LGT:
Lần đầu tiên, tổ chức nhân quyền Phóng viên Không Biên giới và tổ chức
Thiên chúa giáo misso đã làm việc chung với nhau và đưa rachiến dịch
Thỉnh nguyện thư #freeLy yêu cầu trả tự do cho blogger, nhà báo công dân
và linh mục đang bị quản thúc Nguyễn Văn Lý. Hai tổ chức này muốn nhấn
mạnh rằng quyền tự do thông tin và tự do tôn giáo không thể tách rời
nhau. Mở đầu chiến dịch này là buổi Thảo luận bàn tròn ngày 26 tháng 1
vừa qua tại Berlin (DĐVN21 đã đưa tin).
Xin ký tên ủng hộ thỉnh nguyện thư (song ngữ Đức và Anh) của missio và Phóng viên Không biên giới, ký tên tại đây https://www.openpetition.de/petition/online/freiheit-fuer-nguyen-van-ly-freely.
Tổ chức missio đã phỏng vấn TS Dương Hồng Ân, điều hợp viên của Diễn
Đàn Việt Nam 21 và đăng trên trang mạng missio. Sau đây là bản dịch của
Nguyễn Quang.
*
Tự do thông tin và tự do tôn giáo không thể tách rời. Chính vì vậy tổ
chức misso và tổ chức Phóng viên Không Biên giới đang cùng kêu gọi trả
tự do cho blogger, nhà báo công dân và linh mục đang bị giam giữ Nguyễn
Văn Lý. Đó là lý do tại sao họ đã khởi xướng một bản kiến nghị Petition
vào ngày 26 tháng Giêng. Trong loạt bài của missio "Tiếng nói của chúng tôi cho các blogger bị bách hại"
các blogger khác diễn tả tại sao họ hỗ trợ chương trình hành động này.
Hôm nay tiến sĩ Dương Hồng-Ân, điều hợp viên của blog "Diễn Đàn Việt Nam
21", lên tiếng.
Ông cảm nhận gì khi nghe tin về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam?
Đầu tiên tôi nghĩ ngay đến nhiều người can đảm ở Việt Nam dù ở hoàn cảnh
khó khăn và nguy hiểm cho chính bản thân mà vẫn tranh đấu cho dân quyền
và nhân quyền. Tôi xin tỏ lòng kính trọng và chân thành biết ơn những
mẫu người cương trực này.
Ai cũng rõ, các chế độ độc đoán thường không tuân thủ những thỏa ước và
nghĩa vụ quốc tế mà họ đã ký kết. Ngay chính quyền Việt Nam mặc dù là
thành viên trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng công khai xem
thường các quyền tự do báo chí, tư tưởng và tôn giáo ngay tại đất nước
mình. Các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà báo Blogger phê bình nhà
nước bị đối xử ngược đãi một cách có hệ thống.
Để bịt miêng những người đối lập, đồng thời để lừa bịp dư luận thế giới,
người cầm quyền ở Hà Nội đã áp dụng những phương pháp xảo quyệt. Nhiều
nhà hoạt động cho nhân quyền bị đưa ra tòa với các cáo buộc ngụy tạo như
trốn thuế hay phạm tội hình sự. Mới đây các Blogger còn bị côn đồ tấn
công và hành hung dã man.
Dù chế độ đàn áp thô bạo những người khác chính kiến, vẫn có những triển
vọng tốt trong cuộc đấu tranh cho nhân quyền. Số người trong nước muốn
thực thi quyền tự do tư tưởng, tự do ý kiến càng ngày càng phát triển,
khiến chế độ rơi vào „vòng lẩn quẩn“. Càng nhiều người bị bắt giữ thì
càng có thêm nhiều tiếng nói phản đối sự cai trị độc đoán của chế độ độc
tài Hà Nội. Đây chỉ là vấn đề thời gian, liệu đảng cộng sản Việt Nam
còn chịu được áp lực này bao lâu nữa.
Chúng tôi ở phương Tây có thể làm gì cho các Blogger ở Việt Nam?
Những nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam đau lòng nhận thấy không có tình
đoàn kết quốc tế và thiếu sự quan tâm của báo chí thế giới. Cuộc phản
kháng thầm lặng chống lại nhóm quyền lực ở Việt Nam rất tiếc đã không
tạo ra được các tựa đề lớn trên báo chí. Thay vào đó người ta thường đọc
được các bài phóng sự du lịch thông tin về danh lam thắng cảnh và giá
biểu thuận lợi ở những nơi nghỉ mát.
Chính vì khiếm khuyết, thiếu xót này mà sự hỗ trợ của phương Tây cho
phong trào nhân quyền ở Việt Nam mang một ý nghĩa trọng đại. Công luận,
chính giới, các nhà hoạt động nhân quyền và các tổ chức nhân quyền Đức
nên tranh đấu công khai cho các Blogger Việt Nam. Thưc tế đã minh chứng,
áp lực quốc tế không hẳn không hiệu quả. Ít nhất trong ba trường hợp,
các Blogger được nhiều người biết đến đã được trả tự do nhờ sự can thiệp
của quốc tế. Những cuộc gặp gỡ giữa các chính trị gia Đức với blogger
Việt Nam trong khuôn khổ công du Việt Nam của họ cũng rất hữu ích. Tôi
xin nhắc đến các cuộc đàm luận của Trưởng khối nghị sĩ Liên Minh Dân Chủ
Thiên Chúa Giáo (CDU) ở Quốc Hội liên bang, ông Volker Kauder, của Bộ
trưởng Kinh tế liên bang, ông Sigmar Gabriel, của thứ trưởng tư pháp
liên bang, ông Christian Lange v.v... với với một số nhà hoạt động Việt
Nam. Đặc biệt dư luận chú ý đến chuyến viếng thăm Việt Nam của Đức Hồng Y
Reinhard Marx hồi tháng giêng 2016. Đức Hồng Y Marx đã tiếp chuyện với
các tín hữu, những nhà bất đồng chính kiến và cả đại diện chính quyền.
Trong các cuộc tiếp xúc Đức Hồng Y ông đã tỏ ý rất hỗ trợ cho tự do tôn
giáo ở Việt Nam.
Tại Đức những người Việt bất đồng chính kiến, các Blogger người Việt và
các nhóm người Việt hoạt động cho nhân quyền đã tự đảm nhận nhiệm vụ yểm
trợ các Blogger ở quê nhà bằng nhiều cách. Họ thông tin cho công luận
Đức về những vụ vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, vì hầu như báo chí Đức
hiếm tường thuật về các sự bách hại chính trị ở Việt Nam. Họ chuyển dịch
các tin tức do các Blogger soạn bằng Việt ngữ qua Đức ngữ và phổ biến
rông rải cho công luận qua điện thư hay trên các trang báo mạng. Qua
những hình thức này họ trở thành người phát ngôn ở các nước phương Tây
cho các Blogger trong nước. Trong chương trình hoạt động của người Việt
lưu vong còn có các cuộc biểu tình thầm lặng tại chỗ và hội thảo có sự
đóng góp của người Đức. Họ cũng rất mong muốn được sự hợp tác của các tổ
chức, các nhóm hoạt động cho nhân quyền và giới blogger Đức.
Theo ý ông tại sao tự do thông tin và tự do tôn giáo không thể tách rời?
Không có tự do thông tin, ngôn luận và tư tưởng thì không thể có tự do
tôn giáo. Không thể chấp nhận được tình trạng nhà nước có thể chọn lựa
và chỉ định ai („một công dân bình thường“) được phép tham dự thánh lễ
và ai („một công dân phê bình chế độ“ ) không được phép. Đây là điều mà
„Ban tôn giáo chính phủ“ muốn đạt được. Ban này kiểm soát mọi hoạt động
của từng tôn giáo và kiềm chế sự trao đổi thông tin giữa các tín hữu.
Hai nhà lãnh đạo tôn giáo, Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Hòa Thượng Thích
Quảng Độ không được hành sử quyền tự do tư tưởng, tự do ý kiến. Cụ thể
là cả hai vị đều bị giam giữ nhiều năm trong tù cũng như quản thúc tại
gia.
Bản tiếng Đức: “Unsere Stimme für verfolgte Blogger”, 25. Februar 2016 / Marta Wajer, missio
0 comments:
Post a Comment