Sunday, February 28, 2016

Bệnh vô cảm mãn tính thời @ Cộng sản

Người VN trước đây là một trong những Quốc Gia hiếu khách và giàu tình cảm nhất. Ra ngoài đường thấy ai khó khăn, hay gặp những hoàn cảnh ngặt nghèo thì ra tay giúp đỡ, nếu thấy có người bị tai nạn thì xúm nhau vào phụ giúp người bị tai nạn băng bó, chặn xe chở đi nhà thương, bảo quản tài sản cho người bị nạn.

Thấy đám trẻ em đánh lộn thì người lớn chạy ra can ngăn, khuyên bảo và giải tán chúng về nhà. Thấy ai lỡ đường đói khổ xin tá túc cũng vui vẻ cho ăn nhờ và chỉ chỗ cho nghỉ chân qua đêm. Có người sáng hôm sau còn cho tiền về xe nữa. Cái đức tính cao quý ấy của người Việt giờ đây sau khi Cộng Sản vào cai trị, mọi cái đã được định hướng theo đúng với bản chất XHCN, mạng ai nấy lo, không ai có thể lo cho ai được.

Ra đường tự giữ lấy thân, chẳng may bị tai nạn nếu còn tỉnh táo một chút, thì giữ chắc đồ đạc, quay qua quay lại coi chừng không cánh mà bay.

Có những trường hợp bị thương nhưng vẫn phải cố gượng ngoắc xe chở tới bệnh viện. Đồ đạc tự kiếm chỗ gởi lại, khi ra về nhiều món tự dưng biến mất không biết phải kêu ai.

Thấy có đám trẻ em đánh lộn thì những người đi đường chỉ thoáng nhìn qua hoặc giả có dừng lại thì xúm vào chỗ đông cổ vũ cho đám trẻ em đó đánh hăng hơn đứng coi cho đã mắt rồi quay lưng bỏ đi.
Đường xa nếu có lỡ bước thì ráng kiếm chỗ nào đông người như bến xe mà nằm chờ sáng, đừng dại dột tìm chỗ vắng nằm nghỉ, tai họa sẽ đổ ập lên đầu, không trộm cướp hỏi thăm thì Bảo Vệ, Dân Phòng cũng đến rầy rà. Không ai cho người lạ ngủ trọ trong nhà qua đêm, vì họ sợ đầu không phải, phải tai, vì biết bao nhiêu câu chuyện làm ơn mắc oán, cho ngủ trọ nửa đêm người ngủ nhờ dậy khuôn đồ đi mất tích.

Ngày xưa thấy có người lỡ đường có vẻ mệt mỏi, xin ăn thì ba má tôi thường mời họ vào ghế ngồi rồi lấy tô cơm cho họ ăn, bưng nước tới cho họ uống, trúng bữa thì mời ngồi chung mâm cho vui. Bây giờ thì ráng nhịn đói, còn tiền thì mua đỡ cái gì ăn lót dạ, kiếm chỗ nào công cộng có đèn sáng ngả lưng cho tới sáng kiếm đường về nhà. Chính tôi sau năm 1975 cũng bị nhiều lần như thế, thôi thì tự lo lấy biết sao được.

Thậm chí Học Sinh trong lớp hè nhau ra đường đánh hội đồng bạn cùng lớp, phần đông là Nữ Sinh, cả bọn kéo tóc, đấm đá, đạp vào mặt, xé rách quần áo, chửi bới thậm tệ, người qua đường chỉ biết liếc qua, hoặc dừng lại để coi cho đỡ buồn, chẳng thèm quan tâm người bị đánh ra sao, coi chán mắt đã đời mới có người la Côn An đến, lúc đó đám đánh hội đồng mới bỏ đi.

Cái đáng buồn nhất là phong trào đấu tranh Dân Chủ và Dân Oan 3 miền. Mỗi khi có tụ tập xuống đường phản đối thì chỉ lèo tèo một số ít, đâm ra là những miếng mồi ngon cho những con ác thú cấu xé, còn lại những người bên ngoài họ bàng quang đi qua cho nhanh, sợ bị kẹt đường và sợ Côn An chặn lại làm khó dễ, những nhà gần đó thì chỉ đứng trố mắt nhìn xem như đi xem hát, vì nghĩ vạ gì mình dây vào cho rách việc, còn chắc ăn hơn nữa thì leo lên lầu đứng quan sát cho dễ thấy. Coi như đất Nước này là của những người đi biểu tình chống bất công, chống xâm lược, chống cướp đất, còn ta không có gì sảy ra thì cứ vô tư, ai sao kệ ai, miễn nhà ta vô sự là được.

Ngay khi có kẻ mặc đồ Dân Sự xông vào đàn áp, đánh đập những người đi biểu tình, chỉ có những người trong đám biểu tình xúm lại giúp đỡ nhau chứ có đổ máu hay bị thương tích gì, lúc đó nhìn đâu cũng chẳng thấy bóng người Dân bình thường chung quanh, hình như họ sợ dây dưa tới gia đình họ thì phải.

Họ đâu nghĩ được là nếu đất nước còn thì còn tất cả, nếu đất nước này lọt vào tay giặc, họ chỉ là một Công Dân loại 2, và mọi quyền lợi sẽ bị ảnh hưởng bởi mình chỉ là thuộc địa, cuối cùng sống dưới một chế độ hà khắc, mạng sống còn chưa giữ nổi nói chi đến tài sản, lúc đó kêu Trời Trời không thấu, kêu đất đất cũng chẳng nghe.

Chúng ta có bổn phận làm sao cho mọi người sống trở lại với nhau bằng tình người, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, cùng nhau chung sức phá bỏ cái chế độ đã làm cho đất nước ngày càng băng hoại, nghèo đói sống vô cảm, đèn nhà ai nấy rạng, mới mong thoát khỏi ách cai trị của bọn xâm lược ngàn năm chưa hết mộng xâm lấn./.

Ngày 28/02/2016


0 comments:

Powered By Blogger