Nguyễn Thị Thanh Bình (DLB) - Thư
giãn ngày chủ nhật liệu còn là một cần thiết, khi đã lắm lúc chúng ta
đều cảm thấy 24 giờ cho một ngày vẫn không đủ. Không hiểu sao lúc này
với tôi, chủ nhật lại trở về với thời khắc gợi nhớ thứ màu sắc chủ nhật ở
một mùa hè rực rỡ những bước chân đo đếm tự do. Nơi của những trái tim
quê nhà thề không đắc tội với cha ông giống nòi. Bước xuống, đã bước
xuống (nhưng chưa đủ) cùng những lòng đường để nói với con cháu, anh chị
em, và bạn bè khắp nơi: “Chúng ta chừng như đã mất hết, chỉ còn nhau!”
Nhìn nhau mà bất động thì mãi mãi cùng chỉ là những tra vấn: “Nhân Quyền Việt Nam Tôi Đâu?” Buồn
và lại buồn hơn, khi nhìn thấy hình ảnh đông đảo của dân chúng
Campuchia giương cờ, cầm loa kêu gọi đòi nhân quyền trước Quốc Hội của
họ hôm qua hôm kia. Buồn và bao giờ so sánh con số “chưa đủ” vẫn buồn
cả! Bao giờ thì chúng ta mới có thể đứng dậy để tuyên xưng cùng Tuyên
Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền: “Mọi người sinh ra đều tự do, bình đẳng về nhân phẩm và các quyền lợi”?
Hôm nay lại là một chủ nhật không còn những mong ngóng vào Danlambao để
xem có phép-lạ-không-nằm-chờ-sung-rụng của những bước chân
mùa-hè-nổi-nóng. Giá gì chúng ta có thể băng băng qua sợ hãi bằng chính
sự thiêu đốt của mùa-hè-nổi-nóng. Sợ hãi thì cũng đành, nhưng khiếp
nhược thì hết thuốc chữa.
Chủ nhật, vẫn chưa có gì đột phá thay đổi, dù sinh viên Nguyễn Phương
Uyên vẫn mướt xanh như chưa bao giờ với công an trại giam và cũng chỉ
một hành vi “rất thơ” là trái tim nhiệt huyết yêu nước và một vài câu
thơ, cố nhiên. Rồi thì cũng lại thêm một người, từng người dân oan đi
kiện vừa tức tưởi chết không nhắm mắt.
Ờ nhỉ lại chủ nhật, liệu bao giờ chúng ta mới có thêm một
mùa-hè-nổi-nóng, để hất tung những thờ ơ lan truyền như bệnh dịch. Và
làm vừa lòng những chấn thương căm phẫn?
Phương cách tốt nhất để làm thỏa mãn thứ chấn thương căm phẫn, phẫn uất
này là cứ tiếp tục vuốt ve nó mỗi ngày. Vuốt ve chỉ để sự phẫn uất càng
lộng hành, chúng ta càng có thứ khí giới tự vệ của nổi loạn. Nổi loạn để
thay thế, cũng tựa như ngột ngạt quá thì cần một cơn bão nổi lên thế
thôi.
Chủ nhật 18/11 nảy cũng là lúc hiệp hội các quốc gia ASEAN thông qua
những chữ ký tuyên bố “chung cuộc” lần đầu về nhân quyền. Dĩ nhiên vẫn
toàn là những mỹ từ, nhưng đối với các tổ chức nhân quyền thì văn bản
màu mè này cũng chẳng đáp ứng được tiêu chuẩn thế giới quốc tế. Nhất là
trên thực tế có thêm câu thòng: “...phải được xem xét bối cảnh quốc gia và khu vực.”
Khỏi nói chúng ta cũng thừa đau đớn nhận biết Việt Nam của chúng ta đã
bị tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch phê phán không tiếc lời về
những vi phạm trầm trọng nhân quyền, nhất là quyền tối thượng tự do ngôn
luận vẫn tiếp tục bị trấn áp và giam cầm những blogger và những người
đối lập.
Với một tình trạng bối cảnh như thế, nhà cầm quyền Việt Nam chắc cũng tự
biết không thể vừa ăn cướp vừa la làng được nữa khi bị khước từ làm
thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền L.H.Q nhiệm kỳ 2013-2016, và cũng bị
lãnh đủ sự từ khước không cần Việt Nam sẵn sàng trải thảm đỏ, tổng thống
tái đắc cử Mỹ Obama cũng lại hơn một lần chẳng buồn ghé thăm và cảnh
báo Việt Nam phải lo cải thiện nhân quyền trước đã.
Với nhiều sức ép đến từ nhiều mũi dùi, kể cả thỉnh nguyện thư mới đây do
đài SBTN phát động gởi cho tổng thư ký L.H.Q Ban Ki-moon hay thỉnh
nguyện thư với kỷ lục 150.000 chữ ký của cộng đồng Việt Nam hải ngoại đã
gởi tổng thống Obama vào tháng 3 năm nay, chúng ta tuồng như vẫn chưa
thấy sự chùng bước nhẹ tay của nhà cầm quyền độc tài Việt Nam, khi mà
điều dễ hiểu nhất trong sự tồn tại của chính họ thì trần áp cưỡng bức
phải là yếu tố biểu dương để duy trì quyền lực.
Điều bất hạnh là khi, không những chính chúng ta muốn xua tay hất hủi
đất nước mình, mà còn muốn cả thế giới tỏ ra ghẽ lạnh, cấm vận kinh
tế... chỉ vì toàn thứ mặt thớt phẳng lì lạnh lẽo trơ ngốc và cần phải
bứng đi cho nhanh.
Bài ca “Nhân Quyền Việt Nam Tôi Đâu?” có
mặt đúng vào thời điểm nhân quyền dân chủ được Washington chú ý trong
chuyến viếng thăm Miến Điện, Campuchia, Thái Lan... của tổng thống Mỹ.
Và cũng cùng lúc với chiến dịch “Triệu con tim, một tiếng nói” của cánh chim đầu đàn là nhạc sĩ Trúc Hồ Asia / SBTN, không ngoài mục tiêu vận động đúng nghĩa cho nhân quyền Việt Nam.
Điều đáng nói là bài ca được chuyên chở rất có hồn từ hai tiếng hát
chừng như chỉ muốn đồng hành với niềm đau của dân tộc: Việt Dzũng và Lê
Huy Phong, qua nghệ thuật phổ nhạc và hòa âm của nhạc sĩ Quốc Toản.
Xin lỗi đã không làm bạn thư giãn được một ngày cuối của cuối tuần, bởi
chính tôi cũng đã không thể không bật khóc, khi nghe bài ca này.
Nếu không thể cầm lòng được, khi chính bạn cũng là người nặng nợ với nỗi
lòng tổ quốc, thì xin bạn hãy cùng tôi ít là một lần dàn trải ra dưới
đây những dòng nước mắt ấy. Như một trao gởi cho ngày Quốc Tế Nhân Quyền
10/12 sắp đến.
Biết đâu trong một bất ngờ dung rủi, cả hai ca sĩ kiêm nhạc sĩ Lê Huy
Phong và Việt Dzũng... sẽ tìm cách đan kết những giọt lệ lóng lánh ấy
thành xâu chuỗi dài của “âm thanh và cuồng nộ”. Và chúng ta sẽ đứng dậy,
cùng bước xuống để hát với đồng bào.
Bây giờ mời bạn hãy chia sẻ. Xin thử lấy một hai câu đầu của bài ca để bắt đầu:
“Nhân quyền của Việt Nam tôi đâu?
Quyền con người quyền sống bấy lâu...”
0 comments:
Post a Comment