Thụy My_RFI
Hộ chiếu « lưỡi bò » : Đòn phủ đầu của Tập Cận Bình cho những ai còn
ảo tưởng Trung Quốc sẽ hòa dịu hơn ở Biển Đông. Trước hành động in bản
đồ hình lưỡi bò trong đó bao trùm gần hết diện tích Biển Đông lên hộ
chiếu mới, chính quyền Trung Quốc đã gây bất bình cho rất nhiều nước.
Đặc biệt tại nước láng giềng Việt Nam, nơi Bắc Kinh liên tục có những
hành động gây hấn trên biển, thì dư luận người Việt rất phẫn nộ trước
thái độ khiêu khích trắng trợn này của người khổng lồ phương Bắc. Mới
đây gần 150 người Việt trong nước cũng như ở hải ngoại, trong đó có
nhiều thân hào nhân sĩ tên tuổi đã ký tên vào bản tuyên bố phản đối nhà
cầm quyền Trung Quốc in hình « lưỡi bò » lên hộ chiếu của các công dân.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, người có ký tên vào tuyên bố này.
Audio Thụy My phỏng vấn Luật gia Lê Hiếu Đằng – TP Hồ Chí Minh
RFI :
Kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng, rất cám ơn ông đã nhận trả lời phỏng
vấn. Trước hết xin ông vui lòng cho biết cảm nghĩ của ông về sự kiện hộ
chiếu « lưỡi bò » Trung Quốc ?
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Có thể nói việc đưa hình lưỡi bò lên hộ chiếu là một việc làm nói thật là cũng ít ai ngờ. Bởi vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều nước, và người ta cũng nghĩ là trong quan hệ ngoại giao, làm như thế là quá táo tợn, quá khiêu khích, không còn tôn trọng gì nhau nữa. Vì vậy có thể nói là Trung Quốc có lẽ họ dựa vào thế nước lớn, họ nghĩ là nước lớn họ muốn làm gì thì làm. Chứ trong quan hệ đối ngoại thì tối kỵ việc làm như thế này. Mà rõ ràng là phản ứng của các nước bây giờ rất là mạnh mẽ, đặc biệt trong đó có Đài Loan, là một lãnh thổ trong thời gian gần đây cũng đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bây giờ thì mới ngã ngửa ra cũng là một nạn nhân trong trò chơi này của Trung Quốc.
Vì vậy theo tôi việc này là có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong việc chống lại bá quyền Bắc Kinh, bởi vì nó làm bộc lộ rõ bộ mặt của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Một bộ mặt có thể nói là bất chấp dư luận trắng trợn, có những hành động ít ai có thể ngờ tới. Tôi nghĩ rằng đó là một việc làm hết sức là thất chính trị. Khi hành động như vậy Trung Quốc đã gây hiềm khích rất lớn với tất cả các nước ở khu vực đang tranh chấp Biển Đông. Điều đó càng làm cho các nước thấy rằng phải đoàn kết nhau lại, để chống lại âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Cái thứ hai nữa là, việc làm này càng làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam thấy rõ hơn bản chất của Trung Quốc. Chứ không phải cái kiểu mà cứ khư khư ôm bốn tốt rồi mười sáu chữ vàng, mà đặc biệt là trong bối cảnh sau đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có thể nói là ông Tập Cận Bình và ê-kíp của ông ta đã tung ra một ngọn đòn phủ đầu, đối với những người hy vọng rằng sau đại hội 18 của Trung Quốc thì sẽ có cải cách, có không khí hòa dịu với các nước láng giềng ; hay là trong vấn đề Biển Đông thì Trung Quốc có thiện chí để giải quyết.
Tất cả những suy nghĩ đó đều là không có cơ sở, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thấy rõ điều này. Một điều mà thật ra trong quan hệ qua nhiều thời kỳ, thì chúng ta đã thấy dã tâm của Trung Quốc rồi, trong vấn đề bành trướng xâm lược. Ngoài việc tấn công một cách ồ ạt năm 1979, họ còn khiêu khích trên cả mọi lãnh vực – kinh tế, chính trị, văn hóa – chứ không chỉ ở Biển Đông. Đây là cái âm mưu chi phối rồi dần dần xâm lấn và gây ảnh hưởng, buộc các nước phải theo đường lối của mình. Một âm mưu rất lớn của Trung Quốc, được làm một cách trắng trợn, công khai.
Do đó chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ có tác động rất lớn đối với nhân dân các nước trong vùng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, nhất là những nước đang tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Như vậy sẽ làm cho Trung Quốc bị cô lập.
Riêng bản thân tôi không thấy lo ngại về việc này, mà tôi cho đó là thời cơ để chúng ta thấy rõ hơn nữa bộ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc.
RFI : Có lẽ là không chỉ những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, mà ngay cả khái niệm « quyền lực mềm » qua việc này cũng không còn mấy ai tin nữa phải không thưa ông ?
Đúng rồi. Quyền lực mềm là như kiểu thực dân mới, nó tinh vi, nhưng bây giờ thì không còn như vậy nữa. Hành động này theo chỗ hiểu biết của tôi thì dường như chưa có tiền lệ trong lịch sử. Chưa có nước nào làm những việc như thế, nhưng mà Trung Quốc bây giờ thì họ lại trắng trợn làm. Do đó sẽ làm cho phản ứng của các nước càng dữ dội hơn. Ví dụ như Philippines, Đài Loan, Ấn Độ…rồi tất cả các nước không tranh chấp Biển Đông, nhưng đứng về mặt luật pháp quốc tế mà nói, thì họ cũng thấy đây là hành động ngang ngược. Do đó mà tôi nghĩ rằng với việc làm này thì Trung Quốc tự gây khó cho mình, tự bôi xấu bộ mặt của mình.
Tôi cũng rất lấy làm lạ là một cường quốc mà lại đi làm cái việc đê tiện như vậy thì cái hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới nó sẽ như thế nào. Chẳng lẽ các nhà lãnh đạo Trung Quốc không suy nghĩ như vậy sao. Chẳng lẽ vì cái lợi nhỏ mà quên đi hình ảnh của Trung Quốc đối với nhân dân trên thế giới hay sao ?
RFI : Thưa ông, có lẽ đây không chỉ là cái lợi nhỏ, mà theo một số nhà phân tích thì trong thời đại này « ai nắm được đại dương sẽ nắm được cả thế giới ». Có lẽ Trung Quốc muốn chứng tỏ uy thế của mình và quá tự tin vào sức mạnh?
Nhưng dù tự tin đến đâu cũng không thể nào có hành động áp đặt, bất chấp lẽ phải như Trung Quốc đã làm, khiến cho nhân dân các nước càng thấy rõ hơn.
Còn đứng trước hành động của Trung Quốc thì tôi thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam phải có những biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ và hiệu quả hơn ; chứ không phải chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay gởi công hàm phản đối. Tôi cho rằng việc làm của Trung Quốc là đã công khai, thì phía Nhà nước Việt Nam cũng phải công khai, có chủ trương nhất quán để vô hiệu hóa chủ trương của Trung Quốc. Chứ không thể để địa phương này giải quyết cách này, địa phương kia giải quyết cách kia được, mà phải đường hoàng công bố cho nhân dân trong nước và trên thế giới biết.
Nói như ông Mỹ, giám đốc công ty Lửa Việt, thật ra vấn đề du lịch tôi cho không phải là lớn lắm, nhưng mà cái lớn nhất là sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập. Và một điều nữa, chúng tôi nghĩ không phải sợ gì cả. Vì tuy là một nước sát cạnh với họ, và họ có tiềm lực kinh tế hơn chúng ta, thậm chí quân sự cũng có thể hơn chúng ta, nhưng tình hình quốc tế hiện nay cũng không cho phép họ muốn làm gì thì làm.
Vì vậy nếu Nhà nước Việt Nam biết dựa vào sức mạnh của dân tộc, cộng với sức mạnh hiện nay của các nước trên thế giới đang càng ngày càng thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, thì tôi nghĩ rằng đủ sức để mà vô hiệu hóa những chủ trương như vừa rồi của Trung Quốc. Ví dụ với sức mạnh của nhân dân Việt Nam, thì tại sao nhà nước không để cho nhân dân biểu tình phản đối việc đó, thậm chí là ủng hộ các cuộc biểu tình này, để tạo niềm tin cho nhân dân . Đó là cũng là một biện pháp phản ứng mạnh mẽ, mà một số nước người ta cũng đã làm.
Chứ còn nếu không thì Trung Quốc họ sẽ còn nhiều âm mưu nữa, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước chúng ta, đe dọa nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta. Nếu không, qua đại hội 6 vừa rồi, qua vấn đề chống tham nhũng cộng với vấn đề này mà không có biện pháp mạnh mẽ, thì người dân lại càng thất vọng thêm nữa. Và niềm tin đối với lãnh đạo Việt Nam ngày càng thấp hơn, đi đến sự mất ổn định chính trị tiềm ẩn.
Người ta bất bình thì người ta cũng có những việc làm – ví dụ các em sinh viên học sinh – em Phương Uyên chẳng hạn. Tại sao các em làm như vậy ? Đó là những phản ứng của xã hội đứng trước sự mềm yếu, nhu nhược trong lãnh đạo của chúng ta, đối với những hành động ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc, đã gây sự bất bình rất lớn trong nhân dân.
RFI : Dạ có lẽ chính quyền Việt Nam không phải là không thấy dã tâm của Trung Quốc, mà e ngại Bắc Kinh tạo cớ gây chiến tranh. Nhưng không chừng đến nước này thì khó mà lùi được nữa. Có người cho rằng việc cấp thị thực rời như vừa rồi có vẻ tương đối mạnh dạn hơn so với trước đây, ông nghĩ thế nào ?
Nhưng tôi thấy đó chỉ mới là biện pháp đối phó trước mắt thôi. Đáng lẽ chính phủ Việt Nam phải tuyên bố công khai, là hoàn toàn không chấp nhận hộ chiếu đó, chứ không phải chỉ ông Lương Thanh Nghị. Chính phủ phải đề nghị Trung Quốc thu hồi ngay, nếu không mình sẽ không chấp nhận cho công dân Trung Quốc đi vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi vì nếu đi vào lãnh thổ Việt Nam mà chúng ta chấp nhận cái hộ chiếu đó, thì đương nhiên là chúng ta chấp nhận cái đường lưỡi bò.
Cần phải tuyên bố một cách minh bạch, rõ ràng, như vậy mới thể hiện được là một nước có độc lập, chủ quyền. Nếu chúng ta cứ để từng địa phương làm, hoặc chỉ đạo ngầm thì sẽ đi đến cái chỗ là thậm chí đối phó từng việc một thôi, chứ không có một chủ trương nhất quán trong vấn đề này.
RFI : Phải chăng khi phản ứng một cách đối phó, qua loa, thì chính quyền Việt Nam càng gây bất bình trong xã hội ?
Thì đúng là việc đó gây nên nhiều bất bình, mà thể hiện rất rõ là việc ký tên trong tuyên bố vừa rồi. Tôi thấy có những người rất hiền lành, từ trước đến giờ không ký tên gì cả, nhưng bây giờ cũng ký vào bản danh sách đó. Chứng tỏ là sự phẫn nộ của các tầng lớn nhân dân Việt Nam lên đến cao độ trong việc này. Và tôi nghĩ là trong những ngày tới sẽ còn nhiều người ký nữa.
Nhưng nhiều người ở đây cũng điện thoại cho tôi nói rằng, chỉ ký tên vào bản tuyên bố không thôi – thì là cần thiết, nhưng liệu đó có phải là một biện pháp mạnh mẽ, biểu thị ý chí của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc như vậy ? Thành ra người ta cũng đề nghị các biện pháp khác, như là bây giờ có những tuyên bố đó, thì đưa tập thể đến các nhà lãnh đạo Việt Nam một cách công khai. Hoặc là tổ chức mít-tinh, biểu tình. Nhiều người phản ánh với chúng tôi như vậy.
Do đó mà chúng tôi có đề nghị, đáng lẽ Nhà nước phải để cho Mặt trận, các đoàn thể chủ động đứng ra làm việc đó, thì mới thể hiện đây là một Nhà nước có quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập của đất nước chúng ta. Chứ còn nếu chỉ tuyên bố không thì cũng sẽ rơi vào như những lần trước đây, không có hiệu quả gì cả .
Họ đã tung ra những cái đó thì cũng sẽ nghĩ đến biện pháp đối phó. Họ sẽ đối phó bằng cách là lờ đi, hoặc nếu không thì sẽ giải thích thế này thế kia. Nhân dân Nhật báo cũng đã biện minh cho việc làm của họ.
RFI: Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
RFI Việt ngữ đã trao đổi với vấn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, người có ký tên vào tuyên bố này.
Audio Thụy My phỏng vấn Luật gia Lê Hiếu Đằng – TP Hồ Chí Minh
00:00
00:00
Luật gia Lê Hiếu Đằng : Có thể nói việc đưa hình lưỡi bò lên hộ chiếu là một việc làm nói thật là cũng ít ai ngờ. Bởi vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều nước, và người ta cũng nghĩ là trong quan hệ ngoại giao, làm như thế là quá táo tợn, quá khiêu khích, không còn tôn trọng gì nhau nữa. Vì vậy có thể nói là Trung Quốc có lẽ họ dựa vào thế nước lớn, họ nghĩ là nước lớn họ muốn làm gì thì làm. Chứ trong quan hệ đối ngoại thì tối kỵ việc làm như thế này. Mà rõ ràng là phản ứng của các nước bây giờ rất là mạnh mẽ, đặc biệt trong đó có Đài Loan, là một lãnh thổ trong thời gian gần đây cũng đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, bây giờ thì mới ngã ngửa ra cũng là một nạn nhân trong trò chơi này của Trung Quốc.
Vì vậy theo tôi việc này là có lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong việc chống lại bá quyền Bắc Kinh, bởi vì nó làm bộc lộ rõ bộ mặt của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Một bộ mặt có thể nói là bất chấp dư luận trắng trợn, có những hành động ít ai có thể ngờ tới. Tôi nghĩ rằng đó là một việc làm hết sức là thất chính trị. Khi hành động như vậy Trung Quốc đã gây hiềm khích rất lớn với tất cả các nước ở khu vực đang tranh chấp Biển Đông. Điều đó càng làm cho các nước thấy rằng phải đoàn kết nhau lại, để chống lại âm mưu muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Cái thứ hai nữa là, việc làm này càng làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam thấy rõ hơn bản chất của Trung Quốc. Chứ không phải cái kiểu mà cứ khư khư ôm bốn tốt rồi mười sáu chữ vàng, mà đặc biệt là trong bối cảnh sau đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Có thể nói là ông Tập Cận Bình và ê-kíp của ông ta đã tung ra một ngọn đòn phủ đầu, đối với những người hy vọng rằng sau đại hội 18 của Trung Quốc thì sẽ có cải cách, có không khí hòa dịu với các nước láng giềng ; hay là trong vấn đề Biển Đông thì Trung Quốc có thiện chí để giải quyết.
Tất cả những suy nghĩ đó đều là không có cơ sở, các nhà lãnh đạo Việt Nam phải thấy rõ điều này. Một điều mà thật ra trong quan hệ qua nhiều thời kỳ, thì chúng ta đã thấy dã tâm của Trung Quốc rồi, trong vấn đề bành trướng xâm lược. Ngoài việc tấn công một cách ồ ạt năm 1979, họ còn khiêu khích trên cả mọi lãnh vực – kinh tế, chính trị, văn hóa – chứ không chỉ ở Biển Đông. Đây là cái âm mưu chi phối rồi dần dần xâm lấn và gây ảnh hưởng, buộc các nước phải theo đường lối của mình. Một âm mưu rất lớn của Trung Quốc, được làm một cách trắng trợn, công khai.
Do đó chúng tôi nghĩ rằng việc này sẽ có tác động rất lớn đối với nhân dân các nước trong vùng Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, nhất là những nước đang tranh chấp với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Như vậy sẽ làm cho Trung Quốc bị cô lập.
Riêng bản thân tôi không thấy lo ngại về việc này, mà tôi cho đó là thời cơ để chúng ta thấy rõ hơn nữa bộ mặt thật của nhà cầm quyền Trung Quốc.
RFI : Có lẽ là không chỉ những nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, mà ngay cả khái niệm « quyền lực mềm » qua việc này cũng không còn mấy ai tin nữa phải không thưa ông ?
Đúng rồi. Quyền lực mềm là như kiểu thực dân mới, nó tinh vi, nhưng bây giờ thì không còn như vậy nữa. Hành động này theo chỗ hiểu biết của tôi thì dường như chưa có tiền lệ trong lịch sử. Chưa có nước nào làm những việc như thế, nhưng mà Trung Quốc bây giờ thì họ lại trắng trợn làm. Do đó sẽ làm cho phản ứng của các nước càng dữ dội hơn. Ví dụ như Philippines, Đài Loan, Ấn Độ…rồi tất cả các nước không tranh chấp Biển Đông, nhưng đứng về mặt luật pháp quốc tế mà nói, thì họ cũng thấy đây là hành động ngang ngược. Do đó mà tôi nghĩ rằng với việc làm này thì Trung Quốc tự gây khó cho mình, tự bôi xấu bộ mặt của mình.
Tôi cũng rất lấy làm lạ là một cường quốc mà lại đi làm cái việc đê tiện như vậy thì cái hình ảnh của Trung Quốc trên thế giới nó sẽ như thế nào. Chẳng lẽ các nhà lãnh đạo Trung Quốc không suy nghĩ như vậy sao. Chẳng lẽ vì cái lợi nhỏ mà quên đi hình ảnh của Trung Quốc đối với nhân dân trên thế giới hay sao ?
RFI : Thưa ông, có lẽ đây không chỉ là cái lợi nhỏ, mà theo một số nhà phân tích thì trong thời đại này « ai nắm được đại dương sẽ nắm được cả thế giới ». Có lẽ Trung Quốc muốn chứng tỏ uy thế của mình và quá tự tin vào sức mạnh?
Nhưng dù tự tin đến đâu cũng không thể nào có hành động áp đặt, bất chấp lẽ phải như Trung Quốc đã làm, khiến cho nhân dân các nước càng thấy rõ hơn.
Còn đứng trước hành động của Trung Quốc thì tôi thấy các nhà lãnh đạo Việt Nam phải có những biện pháp cứng rắn, mạnh mẽ và hiệu quả hơn ; chứ không phải chỉ là tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao hay gởi công hàm phản đối. Tôi cho rằng việc làm của Trung Quốc là đã công khai, thì phía Nhà nước Việt Nam cũng phải công khai, có chủ trương nhất quán để vô hiệu hóa chủ trương của Trung Quốc. Chứ không thể để địa phương này giải quyết cách này, địa phương kia giải quyết cách kia được, mà phải đường hoàng công bố cho nhân dân trong nước và trên thế giới biết.
Nói như ông Mỹ, giám đốc công ty Lửa Việt, thật ra vấn đề du lịch tôi cho không phải là lớn lắm, nhưng mà cái lớn nhất là sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập. Và một điều nữa, chúng tôi nghĩ không phải sợ gì cả. Vì tuy là một nước sát cạnh với họ, và họ có tiềm lực kinh tế hơn chúng ta, thậm chí quân sự cũng có thể hơn chúng ta, nhưng tình hình quốc tế hiện nay cũng không cho phép họ muốn làm gì thì làm.
Vì vậy nếu Nhà nước Việt Nam biết dựa vào sức mạnh của dân tộc, cộng với sức mạnh hiện nay của các nước trên thế giới đang càng ngày càng thấy bộ mặt thật của Trung Quốc, thì tôi nghĩ rằng đủ sức để mà vô hiệu hóa những chủ trương như vừa rồi của Trung Quốc. Ví dụ với sức mạnh của nhân dân Việt Nam, thì tại sao nhà nước không để cho nhân dân biểu tình phản đối việc đó, thậm chí là ủng hộ các cuộc biểu tình này, để tạo niềm tin cho nhân dân . Đó là cũng là một biện pháp phản ứng mạnh mẽ, mà một số nước người ta cũng đã làm.
Chứ còn nếu không thì Trung Quốc họ sẽ còn nhiều âm mưu nữa, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước chúng ta, đe dọa nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta. Nếu không, qua đại hội 6 vừa rồi, qua vấn đề chống tham nhũng cộng với vấn đề này mà không có biện pháp mạnh mẽ, thì người dân lại càng thất vọng thêm nữa. Và niềm tin đối với lãnh đạo Việt Nam ngày càng thấp hơn, đi đến sự mất ổn định chính trị tiềm ẩn.
Người ta bất bình thì người ta cũng có những việc làm – ví dụ các em sinh viên học sinh – em Phương Uyên chẳng hạn. Tại sao các em làm như vậy ? Đó là những phản ứng của xã hội đứng trước sự mềm yếu, nhu nhược trong lãnh đạo của chúng ta, đối với những hành động ngang ngược trắng trợn của Trung Quốc, đã gây sự bất bình rất lớn trong nhân dân.
RFI : Dạ có lẽ chính quyền Việt Nam không phải là không thấy dã tâm của Trung Quốc, mà e ngại Bắc Kinh tạo cớ gây chiến tranh. Nhưng không chừng đến nước này thì khó mà lùi được nữa. Có người cho rằng việc cấp thị thực rời như vừa rồi có vẻ tương đối mạnh dạn hơn so với trước đây, ông nghĩ thế nào ?
Nhưng tôi thấy đó chỉ mới là biện pháp đối phó trước mắt thôi. Đáng lẽ chính phủ Việt Nam phải tuyên bố công khai, là hoàn toàn không chấp nhận hộ chiếu đó, chứ không phải chỉ ông Lương Thanh Nghị. Chính phủ phải đề nghị Trung Quốc thu hồi ngay, nếu không mình sẽ không chấp nhận cho công dân Trung Quốc đi vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi vì nếu đi vào lãnh thổ Việt Nam mà chúng ta chấp nhận cái hộ chiếu đó, thì đương nhiên là chúng ta chấp nhận cái đường lưỡi bò.
Cần phải tuyên bố một cách minh bạch, rõ ràng, như vậy mới thể hiện được là một nước có độc lập, chủ quyền. Nếu chúng ta cứ để từng địa phương làm, hoặc chỉ đạo ngầm thì sẽ đi đến cái chỗ là thậm chí đối phó từng việc một thôi, chứ không có một chủ trương nhất quán trong vấn đề này.
RFI : Phải chăng khi phản ứng một cách đối phó, qua loa, thì chính quyền Việt Nam càng gây bất bình trong xã hội ?
Thì đúng là việc đó gây nên nhiều bất bình, mà thể hiện rất rõ là việc ký tên trong tuyên bố vừa rồi. Tôi thấy có những người rất hiền lành, từ trước đến giờ không ký tên gì cả, nhưng bây giờ cũng ký vào bản danh sách đó. Chứng tỏ là sự phẫn nộ của các tầng lớn nhân dân Việt Nam lên đến cao độ trong việc này. Và tôi nghĩ là trong những ngày tới sẽ còn nhiều người ký nữa.
Nhưng nhiều người ở đây cũng điện thoại cho tôi nói rằng, chỉ ký tên vào bản tuyên bố không thôi – thì là cần thiết, nhưng liệu đó có phải là một biện pháp mạnh mẽ, biểu thị ý chí của các tầng lớp nhân dân Việt Nam trước chủ trương của Trung Quốc như vậy ? Thành ra người ta cũng đề nghị các biện pháp khác, như là bây giờ có những tuyên bố đó, thì đưa tập thể đến các nhà lãnh đạo Việt Nam một cách công khai. Hoặc là tổ chức mít-tinh, biểu tình. Nhiều người phản ánh với chúng tôi như vậy.
Do đó mà chúng tôi có đề nghị, đáng lẽ Nhà nước phải để cho Mặt trận, các đoàn thể chủ động đứng ra làm việc đó, thì mới thể hiện đây là một Nhà nước có quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, sự độc lập của đất nước chúng ta. Chứ còn nếu chỉ tuyên bố không thì cũng sẽ rơi vào như những lần trước đây, không có hiệu quả gì cả .
Họ đã tung ra những cái đó thì cũng sẽ nghĩ đến biện pháp đối phó. Họ sẽ đối phó bằng cách là lờ đi, hoặc nếu không thì sẽ giải thích thế này thế kia. Nhân dân Nhật báo cũng đã biện minh cho việc làm của họ.
RFI: Xin chân thành cảm ơn luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã vui lòng trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
0 comments:
Post a Comment