Friday, February 26, 2016

Giới trẻ nghĩ gì về quốc tịch Việt nam?

Vào ngày 19 tháng 2 vừa qua, chủ tịch nước Việt Nam ông TrươngTấn Sang trong dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2011-2016 cho biết đã thôi quốc tịch Việt Nam đối với hơn 32.000 người. Sự việc này đang là đề tài bàn tán nhiều trên các phương tiện mạng xã hội và đây cũng là chủ đề cho Diễn đàn bạn trẻ tuần này với Chân Như và các bạn khách mời hôm nay.
Ý nghĩa quốc tịch
Chân Như: Theo các bạn, quốc tịch là gì và có ý nghĩa như thế nào với đối với một con người?
Lê Sơn: Đối với em, em cho rằng quốc tịch là một trạng thái pháp lý thể hiện mối quan hệ công dân và một quốc gia, một nhà nước, một nơi họ có quốc tịch. Và đó là quyền thành viên của một quốc gia hay là một nhà nước có chủ quyền; Nó thể hiện mối quan hệ tương hổ chặt chẽ qua lại giữa nhà nước và cá nhân: quốc tịch cho phép nhà nước có quyền lực pháp lý với một cá nhân và cũng cho phép cá nhân có quyền được bảo vệ bởi nhà nước. Thật ra đối với một công dân, nhà nước phải đảm bảo quyền và danh dự cho cá nhân có quốc tịch. Việc xác định quốc tịch có ý nghĩa rất quan trọng vì một cá nhân không thể có quyền được vào danh dự như một công dân nhà nước nhất định nếu như cá nhân đó không phải là công dân của quốc gia của mình. Điều này có ý nghĩa rằng khi xác định được một quốc tịch chính là việc xác định quyền và nghĩa vụ của nhà nước với công dân và ngược lại,
Khải Tường: Theo như em biết, quốc tịch có một ý nghĩa riêng đối với mỗi cá nhân, nhưng đối với công dân của một nước điều đó chứng minh tôi là công dân của nước sở tại. Quốc tịch cũng giống như đại diện về mặt pháp luật là tôi đều có đầy đủ mọi quyền của công dân nước đó, theo ý em là như vậy.
Chân Như: Hãy nói về cảm xúc của bạn khi mang quốc tịch Việt Nam.
Khải Tường: Trước đây, với tâm thế của một người Việt yêu nước nên khi mang trên mình quốc tịch của người Việt Nam (VN) thì em cảm thấy điều đó hoàn toàn tự hào vì mình có một truyền thống của cha ông để lại cũng tốt đẹp. Lúc đó em đều suy nghĩ là rất tốt, rất tự hào chen lẫn trong đó là những cảm xúc của một người con dân VN. Khi mình đi ra các nước ngoài, mình cũng hãnh diện tôi chính là người VN. Tuy nhiên, sau khi em biết nhiều sự thật về nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) từ sau năm 75,đất nước mà mình mang tấm hộ chiếu hay gọi là quốc tịch của nước CHXHCNVN thì em thấy điều đó không còn thiêng liêng đối với chính bản thân em nữa, có thể nói đó là từ thất vọng.Biết nhưng giờ mình không thể thay đổi được, nhưng vẫn tự hào mình là người VN.
Linh Hồ: Em tán thành với câu cuối của bạn Khải Tường có nghĩa là tự hào là người VN nhưng đành chịu phải mang quốc tịch VN với tấm hộ chiếu VN. Tấm hộ chiếu thể hiện mình là công dân của nước nào, và hiện tại, những người Việt trong nước đang mang hộ chiếu của công dân nước CHXHCNVN là một nước cộng sản (CS) với nền kinh tế kém phát triển hơn những nước khác.Việc người Việt mang hộ chiếu VN ra nước ngoài sẽ rất khó khăn vì phải xin visa, buộc phải chứng minh tài sản, hôn nhân hoặc công việc ở VN thì họ mới cấp đi ra nước ngoài. Người Việt mang quốc tịch VN rất hạn chế đi du lịch các nước nếu mà không có điều kiện về kinh tế.
Lê An: Nói chung đối với em chuyện đó rất bình thường. Thật sự mình là người VN thì mình rất tự hào rồi nhưng điều em thấy đây, em sẽ không đổ lỗi cho CS hay đổ lỗi cho ai. Rõ ràng như em thấy hiện tại: ví dụ khi em đi du lịch ở đâu em không dám nói em là người VN tại vì sao, tại vì ý thức những người Đông Nam Á xung quanh này nhìn mình như “mọi” luôn; Thậm chí nhiều khi mình đi ra nước ngoài mà nói mình là người Việt Nam, tự nhiên họ sẽ thay đổi khác liền. Chẳng qua là do ý thức của mỗi người thôi anh. Bây giờ mình qua một nước phát triển hơn mình rồi mình lại chen lấn lại dùng cái thói ở đây (Việt Nam) áp dụng ở một xứ văn minh thì rõ ràng điều đó là điều không đúng rồi. Với cá nhân em mang quốc tịch gì đi chăng nữa thì cái chính cũng là ý thức. Không ai xấu hổ khi mang quốc tịch VN, chẳng qua xấu hổ là do thói xấu của người ta làm ra thôi.
Không có quyền tước đoạt quốc tịch



Hộ chiếu Việt nam
Chân Như: Khi biết thông tin Việt Nam mới có quyết định cho thôi quốc tịch… Bạn nghĩ sao về việc này?
Lê Sơn: Thưa anh khi biết thông tin em thấy điều này là một sự vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng đối với quyền con người. Ngay điều 15 trong tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nói rằng “mọi người có quyền nhập tịch một nước nào đó và thứ hai không ai bị tước đoạt quốc tịch của mình hay bị khước từ quyền được thay đổi quốc tịch một cách độc đoán”.Vậy khi VN họ có quyết định cho thôi quốc tịch như thế đồng nghĩa với việc họ đang tước đoạt quốc tịch của một con người, của một công dân. Và công dân đó đã bị khước từ những quyền cơ bản nhất của con người đối với một quốc tịch. Việc đảng CS độc đoán đã quyết định làm cho công dân ở trong đất nước VN trở nên vô quốc tịch là một việc vi phạm nhân quyền vô cùng trầm trọng và việc này đi trái với hiến chương LHQ.
Khải Tường: Em có đọc một vài thông tin trên mạng về việc này. Theo như số liệu anh Chân Như mới nói 32 ngàn người em nghĩ con số này chắc chỉ tượng trưng thôi( em nghĩ chắc sẽ nhiều người). Theo như những gì em tiếp xúc hằng ngày hay những đại bộ phận dân chúng mà em được tiếp xúc, họ cũng nói là nếu mà được nhập quốc tịch nước khác thì có lẽ vui hơn chứ còn để quốc tịch VN thì họ cũng cảm thấy chẳng có gì để tự hào mà. Lúc đó em cảm thấy thì ra đâu phải một mình mình thấy sốc và bất ngờ cảm thấy không còn sự hãnh diện đấy nữa đâu. Rất nhiều người nói bây giờ mang quốc tịch VN cảm thấy là một nỗi xấu hổ, khi người ta khi ra nước ngoài. Còn việc ông Trương Tấn Sang cho thôi quốc tịch, em nghĩ điều này nên phải xảy ra lâu lắm rồi. Theo những gì em biết được ở trên Facebook, VN mình vẫn là nước duy trì chế độ 2 quốc tịch và họ khẳng định những người Việt nào đang sống trên bất kỳ nước nào trên thế giới này, dù họ nhập quốc tịch nước nào đi chăng nữa mà họ nói tiếng Việt thì hiển nhiên họ phải chấp nhận quốc tịch của nước CHXHCNVN. Điều này rất vô lý, theo em tìm hiểu ngay cả Trung Quốc theo chế độ cộng sản, họ không để cho dân họ hai quốc tịch. Vì vậy mà em thắc mắc vì sao VN mình bấy lâu nay vẫn gìn giữ hai quốc tịch này.Điều này làm cho em cảm thấy rất trái khuấy.
Linh Hồ: Việc có hai quốc tịch đó là điều một số nước trên thế giới vẫn còn áp dụng. Tuy nhiên, một số nước buộc công dân chỉ có riêng một quốc tịch của nước mình thôi. Đó là quyền lựa chọn công dân của họ. Riêng việc trên 32 ngàn người Việt thôi quốc tịch thì con số này không có gì để đáng nói hết tại vì một số người VN có hai quốc tịch nhưng nhiều năm liền họ không sử dụng quốc tịch VN nữa; Họ quên, không quan tâm họ là người VN có quốc tịch VN nữa nên chính quyền VN mới xóa quốc tịch của họ nằm trong con số này.
Lê An: Nói hơi phũ phàng nhưng chắc sẽ có rất nhiều người mừng tại vì cơ bản một điều là ở đây khi thông tin được phổ biến thì người ta cảm thấy mình đang bị kìm kẹp, đang bị những người khác ăn trên ngồi chóp. Theo thông tin hằng ngày em đọc báo, người ta đang tìm cách để bỏ đi khỏi chỗ này (Việt Nam). Bây giờ quốc tịch VN bỏ đi rồi có thể nhiều người mừng, và thậm chí ở đây du học sinh hoặc những người không phải đi xuất khẩu lao động này nọ, người ta vẫn tìm cách định cư ở chỗ khác thôi. Nói chung mang quốc tịch khác được nhiều lợi hơn mang quốc tịch VN, tại vì giống như hai bạn nói rõ ràng bây giờ mang quốc tịch VN, thâm chí đi Nhật cũng phải xin visa, chứng minh tài chính, làm đủ mọi thứ, trong khi đó Thái Lan gần ngay đó cũng là nước Châu Á như mình, họ đâu cần phải xin visa. Nói chung là bất cập, bất cập từ chính nhà nước. Có thể việc không có quốc tịch VN thì sợ thành người không tổ quốc nhưng thật ra con người chỉ sống một lần thôi. Nếu đối với cá nhân em ví dụ bị ở đây không cho mang quốc tịch VN hoặc cho một quốc tịch khác, ôi sẵn sàng thôi miễn sao bản thân mình cống hiến được và cảm thấy ổn là được rồi.
Chân Như: Khi đi ra nước ngoài, rất nhiều người Việt rất ngại ngùng khi mang hộ chiếu Việt Nam. Vì sao có hiện tượng này?
Khải Tường: Thật ra em chưa có cơ hội du lịch nước ngoài, nhưng qua những sự việc nhan nhản của các bạn đã đi nước ngoài, thậm chí trên facebook có một số bạn đăng nguyên dòng chia sẻ của các bạn nói về sự khinh thường của các nước bạn đối với một người cầm hộ chiếu nước CHXHCNVN thì em rất thắc mắc và khi đến đó em tìm hiểu thì thật ra họ đều có lý lẽ của riêng họ. Theo như em biết, các bạn ấy đến Malyaisa và Singapore đều bị có sự dè chừng của nước bạn mà theo những gì báo đài đưa tin em nghĩ người Việt mình đang làm xấu mặt hình ảnh chung của người Việt mình trên toàn thế giới. Từ đó một con sâu làm rầu nồi canh. Điển hình không phải mình chê dân mình nhưng mà họ đang đi quá đà, có nghĩa là họ qua đó họ có tính ăn cắp vặt, mại dâm, những tánh cẩu thả, xã rác bừa bãi. Thậm chí, em biết trên các trang tin ở Nhật họ viết dòng chữ là ăn cắp vặt có thể bị tù hoăc phạt nhiều tháng, họ viết dòng chữ Việt lên trước. Điều này em nghĩ đang nhắm đến người Việt, những hình ảnh đó góp chung một hình ảnh tiêu cực về người VN mình bây giờ đối với bạn bè quốc tế.
Linh Hồ: Trong thời gian đầu sử dụng hộ chiếu VN em rất ngại ngùng tại vì đi qua Singapore hoặc Maylaysia khi nhập cảnh vào, hải quan của họ hỏi rất nhiều những câu hỏi như đến và đi khi nào, phải chứng minh được vé máy bay khứ hồi họ mới cho nhập cảnh, nhưng sau này nếu mình đã nhập cảnh xuất cảnh nhiều lần con dấu passport trên passport của mình nhiều dấu thì sẽ dễ dàng lọt qua những cửa đó mà không gặp phải bất kỳ những câu hỏi nào. Họ căn cứ vào việc mình đi có nhiều nước hay không và khi đó họ sẽ dễ dàng cho mình nhập cảnh hơn là những người chỉ nhập cảnh một hai lần. Có thể nói như thế này:người việt mà cầm passport VN đi du lịch nhiều nơi trên thế giới thì thường bị những hải quan nước khác e dè.
Lê Sơn: Em cũng xin chia sẻ chút về câu chuyện của em vì những năm 2010- 2011, em cũng đã từng đi ra một số nước Đông Nam Á. Cảm nghiệm cụ thể của em thực sự rất là đau buồn. Khi em sang Thái Lan, anh biết họ hỏi em gì không? “Anh sang Thái Lan để làm gì? Có bao nhiêu tiền? Tại sao anh sang đây chỉ có bấy nhiêu tiền?” hay “Anh sang đây để cố tình đi tị nạn, trốn tránh đất nước hoặc anh sang đây để làm việc bất chính?” Khi em nhập cảnh vào cửa khẩu Nong Poy, em đã đi trước với rất nhiều người khác thuộc các quốc tịch khác nhau, nhưng họ lại giữ em lại và họ cho những người ở quốc tịch khác đi vào trước và họ đưa em vào một phòng để tra xét như vậy. Em không hiểu tại sao khi họ nhìn passport của VN, họ lại có thể hành xử với em như thế. Sau này em mới cảm nhận được tại vì em đang mang quốc tịch của CHXHCNVN. Và không chỉ riêng em mà rất nhiều người em chia sẻ câu chuyện với họ, và họ đã đồng tình. Họ cũng đã kể những câu chuyện tương tự giống em. Em thật sự đau buồn về việc đó. Hơn nữa khi mang quốc tịch VN, một số người ra nước ngoài họ làm những công việc nó không được tốt, chẳng hạn như đi buôn bán hàng cấm hoặc ăn trộm ăn cắp hoặc như đi sang hết hạn định visa họ không chịu quay về VN. Đó là điều rất đáng buồn, cái hệ lụy do chính hệ thống lãnh đạo của cộng sản đã đưa lại cho công dân của VN khi mang quốc tịch của VN CHXHCN.
Chân Như: Cám ơn phần chia sẻ của các bạn cho chương trình kỳ này.

0 comments:

Powered By Blogger