Trần Nguyên Thao (Danlambao) -Không biết đây là lần thứ mấy Hà Nội “tiu nghỉu, bẽ bàng” với cái phao cứu nguy kinh tế TPP lúc nổi lúc chìm. Lần này tại hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng, TPP đổi sang tên mới dài dòng hơn, và “lơ lửng” với thòi gian chưa xác định. Oái oăm là “thức lâu chầu mỏi” túi tiền Ba Đình sắp rỗng, nguồn cơn đưa đến tình huống ngổn ngang trăm mối tơ vò; thúc bách Hà Nội phải thi hành bằng được nghị quyết 18 đưa ra cuối tháng 10,[1]. Lần này không hô khẩu hiệu “đảng vĩ đại muôn năm” mà công khai nhìn nhận bộ máy đảng cồng kềnh, lãng phí. Nghị quyết hứa hẹn bốn năm nữa (2021), tỷ lệ cán bộ sẽ giảm tối thiểu 10% so với năm 2015”, sẽ cho về vườn đám người đầu mối, cấp trung gian, cấp phó; bãi bỏ các chức vụ chồng chéo, trùng lắp... Mười ba năm nữa (2030) mới hoàn thành nghiên cứu, quy định chức năng, tổ chức mô hình và sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chánh cơ sở. Nghị quyết nói, lần cải tổ này cũng để phục vụ pháp quyền xã hội chủ nghĩa và “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cuộc hô hoán giảm người lần này chỉ là phiên bản của nghị quyết 39 cũng lại ông Trọng ký tháng 04-2015, được đảng gọi văn vẻ là “tinh giản biên chế”.
Từ chóp bu Ba Đình đến tận xã ấp, cá nhân nào được nằm trong bảng lương hàng tháng phải thuộc vào một trong năm 5 loại: Hậu duệ, quan hệ, đồ đệ, tiền tệ, cuối cùng mới đến trí tuệ. Truyền thông đảng nói rằng, bây giờ đẩy loại người nào ra cũng không xong, chỉ có đám trí tuệ là dễ xóa tên khỏi bảng lương, nhưng như vậy lấy ai để làm việc! Việc tinh giản biên chế liên quan mật thiết với tham nhũng; giảm chỗ này, nơi khác lại phình to.
Từ nghị quyết 39 cũng mang nội dung giảm người tới nay đã gần 3 năm, những gì đang diễn ra được truyền thông của đảng mô tả là “vô vọng”[2] Theo báo chí của đảng: ở hầu hết các nơi, đa số chỉ giảm được nhóm người nghỉ hưu trước tuổi (chiếm 90%), người hưởng chính sách thôi việc. Các cơ quan đơn vị đều thừa nhận: Chưa tinh giản được đúng đối tượng.
Tổng biên chế cả nước tính đến 31/12/2015 là 3.563.000 người, nhưng đến 1/2/2017 không những không giảm, mà còn tăng lên gần 3.600.000 người.
Năm 2017, có 20 bộ, ngành đề xuất tăng biên chế [3]; 2 bộ (Bộ Công Thương và Bộ Nội vụ) đề xuất giảm biên chế; 11/63 tỉnh, thành phố vượt 7.951 biên chế so với chỉ tiêu.
Người dân nhìn vào cũng đã thấy trước việc tinh giản biên chế chỉ để nói cho... vui. Bởi thực tế nhiều năm qua, nhà nhà, người người đều cố gắng chạy một “chân” biên chế bởi cái tâm lý vào biên chế nhà nước là "ổn định", yên lành, thậm chí có thu nhập cao... Có những công việc người ta đều biết rằng thu nhập không hề cao như công nhân thoát nước, vệ sinh môi trường... thu nhập chỉ tầm 5-7 triệu đồng mỗi tháng nhưng để có việc làm trong công ty nhà nước cũng phải đút lót một số tiền 100-150 triệu đồng. Mỗi khi cơ quan nhà nước nào thông báo tuyển dụng, có hàng trăm, hàng ngàn hồ sơ dự tuyển. Như cách đây mấy năm, Cục Thuế Hà Nội tuyển nhân viên, có gần 2 cây số người xếp hàng từ đêm hôm trước, rồng rắn nộp hồ sơ dưới mưa. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI cho biết, "đỏ mắt" mới tuyển được người có trình độ, thực học để làm việc cho họ.
Năm 2008, Hà Nội đưa ra mỹ từ kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa (KTTTXHCN), Cũng từ đó, mọi cơ chế chính trị, hành chánh và các đoàn thể ngoại vi đảng Việt cộng lần lượt thi nhau tuyển người; chưa kể công an và quân đội, tổng số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước xấp xỉ 12 triệu. Lương của guồng máy khổng lồ này lấy từ tiền thuế của dân. Nhưng “lậu” do đám này thu về dưới mọi hình thức, nhẹ nhất là tiền “bôi trơn” trong các thủ tục hành chánh rườm rà đến cưỡng chế tài sản, đất đai của cá nhân, tôn giáo mới thực sự giầy xéo hàng triệu dân oan khắp nước đến xuống tận cùng đau khố!
Công an có đến gần 600 ngàn người, 230 cấp Tướng, chỉ huy 120 tổng cục, cục, vụ và viện. Bộ Công an chiếm khoảng 12% ngân sách cả nước cho công việc điều hành, cao hơn cả ngân sách Bộ Quốc Phòng! Trong trường hợp luật an ninh mạng do công an đề nghị được áp dụng, thì các công ty tin học lớn như Google, Facebook sẽ không thể hoạt động tại Việt Nam. Khi đó, kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng, tầm giao dịch trong thương mại quốc tế sẽ khựng lại.
Đối với các Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, Hội Cựu chiến binh và 28 hội đặc thù khác, Hà Nội đã chu cấp đến trên 14 ngàn tỷ đồng (tài liệu của VEPR).
Trước đây mỗi nhân viên công an, an ninh, du côn được thuê làm chỉ điểm, 1 ngày theo dõi nghi phạm, “phản động”, được phụ cấp thêm 500.000 đồng ở cấp tỉnh thành, 300.000 đồng cấp quận huyện, 100.000 đồng cấp phường xã, nhưng từ giữa năm 2017, phụ cấp này hầu như bãi bỏ, vì cạn tiền.
Ngày nay nhiều huyện, tỉnh, thành phố nợ lương của cán bộ, viên chức 2, 3 tháng. Gần đây nhất tại xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông có đến 101 giáo viên và nhân viên hợp đồng không có lương đã 7 tháng [4]. Tình trạng thiếu tiền khắp nơi, buộc Hà Nội phải đẩy mạnh việc bớt người trong các cơ quan, mong dồn tiền sang nuôi dư luân viên, côn đồ và hội Cờ Đỏ.
Tương tự như tại Nga và các nước chư hầu thuộc Liên Bang Xô Viết, vào lúc mạt vận trước khi sụp đổ, cuối thế kỷ trước, Ba Đình cũng lập ra hội Cờ Đỏ “ra quân” rầm rộ, sắt máu, ồn ào nhằm dự liệu đối phó với phong trào đấu tranh ôn hòa tại nhiều nơi trong dân chúng.
Tổng tài sản Doanh Nghiệp Nhà Nước tính đến cuối năm 2015 đã là 3 triệu tỷ đống, nhưng tổng doanh thu chỉ đạt gần 1.6 triệu tỷ đồng.
Nền kinh tế dựa vào bên ngoài như kiểu Việt Nam, thì tỷ lệ vay mượn an toàn là 40% GDP. Nhưng, cho đến nay, các loại nợ của Việt Nam cộng lại đến hết năm 2016 khoảng 431 tỷ Mỹ Kim, bằng 210% GDP. Mỗi người Việt Nam sẽ gánh khoảng 100 triệu đồng tiền nợ do cộng đảng vay mượn lâu nay. Nhiều quốc gia cả giàu lẫn nghèo đều vay nợ ít hay nhiều để phát triển, nhưng họ đủ khả năng trả nợ.
Từ tháng Bảy năm 2017, Hà Nội không còn được hưởng chế độ vay nợ ưu đãi khoảng 0.8% tiền lời, thay vào đó là mức lãi suất cho vay tăng gấp ba lần “thời vàng son” - từ 2,5 đến 2,7%/năm.
Tổng bí thư Trọng khoe quỹ an toàn ngoại tệ của Hà Nội còn gần 45 tỷ, nhưng trong đó có đến 12 tỷ Mỹ Kim thuộc về trái phiếu chính phủ Mỹ. Theo Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, “phần còn lại phải lo chống đỡ cơn bão nhập siêu từ Bắc Kinh lẫn chi tiêu “ngoài kế hoạch” của chính phủ và khối đảng, đồng thời ngân sách không còn bất kỳ khoản kết dư nào để trả nợ nước ngoài, Việt Nam chỉ còn biết cách cắm đầu vay mượn quốc tế, dù với lãi suất cao hơn nhiều so với trước, để đảo nợ”(VOA).
Năm 2016, Ba Đình ép dân phải bán cho kho bạc Hà Nội 10 tỷ Mỹ Kim bằng cách: Hạ lãi xuất tiết kiệm đồng Mỹ Kim gởi trong ngân hàng xuống 0%; tăng lãi xuất tiền đồng VN lên 7%. Vậy là dân chúng phải bán Mỹ Kim cho Ba Đình, lấy tiền VN gởi tiết kiệm để được 7% tiền lời. 10 tỷ Mỹ Kim mua vào, thì Ba Đình tung ra thị trường bằng số tiền đồng tương đương, khoảng 25 triệu tỷ đồng VN.
Ngày 15-11-2017 Kho bạc Ba Đình tính bán ra thị trường 2000 tỷ trái phiếu, cuối cùng chỉ bán được có 616 tỷ. Dân chúng không tin vào trái phiếu do Việt Cộng phát hành.
Tiêu hoang và tham nhũng là đặc tính thâm căn của cộng đảng. Nếu giải pháp tăng thuế như Hà Nội đang toan tính mà thất bại thì phải đổi tiền hoặc đánh tư sản mại bản để moi tiền và vàng nơi dân mới có mà tiêu và trả nợ. Trả nợ không nổi có thể phải nghĩ đến việc xin “vỡ nợ từng phần”.
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, nếu người dân viện dẫn quy luật quốc tế về các “khoản nợ ghê tởm” do một thiểu số đi vay và chia chác cho nhau mà dân không được biết. Trong giả thuyết đó các chủ nợ phải xóa nợ hoặc truy nã những kẻ đi vay bất chính chứ không thể bắt dân trả. Thế kỷ 20 có ba chục trường hợp như vậy đã trở thành án lệ hay tiền lệ cho các tòa án áp dụng”(RFA)
Greg Jennett, phái viên ABC tường thuật tại chỗ: Số phận của tiến trình đàm phán TPP kể như tan biến sau khi bị Justin Trudeau “chơi xỏ” nói là “quên không xếp lịch họp”. Lãnh đạo các nước khao khát thông qua thỏa hiệp nghẹn họng, vì tiếng ca TPP chưa kịp cất lên đã tắt lịm... Sau một ngày dài, mọi người chờ mãi không thấy lãnh đạo Canada tới, Thủ tướng Shinzo Abe bước vào phòng và tuyên bố hoãn ký kết vì người Canada không có mặt.
Rượu thịt chuẩn bị cho bữa yến tiệc tưng bừng ăn mừng giữa các bộ trưởng và thành viên thương thảo TPP phải hủy bỏ. Nhiều phen tước đây, Hà Nội từng huy động báo chí mô tả “khắp đất trời Việt Nam là cả mùa Xuân”, khi TPP ký kết. Từ năm 2008 đến nay, không biết bao nhiêu lần cơ hội “nâng ly rược mừng” đã vuột khoải tầm tay của Hà Nội.
Theo ông Francois-Philippe Champagne, Bộ trưởng thương mại quốc tế của Canada thì thật ra vẫn chưa có những thỏa thuận nền tảng cho TPP. Còn Nữ Thủ tướng New Zealand, Jacinda Ardern trước đó cũng nói, có nhiều khoản không thích hợp cần xem xét lại.
Hoa kỳ dù đã rút khỏi TPP ngay sau khi Tổng Thống Trump bước chân vào nhà trắng, nhưng Giáo Sư Jenik Radon, đại học Columbia, khi tham dự APEC đã phê bình rằng, dự thảo về TPP được “soạn thảo rất dở”. Ý tưởng về TPP là tốt, nhưng có nhiều điểm thiếu rõ ràng và các bên tham gia có thể lợi dụng các kẽ hở này.
Trải qua 4 vòng đàm phán gay go, các Bộ trưởng ở APEC Đà Nẵng đã thống nhất đưa ra danh xưng mới cho cơ chế 11 nước (không có Hoa Kỳ) là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership).
CPTPP vẫn giữ nguyên nội dung của TPP cũ nhưng cho một số các nước thành viên tạm hoãn các nghĩa vụ. CPTPP là toàn diện, cân bằng lợi ích các thành viên, có tính tới lợi ích của các nước. Các Bộ trưởng giao cho các Trưởng đoàn đàm phán giải quyết những vướng vắc chưa đạt được, nhưng không xác định thời gian. CPTPP vẫn mang hy vọng có ngày Hoa Kỳ sẽ quay lại.
Trong chuyến công du đầu tiên tới năm quốc gia ở châu Á, Tổng thống Donald Trump đã nhấn mạnh khái niệm "Ấn Độ - Thái Bình Dương" để thay thế cho thuật ngữ "Châu Á - Thái Bình Dương" mà các chính quyền tiền nhiệm Mỹ vẫn sử dụng.
Trong diễn văn tại APEC Đà Nẵng, Tổng Thống Trump bằng giọng dữ dội, gởi thông điệp đến các nước từng làm mất cân bằng thương mại “Chúng tôi không còn có thể chịu đựng được những vi phạm thương mại lâu dài, và chúng tôi sẽ không dung thứ. Mặc dù nhiều năm trời thất hứa, chúng tôi được cho biết rằng một ngày nào đó mọi người sẽ hành xử một cách công bằng và có trách nhiệm. Người dân ở Mỹ và khắp vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương đã chờ đợi ngày đó đến nhưng nó chưa bao giờ có và đó là lý do tại sao tôi ở đây hôm nay” [5].
Mẹo vặt của Ba Đình đưa TT Trump vào hàng quốc khách đầy danh dự trong yến tiệc linh đình. Thường thì mánh khóe “chiều người lấy của” được Ba Đình áp dụng khá thành công. Nhưng lần này thì ai cũng thấy: Trump “đã đi rồi” nhưng âm thanh chát chúa “đòi cân bằng thương mại lên đến 30 tỷ Mỹ Kim”, sẽ làm cho túi bạc của Ba Đình mau teo tóp [6]. Bên cạnh đó, còn có tin Tập Đoàn Dầu Khí khổng lồ ExxonMobil tuyên bố sẽ hoãn dự án hợp tác khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh với Việt Nam trên biển Đông tới năm 2019.
Chú thích:
[6] Mỹ chi tới 38.1 tỷ Mỹ Kim mua các loại hàng hóa của Việt Nam song chỉ xuất sang Việt Nam được lượng hàng hóa thấp hơn rất nhiều, trị giá có 8,7 tỷ Mỹ Kim. Chính phủ Trump coi đây là mất cân bằng thương mại, cần phải giải quyết.
0 comments:
Post a Comment