sắt máu hơn, không những là đất nông nghiệp mà là đất tư nhân ở trong thành phố hay bất cứ nơi nào từ Bắc chí Nam với chính sách gọi là QUY HOẠCH đất đai. Chúng sử dụng cả sức mạnh gọi là chuyên chính vô sản qua bộ máy công an để ép buộc người dân phải “nhả đất” cho chúng, nếu không thì là tù tội và mạng sống nữa! 

Một “công dân” tên Tám Khỏe trên mạng lưới toàn cầu ngày 13/1/2010 nhận định chính sách Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ) như sau: "Chủ yếu CCRĐ là chuẩn bị con đường đưa dân tộc Việt trở thành nô lệ cho một “giai cấp” mới, là đảng viên đảng CSVN". 

Chính sách CCRĐ/CSVN này không phải là một sai lầm mà là một tội ác có tính toán của HCM: Biến người dân trong vùng kiểm soát của CS thành những “con vật” mất hết ý chí phản kháng, chỉ biết cúi đầu vâng phục Bác và Đảng. Tất cả “con vật” trên mang cùng một họ; đó là họ “SỢ” (tất cả chúng ta đều mang chung một họ Sợ, lời của Nguyễn Tuân).



Cải cách Ruộng đất trong hai năm từ 1954 đến 1956 diễn tiến long trời lở đất này đã được nói nhiều với đầy đủ chi tiết nên thiết tưởng không cần lập lại thêm nữa. Duy có con số tử vong chính xác của nạn nhân chưa được xác nhân chính xác: 

- Theo tuần báo Time ngày 1 tháng 7 năm 1957 thì khoảng 15.000 người bị xử bắn. 

- Theo Gareth Porter: từ 800 đến 2.500; 

- Theo Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5.000; 

- Theo giáo sư sử học James P. Harrison: vào khoảng 1.500 cộng với 1.500 bị cầm tù. 

- Theo soạn giả Arthur Dommen thì cho rằng tính đến năm 1956 có khoảng 32.000 người bị hành hình trong vụ cải cách ruộng đất 

Ngày nay, theo báo cáo chính thức của Viện thống kê Hà Nội, số tử vong là 172.008 người trong đó có 70% bị chết oan ức bao gồm những tiểu địa chủ bị nâng lên cho đủ 5% theo tiêu chuẩn của Trung Cộng qui định, và những cán bộ đảng viên đi theo kháng chiến chống thực dân vì lòng yêu nước tinh ròng không cộng sản. Nhưng con số tử vong thật sự có thể cao hơn nhiều do nhu cầu bưng bít của chế độ. 

Cũng trong thời gian đó, nhiều sĩ phu Bắc hà, trong đó đại diện là Nguyễn Mạnh Tường đã đưa ra phương hướng sửa đổi những sai lầm của chế độ bằng “một chế độ pháp trị chân chính” mà ông đã mô tả trong quyển sách “Tiếng nói trong đêm khuya” (Une voix dans la nuit), nhưng không được lắng nghe mà ông còn bị trù dập cho đến chết. 

Thay lời kết 

Tóm lại, những sự việc như: Phê chuẩn dự luật An ninh mạng ngày 12/6 - Luật Đặt khu kinh tế - Việc sáp nhập tiền tệ chung cho 6 tỉnh biên giới - Việc cho xe hơi chạy vào “tự do” trong nội địa Việt Nam - Và gần đây nhất, việc ra mắt cuốn tự điển tiếng Việt mới (âm điệu Tàu) của Bùi Hiền và sách lớp I về cách phát âm và đánh vần của Hồ Ngọc Đại... tất cả chỉ là một cách “hợp thức hóa” và thăm dò của CSVN, cũng như “làm loãng đi” mục tiêu Chống Tàu Diệt Việt Cộng của người con Việt mà thôi. 

Vì sao? 

Vì những việc trên, chúng đã chuẩn bị và áp dụng từ... "nẫm" rồi! 

Thí dụ như: 

Luật An ninh mạng, chúng đã áp dụng từ ngày... thành lập đảng cs Việt Nam 1930 vì chúng đã bắt đầu khủng bố và đàn áp người dân không cần thông qua luật nào cả (luật rừng!); 

Luật Đặc khu kinh tế đã được xây dựng (với nguồn vốn TC) ở cả 3 nơi từ năm... 2011 lận: 

- Vân Đồn với phi trường (với đường bay 3000m cho máy bay vận tải hạng nặng) và phi cảng đã hoàn tất cùng hạ từng cơ sở cũng như hai xa lộ Vân Đồn - Hải Phòng - Hà Nội đã rút ngắn được 2 giờ lái xe; 

- Bắc Vân Phong với đèn pha (hải đăng) cho tàu chạy ở đỉnh Đèo Cả, bến cảng có độ sâu 22m cho tàu chuyên chở lớn tại Vũng Rô. Hiện nơi nầy đang là trạm trung chuyển của các tàu chuyên chở dầu hướng về TC. 

- Phú Quốc đã xây dựng nhiều resort và khu giải trí trong đó nhiều casino quốc tế đã xây xong… 

Việc thử nghiệm tiếng Việt mới đã được áp dụng thử nghiệm ở 50 tỉnh trong 63 tỉnh thành toàn quốc từ 4 năm nay! 

Và còn nhiều nhiều nữa... Bà Con ơi. 

Cách đây 58 năm, cố Cố vấn Ngô Đình Nhu trong quyển sách Chính Đề Việt Nam(nhà xuất bản Đồng Nai, Sài Gòn, in lại do Kim Lai ấn quán (Los Angeles) năm 1988) khẳng quyết là:

"Trung Cộng giải quyết không được công cuộc phát triển của dân tộc Trung Hoa. Nhưng số người 800 triệu (thời điểm 1960) dân cần phải nuôi, là một thực tế không thể phủ nhận được. Sự bành trướng mà TC bắt buộc phải thực hiện, dưới áp lực nhân khẩu kinh khủng đó đã mở màn. Nếu chúng ta không thức tỉnh thì một trong những nạn nhân đầu tiên của sự bành trướng nói trên sẽ là chúng ta". (Dân số TC năm 2016 là 1 tỷ 400 triệu). 

Quả thật đây chính là một lời tiên tri cách đây 58 năm, và ngày hôm nay, TC không cần phải thôn tính nước ta bằng võ lực, vì chính những người cộng sản VN đã tự hiến dâng đất nước thân yêu và 96 triệu con dân Việt cho TC nhằm mục đích bảo vệ quyền lực và quyền lợi của họ

Vì vậy, chính sách đuổi dân chiếm đất, đặt biệt là đất nông nghiệp để làm Khu chế xuất, Khu công nghiệp, Đặc khu kinh tế cho TC của VC đã phát động từ 43 năm qua phải là một “kích hoạt” để toàn dân Việt đứng lên làm cách mạng bất tuân dân sự nhằm tẩy xóa chế độ CSVN ngày hôm nay. 

Mong Bà Con Việt hãy Nhớ Nằm Lòng và Lấy Quyết Tâm! 

Giờ lịch sử đã điểm! 

Lịch sử dân tộc sẽ không bao giờ quên khắc ghi tội ác bán nước tày Trời nầy của CSVN. 

- Trích sách Lối Thoát Cho Việt Nam

0 comments:

Powered By Blogger