Monday, November 6, 2017

Lần đầu tiên Donald Trump chính thức thăm Á Châu, chú trọng an ninh và thương mại

Eric Talmadge, Elaine Kurtenbach And Jim Gomez * VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Tokyo - An ninh và thương mại, mục tiêu trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Donald Trump tới Á châu, bắt đầu vào Chủ nhật tại Nhật Bản.

Các chương trình hỏa tiễn và võ khí nguyên tử của Bắc Hàn chiếm ưu thế trong phần đầu của chuyến đi khi ghé thủ đô Nam Hàn, Bắc Kinh và Tokyo. Vấn đề thương mại sẽ hình thành trong khu Bắc Á và Đông Nam Á qua hội nghị thượng đỉnh APEC tại Việt Nam và hội nghị các Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tại Philippines.

Bắc Hàn:

Trump tốt hơn nên nguội xuống trong chuyến đi này.

Các bình luận và tweet của Trump tỏ ra hiếu chiến, do chính sách đối với Bắc Hàn của Washington trong nhiều thập niên qua, càng cho thấy quyết định phát triển võ khí nguyên tử của Bắc Hàn chỉ là biện pháp phòng thủ và là ví dụ chống trả khá hay.

Trong tuần qua, các truyền thông quốc gia của Bắc Hàn nhấn mạnh cuộc tranh luận:

"Rõ ràng là kẻ quấy rối hòa bình", tờ báo đảng cho hay hôm thứ Tư. "Vì Hoa Kỳ, nguy cơ chiến tranh nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên liên tục xảy ra, hòa bình và an ninh gặp nguy hiểm. Nếu Bắc Hàn không phát triển võ khí nguyên tử "chủ quyền và nhân phẩm quốc gia sẽ bị Hoa Kỳ vi phạm tàn bạo ".

Bắc Hàn từ lâu tin rằng lời nói thiếu kiểm soát của Trump giúp Bắc Hàn nhận sự thông cảm của các nhà phê bình giới truyền thông Hoa Kỳ, giới học giả, các chính phủ ngoại quốc khác.

Thêm mối lợi cho Bắc Hàn nữa là bất hòa trong vấn đề thương mại của mọi khu vực, hoặc chia sẻ gánh nặng quân sự của Nhật Bản và Nam Hàn. Hay bất kỳ vấn đề nào với TC.

Trong cuộc họp báo ngắn, viên chức cao cấp cho biết tòa Bạch Ốc tin rằng TC đã làm rất nhiều và "hơn bao giờ hết, Hoa Kỳ hợp tác chặt chẽ với TC về vấn đề Triều Tiên", nhưng nói thêm, Mỹ muốn nhiều hơn nữa từ phía Bắc Kinh.

Bắc Hàn sẽ cân nhắc kỹ lưỡng sắc thái các cuộc họp đó.

Thương mại:

Trump nêu tên Á châu, Trung cộng, và Nhật Bản, nguồn gốc tai ương kinh tế của Mỹ. Liên tục thâm hụt thương mại với các nước Á châu và Trunp thường đe dọa trừng phạt hoặc tăng thuế đối với hàng hóa từ khu này khiến thương mại trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Ông nói: "Thâm hụt thương mại với Trung cộng vượt qua nóc nhà "Con số quá lớn và tệ đến mức phải xấu hổ khi nói ra. Nhưng bạn biết con số rồi, thật là khiếp đảm, tôi không muốn mọi người bối rối bốn ngày trước khi tôi đến TC."

Trump nhiều lần gọi TC là tay tác động tiền tệ, lúc tranh cử Tổng thống năm 2016: "Chúng đang giết chúng ta" bằng cách làm giảm đồng NDT khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh với sản phẩm TC, dù Bắc Kinh cố không cho đồng NDT xuống thấp. 

Ông đe dọa áp đặt mức thuế 45% đối với hàng TC.

Tuy nhiên, từ khi nhậm chức, cần Bắc Kinh giúp đối phó với mối đe dọa Bắc Hàn, Trump dịu giọng. Chính phủ Trump ép Bắc Kinh cho các công ty Mỹ tham gia kinh tế quốc doanh và tổ chức đàm phán giảm thâm hụt thương mại với TC. 

Quyết định của Trump đưa Hoa Kỳ ra khỏi Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) khiến 11 hội viên mất tham dự vào thị trường tiêu thụ trị giá 12.000 tỷ USD.

Các quốc gia còn lại của TPP, từ Canada đến vương quốc dầu mỏ Brunei nhỏ bé, đang tìm cách giải quyết để tiến tới TPP không có mặt Hoa Kỳ. Thoả thuận có thể đạt được trong hội nghị APEC ở Việt Nam.


Trump thích các thỏa thuận từng quốc gia một, hơn là hợp đồng đa quốc như TPP, điều này sẽ được thảo luận khi dừng chân ở Tokyo, Bắc Kinh và các thủ đô trong vùng. Điều đó bao gồm một hiệp định thương mại tự do với Nam Hàn, Hoa Kỳ đang tìm cách tái thương lượng. Hôm thứ Tư, ông nói rằng Hoa Kỳ phải đàm phán lại các thỏa thuận thương mại.

"Các thoả ước thương mại của chúng ta thật khiếp quá. Thật lòng rất buồn. Buồn cho đất nước chúng ta. Mỗi thỏa thuận thương mại của chúng ta là một tai họa."

Biển đông:

Một trong hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới, Biển Đông đang gặp rắc rối, Trump có thể phô diễn sự lãnh đạo và cam kết đáng chú ý của Hoa Kỳ đối với khu vực. Hoặc không có gì cả cho hai điều này.

TC, nước lớn nhất và hung hăng nhất trong số sáu quốc gia tranh chấp vùng biển, các quốc gia khác phải báo động khi TC biến bảy rạn san hô ngầm và đảo san hô thành đảo nhân tạo - ba đảo có phi đạo quân sự - một kỳ công kỹ thuật. Thậm chí hệ thống hỏa tiễn phòng thủ cũng gắn xong ở quần đảo Trường Sa dù còn đang tranh chấp nóng bỏng.

Trong khi đó, TC vẫn phủ nhận tham vọng bá quyền hải lộ chiến lược, biện hộ rằng có chủ quyền không thể tranh cãi đối với toàn vùng biển và tuyên bố sẵn sàng chiến đấu cho từng tấc đất.

TC bác bỏ phán quyết của Tòa án trọng tài có liên quan với LHQ vào năm ngoái, đánh dấu quan trọng bằng việc Tòa đã vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của TC, Hoa Kỳ, các quốc gia khác ủng hộ việc tuân thủ luật pháp.

Dưới thời Trump, Hải quân Hoa Kỳ tiếp tục "tự do hoạt động hàng hải", cũng như tập trận ở Biển Đông, thách thức tuyên bố của TC, nhưng nhiều người tự hỏi liệu Trump sẽ làm gì khi lúc nào ông cũng cần Bắc Kinh giúp đỡ trong vấn đề Bắc Hàn, mối lo ngại an ninh của Mỹ.

Tranh chấp lãnh thổ cũng thay đổi, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, không giống như người tiền nhiệm, tránh liên minh với Mỹ, tiến gần đến TC và Nga hơn. Duterte đã ngăn chặn các cuộc tuần tiểu chung với Hoa Kỳ trong vùng biển tranh chấp và giảm chỉ trích TC giành giật biển. Trump cũng tới tham dự hội nghị ASEAN do Duterte chủ tọa ở Pasay, Philippines.

Nhà phân tích Richard Heydarian của Manila cho biết: 

"Chủ tịch ASEAN là Philippines, TC nước yêu sách hàng đầu, cả hai cùng nhau nói tình hình hoàn toàn ổn định, không có lý đó gì để can thiệp từ bên ngoài vào.

Vì vậy, hội đồng ASEAN sẽ đồng ý Bắc Hàn có vấn đề, hơn là nói nhiều về biển Đông."

Nguồn:



November 3, 2017-11-03

0 comments:

Powered By Blogger