Nếu Hồ Chí Minh thật tình muốn khai tử tên Nguyễn Ái Quốc thì cũng dễ hiểu vì ông vẫn khó gột bỏ nỗi ám ảnh về cái tên đó quá lớn, nó vượt hẳn tầm vóc của ông. Hơn nữa, cái tên đó hàm chứa cả ý nghĩa tiểu tư sản, trí thức, nặng văn hóa chính trị Tây. Cụ Phan Chu Trinh đã về nước, tiếp theo các cụ Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường cũng về nước. Cụ Nguyễn Thế Truyền sau sống, làm báo Thân Dân ở Sài gòn, ứng cử Phó Tổng thống với Nguyễn Hòa Hiệp năm 1067. Đây là những nhân chứng cho cái tên Nguyễn Ái Quốc thì không gì tốt hơn cho Hồ Chí Minh là vứt đi cái tên Nguyễn Ái Quốc kia vốn đã không phải của mình...
Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) - Có cơ hội tưởng cũng nên đặt lại cách gọi Hồ Chí Minh sao có thể nghe cho ổn. Cho phù hợp với tập quán thuần túy Việt Nam. Bác, cụ, chủ tịch... hay còn cái gì nữa mới đúng hơn?
Tiếng “Bác” có từ lúc nào?
Trong nấc thang quan hệ gia đình và xã hội Việt Nam, người lớn tuổi hơn cha, mẹ của mình (theo ngoài Bắc) thì phải gọi là bác. Trong Nam, anh của cha, mới gọi bác. Anh của mẹ, cũng như em của mẹ đều gọi bằng cậu. Mẫu mực quan hệ gia đình Việt Nam xưa nay được đem áp dụng vào cách ứng xử trong quan hệ xã hội nên xã hội Việt Nam rất hài hòa như một gia đình lớn. Đúng là gia đình là nền tảng xã hội.
Theo vài báo mạng đang lưu hành, thì sau “Cách mạng Tháng 8” năm 1945, hai tiếng “Bác Hồ” bắt đầu được cho phổ biến để dân chúng quen dần sau khi thấy ông ấy thường ký “Bác Hồ” thư từ gởi cho trẻ con. Nhưng cụ thể hơn hết là thư ông ấy gởi cho Ban Âm nhạc Vệ quốc quân ngày 6-1-1946, báo Cứu quốc ngày 7-1-1946, đều ký “Bác Hồ”. Và thư sau đó ký “Bác Hồ” là thư của ông gởi cho thiếu niên hợp tác xã măng non thôn Phú Mẫn, xã Hàm sơn, tỉnh Hà Bắc, ngày 19-5-1969. Sau cùng, ở một tầm mức quan trọng hơn, có tính như chính thức, là thư của ông gởi cho Ban Chấp hành đảng bộ đảng Lao động Việt Nam tỉnh Nghệ an ngày 21-7-1969 cũng chính ông ký “Bác Hồ”.
Trên một trang báo mạng khác, nguồn gốc gọi “Bác” lại khác hơn. Gọi “Bác” có trước năm 1945. Nó xuất hiện từ hội nghị Trung ương lần thứ VIII, tháng 5 năm 1941 ở hang Pác Bó, Hà Quang, tỉnh Cao Bằng. Trong số đảng viên cộng sản về dự hội nghị có Nguyễn Ái Quốc. Lần đầu tiên gặp Nguyễn Ái Quốc, mọi người không biết phải xưng hô cách nào cho phải phép.
Theo hồi ký của Hoàng Quốc Việt, lúc đó, mọi người đều gọi Hồ Chí Minh là “đồng chí”, hay “cụ”. Sau thấy anh Trường Chinh và anh Thụ dùng tiếng “Bác”, thì mọi người đều thấy gọi “Bác” là hợp với lòng mình. Nên từ đó, mọi người đều thưa với Bác bằng cái tên thân yêu. Tiếng “Bác” được dùng rộng rãi hơn từ sau năm 1945. Nhưng Trường Chinh và Thụ gọi “Bác”, có phải theo phép xã giao người Bắc gọi “bác” là “anh” hay không? Bác có nghĩa là bác của con mình.
Sau này tên gọi “Bác” còn được ký một số văn thư gởi Trung ương đảng và cả Bộ Chính trị. Như vậy từ đây, tiếng “Bác” được chính Hồ Chí Minh chính thức hóa để mọi người tôn xưng mình, đưa mình lên hàng cha chú? Và đồng thời cũng đệ tự thỏa mản tính “ta đây” sẵn có, vừa phục hận cho thời gian dài của kẻ tự thân không có gì cả, sống vất vưởng, từ chạy đầu này tới luồn ngỏ nọ để ngoi lên (dựa hơi cụ Phan Chu Trinh quen bìết cha mình, chạy theo các cụ ở Gobelins, Paris 13e, vô Đảng Xã hội, tức đảng “xách-dép-vô”, phát âm theo SFIO = Section Française Internationale Ouvrière, nhảy qua Đệ III Cộng sản Quốc tế, bám sát Staline và Mao Trạch Đông cho tới chết)!
Thật ra phải thừa nhận Hồ Chí Minh là nguời “tài ba”, “tay trắng làm nên sự nghiệp lớn”! Nhưng ông là một con người như thế nào? Đạo đức hay gian ác? Sự nghiệp của ông lập nên và để lại là một ơn ích hay một tai vạ cho mọi người, cho đất nước?
Nên gọi Hồ Chí Minh như thế nào?
Theo văn hóa ứng xử Việt Nam, có lẽ vì dựa theo truyền thuyết một cái bọc nở ra trăm con, mà người ta gọi “bác” người lớn tuổi hơn cha của mình, “chú”, người kém tuổi cha, gọi “anh, chị” người lớn tuổi hơn mình... như trong quan hệ gia đình. Người Tàu và Tây phương không có cách xưng hô cùng “một nhà” như Việt Nam ta.
Có thể gọi Hồ chí Minh bằng “bác”, chữ “bác” phải viết chữ thường, khi người gọi dĩ nhiên phải nhỏ tuổi hơn ông ấy và nhất là lúc ông còn sống. Còn “bác Hồ”, tự cách gọi này là không đúng theo Việt Nam, mà dành cho mọi người, thì hoàn toàn không đúng hơn nữa bởi có những người tuổi xấp xỉ với Hồ Chí Minh và cả những người lớn tuổi hơn. Nên nhớ lúc về Hà Nội năm 1945, ông mới có 55 tuổi nếu tính theo năm sinh dỏm 1890.
Vả lại, nếu gọi “bác”, thì phải “bác Minh” hoặc “bác Hồ Chí Minh”. Tuyệt nhiên không thể gọi “Bác Hồ”. Bởi Việt Nam không có chế độ phong kiến như Tàu và Âu châu. Việt Nam có phong tước cho người có công lớn với triều đình, có cấp ruộng đất để sinh sống nhưng không có tính vĩnh viễn và vẫn có thể bị triều đình lấy lại khi phạm tội. Và ở Việt nam, có nhiều người đủ mọi thành phần mang họ Hồ. Trong lúc đó, ở Tàu và Âu châu, dưới chế độ phong kiến, có những vương quốc, những gia trang mang họ người chủ là ông hoàng, bà chúa, gia chủ. Những người này mới có “họ” để biết họ là ai, thuộc giòng dõi nào. Còn thứ dân chỉ cần có tên riêng để gọi sai bảo mà thôi. Khi xã hội phát triển, sự nhận diện dân chúng trong khu vực trở thành phức tạp nên nhà vua, từ thế kỷ XII, mới cho phép thứ dân có họ. Ngoài những họ gần gũi với vua chúa, giới quý tộc, tăng lữ, có thêm những họ do nghề nghiệp đang làm, nơi đang cư ngụ, nhân diện... Điều này cho thấy sự khác biệt giữa Việt Nam, một nước có văn hóa nhân bản so với Tàu và Âu châu, cùng thời đó, lại thiếu đặc tính này.
Nhưng có điều không giống ai vì tiếng gọi “bác” cũng bị độc quyền. Có những người, cha kém tuổi hơn các ông Trường Chinh, Phạm văn Đồng... cũng vẫn phải gọi các ông này là “chú” thay vì “bác” cho đúng phép. Cái chế độ “bác” này mới thật ghê gớm. Cho tới sau 30/04/75, người trẻ miền Bắc vào Nam chỉ biết gọi mọi người, cả lớn tuổi hơn cha mình rất nhiều đều bằng “chú”. Dường như họ không biết gọi ai bằng “bác” ngoài “bác Hồ” của họ hết cả.
Thế mới thấy cả tiếng “bác” cũng bị “bác Hồ” ta chôm một cách độc doán làm của riêng nữa!
“Hồ Chí Minh” chỉ là một tên gọi mang tính hoàn toàn chính trị, thì tại sao không gọi ông ấy là “đồng chí, đồng chóe” vì cùng đảng vói nhau, như đối với những đảng viên khác? Nội qui đảng có ghi ngoại lệ này không?
Tóm lại, khi đối thoại với ông thì tùy quan hệ tuổi tác và vai vế mà xưng hô. Còn ngày nay, ông đã chết thì khi viết về ông, tưởng chỉ nên gọi “Hồ Chí Minh” là đủ và phải phép lắm rồi.
Báo chí Tây phương, khi viết về Giáo hoàng Vatican, cũng viết tên. Viết hay thưa “Đức Thánh Cha” chỉ khi đối thoại với ông mà thôi.
Hồ Chí Minh có bao nhiêu tên khác nhau?
Theo bài “Sưu tầm tên gọi, bí danh và bút danh của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua các thời kỳ” trên Báo Báo Điện Tử Đảng Cộng Sản Việt Nam (7-10-2015) thì Hồ Chí Minh có 175 tên, từ tên khai sinh Nguyễn Sinh Cung, năm 1890... đến tên cuối cùng trong bảng danh sách là Trần Dân Tiên. Tác giả bài báo, theo nề nếp viết báo đảng, đã không thể không thổi phòng lãnh tụ: “Mỗi tên gọi, bí danh hay bút danh của Người đều có một ý nghĩa riêng, phục vụ lợi ích cách mạng; phần nào cũng đã phản ánh nhân cách, tư tưởng lớn lao của Người về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân...”.
Tác giả có lưu ý độc giả là còn 30 tên, bút danh, bí danh nữa của bác nhưng chưa kịp kiểm soát trong trường hợp nào có những tên này. Khi có đủ chi tiết chính xác, Ban sưu tầm sẽ phổ biến.
Hồ Chí Minh, ghê chưa?
Nhưng trong bảng danh sách này, có tên Trần Thắng Lợi, số 118, đáng chú ý riêng vì tên này là tác giả bài “Đảng Ta” đăng trên Tạp chí Sinh Hoạt Nội bộ số 13, tháng 1 năm 1949, Báo Điện tử Đảng cộng sản đăng lại, trong đó tác giả có ý nói Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là 2 người khác nhau: “Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng.Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng tháng Tám. Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng.
Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng”.
Khi tìm hiểu về Hồ Chí Minh, người tìm hiểu sẽ gặp nhiều bóng tối bao trùm lên con người đó nên khó thấy rõ điều mình muốn biết. Về Hồ Chí Minh, cùng trên báo đảng, có hai nguồn thông tin trái ngược nhau. Trên đây, ở phần nói về cách gọi “Bác” có từ lúc nào, có chi tiết nói tại Hội nghị Tung ương VIII tháng 5/1941 ở hang Pác Bó, đồng chí Nguyễn Ái Quốc xuất hiện lần đầu tiên nên mọi người lúng túng không biết phải gọi sao cho thích hợp. Trong Hồi ký của Hoàng Quốc Việt, thì mọi người bắt chước theo cách gọi của Trường Chinh và Thụ gọi là “Bác” và từ đó có tên gọi “Bác Hồ”. Cứ theo bản văn này, thì Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là một người.
Vả lại, trong câu “...ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi...”, tôi, có lẽ phải hiểu đó là Trần Thắng Lợi. Trong bản văn đó, không thể hiểu đó là Hồ chí Minh. Về sau này, người ta mới nói rõ Trần Thắng Lợi chính là Hồ Chí Minh. Điều này cho thấy tại sao Hồ Chí Minh có nhiều tên, nhiều bí danh và bút danh.
Nhìn lại Hồ Chí Minh có lẽ là người duy nhất có tới 175 tên khác nhau, mà còn 30 tên nữa sẽ được bổ sung, thì đủ thấy ông là một con người tránh sự thật, tìm cách ần núp, gây hoang mang cho mọi người. Do bản tánh gian dối, láo cá vặt, lại còn được đào tạo chuyên nghiệp tại trường Quốc tế Lénine về tình báo, Hồ Chí Minh là nhân viên tình báo của Quốc tế cộng sản, chớ không phải ông được đào tạo làm nhà lãnh đạo cộng sản. Mà làm tình báo thì chỉ biết nhiệm vụ và mục tiêu, không có vấn đề quốc gia, dân tộc gì hết!
Tại trường Quốc tế Lénine, mọi người được học trước hết 2 điều căn bản là “âm mưu cướp chính quyền” và “nhận diện địch” ngoài những điều khác như bí mật, dấu lý lịch thật, dùng lý lịch giả, tuyên truyền, phản tuyên truyền... (Céline Marangé, Le Communisme vietnamìen, trg 103-104, Presses de Sc.Po, Paris, 2012).
Nếu Hồ Chí Minh thật tình muốn khai tử tên Nguyễn Ái Quốc thì cũng dễ hiểu vì ông vẫn khó gột bỏ nỗi ám ảnh về cái tên đó quá lớn, nó vượt hẳn tầm vóc của ông. Hơn nữa, cái tên đó hàm chứa cả ý nghĩa tiểu tư sản, trí thức, nặng văn hóa chính trị Tây. Cụ Phan Chu Trinh đã về nước, tiếp theo các cụ Nguyễn Thế Truyền, Phan Văn Trường cũng về nước. Cụ Nguyễn Thế Truyền sau sống, làm báo Thân Dân ở Sài gòn, ứng cử Phó Tổng thống với Nguyễn Hòa Hiệp năm 1967. Đây là những nhân chứng cho cái tên Nguyễn Ái Quốc thì không gì tốt hơn cho Hồ Chí Minh là vứt đi cái tên Nguyễn Ái Quốc kia vốn đã không phải của mình.
Nhưng điều quan trọng đáng nói, nó quan trọng vì nó liên hệ tới cái gọi là “tư tưởng hồ chí minh”, đó là sản phẩm của dối trá, chuyên gạt gẫm của Hồ Chí Minh. Ngày 2-9, gọi là ngày Lễ Độc lập, trước dân chúng đông đảo, ông long trọng tuyên bố “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng”! Đúng, vì ngày nay, toàn dân đều có hình bác ta treo trong nhà!
Tại sao không gọi anh Hồ Chí Minh?
Mười Trí, tức Huỳnh Văn Trí, dân Bà Quẹo, sau khi vượt ngục Côn Lôn về tới đất liền, bèn cùng uống nước tiểu của nhau, thay vì trích huyết ăn thề, kết nghĩa anh em chết sống với Bảy Viễn (Lê Văn Viễn), Năm Bé và Tư Nhị. Kịp lúc phong trào Nam bộ kháng chiến nổi lên, họ cùng tham gia kháng chiến chống Pháp ở Khu 7, lập ra Chi Đội Binh Xuyên. Năm 1949, Bảy Viễn về Sài gòn với Quốc trưởng Bảo Đại, Mười Trí ở lại với Việt Minh, được Nguyễn Bình ủy nhiệm thuyết phục Bảy Viễn đừng bỏ đi nhưng thất bại. Mười Trí, thành phần xã hội khác hơn Bảy Viễn nên dễ bị ảnh hưởng cộng sản trong lúc đó Bảy Viễn quyết liệt chống cán bộ cộng sản được Hà Nội gởi vào để kìm kẹp hàng ngũ kháng chiến trong Nam phải đi theo sát đuờng lối và mục đích cộng sản. Bảy Viễn ra lệnh cho kháng chiến quân Bình Xuyên hễ biết chính trị viên Hà Nội là cho đi mò tôm ngay. Tuy theo cộng sản, sau khi Bảy Viễn về thành, vì cùng anh em ăn thề với nhau, nên Mười Trí vẫn bị Nguyễn Bình nghi ngờ, đưa đi Miền Tây, hoạt động với danh xưng Sư thúc Hòa Hảo, để lôi kéo Năm Lửa (Hòa Hảo) về theo cộng sản. Trước khi đi, Mười Trí làm tiệc từ giã anh em Khu 7. Nhân có phái đoàn Miền nam ra Bắc họp Đại Hội do Phạm Hùng hướng dẩn, Mười Trí viết thư nhờ Phạm Hùng cầm ra gởi Hồ Chí Minh để trần tình tấm lòng mình chỉ có theo chính phủ trung ương Hà Nội. Thư không niêm để phái đoàn có thể đọc.
Phạm Hùng mở thư ra đọc:
“Bức tâm thơ kính gởi anh Hồ Chí Minh.
Thằng em của anh là Mười Trí gởi thơ này chúc anh khỏe mạnh. Thằng Bảy Viễn đã đầu Tây rồi, thằng em của anh rất lấy làm buồn vì không ngăn cản được nó. Nhưng thằng em của anh hứa chắc với anh là thằng em của anh sẽ tiếp tục kháng chiến cho tới thắng lợi cuối cùng.
Dân giang hồ một khi đã theo cách mạng là nhất định đi tới cùng, không bao giờ sinh nhị tâm.
Ký tên Huỳnh Văn Trí
Trung đoàn trưởng Trung đoàn 304” (1).
Phạm Hùng đọc qua, cảm thấy dội ngược vì chưa bao giờ có ai dám gọi Hồ Chí Minh bằng anh. Đưa cho tất cả thành viên phái đoàn lần lượt đọc, ai cũng lắc đầu, im lặng. Tức ý muốn nói không nên đưa thơ cho Hồ Chí Minh.
Sau cùng, Hà Huy Giáp nhận xét nội dung thơ hoàn toàn đúng sự thật. Còn cách nói, tuy nói với “Bác”, vẫn không có gì xúc phạm, thất lễ. Mười Trí kém “Bác” 13 tuổi, có gọi “Bác” bằng anh thì cũng bình thường thôi. Trái lại, lời thơ đúng là giọng dân giang hồ Nam bộ, như vậy sẽ có cơ hội để “Bác” hiểu dân giang hồ Nam bộ đi theo kháng chiến.
Nghe qua lý luận của Hà Huy Giáp, mọi người thấy an tâm nên đều bằng lòng nên đưa thơ của Mười Trí cho Hồ Chí Minh.
Khi gọi Hồ Chí Minh bằng anh, không biết có phải Mười Trí nghĩ Hồ Chí Minh cũng cùng gốc đi “hát” (2) như Mười Trí hay không? Bởi anh em Bình Xuyên đều gốc giang hồ, khi phong trào kháng chiến chống Tây phát động ảnh ưởng sâu xa đến lòng yêu nước ở họ, tất cả đều từ bỏ đời sống củ, nhiệt tình tham gia kháng chiến. Trước đây giang hồ vì họ muốn sống hào hùng, ngoài vòng pháp luật.
Nên nhớ những người đi theo Hồ Chí Minh làm cách mạng cộng sản, ngoài lớp trí thức tiểu tư sản ra, phần lớn còn lại đều gốc bụi đời, du thủ du thực, thất học, chẳng mấy ai ý thức được tình yêu nước, và họ cũng không thấy họ sẽ bị mất cái gì khi đi làm cộng sản. Họ sẽ “có tất cả” nếu thành công, và không mất gì hết nếu thất bại (Quốc tế ca).
Nhưng nếu nghĩ Hồ Chí Minh cũng là dân giang hồ như Bảy Viễn thì đó là một sự lầm lẫn rất lớn. Bởi Hồ Chí Minh không thể giang hồ vì thiếu tinh thần mã thượng của dân Nam kỳ. Vã lại Hồ Chí Minh là cộng sản, đệ tử chân truyền của Staline và Mao. Staline được Lénine tuyển dụng nhờ thành tích ăn cướp ngân hàng và giết người không gớm tay. Hơn nữa Hồ Chí Minh đi “hát” không phải trong phạm vi thôn xóm như Mười Trí, mà trên cả nước. Thành tích thổ phỉ của ông và cái đảng của ông là cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, sau 30/04/75 trong Nam, là đổi tiền, đánh tư sản mại bản, kinh tế mới... Ngày nay, đang đi “hát” trên ruộng đất của nhân dân. Đảng viên lớn giàu lớn, nhỏ giàu nhỏ. Chỉ có nhân dân lương thiện là tay trắng. Lời nói của Chu Sồi Sển, nhân vật trong truyện “Xe lên, xe xuống” (Nguyễn Bình Phương, Diễn đàn Thế kỷ, Hoa Kỳ), nói với tướng cộng sản Hà Nội là Chu Văn Tấn “Tụi tao vì nghèo đi làm thổ phỉ. Tụi bây cũng vì nghèo, đi làm cách mạng. Tụi mình giống nhau”.
Tướng Chu Văn Tấn bảo không giống. Phải chăng vì ông nghĩ “tụi nó đi ăn cướp, nói rỏ đi ăn cướp. Còn mình... đi làm cách mạng mà!".
Ghi chú:
(1) Nguyên Hùng, Bảy Viễn, Thủ lãnh Bính Xuyên, Nxb Văn Học, Sài Gòn, 1999, trang 288-289 và Pháp Luật Tp Hồ Chí Minh, Xuân 1998. Cũng nên để ý Nguyên Hùng là đảng viên cộng sản nên viết luôn luôn nhằm phục vụ cho tuyên truyền cộng sản và công kích những người ái quốc chống cộng sản.
(2) Đi Hát, tiếng lóng của giới giang hồ ở Nam kỳ có nghĩa là đi ăn cướp.
14.09.2018
0 comments:
Post a Comment