Friday, November 2, 2012

Bầu Cử Tổng Thống Và Bão Sandy

Tác giả : Vi Anh
Cái gì cũng không qua ông Trời. Cơn bão Sandy ập vào Miền Đông nước Mỹ gây rất nhiều trở ngại cho hai ứng cử viên tổng thống đi vận động và cho cử tri đi bỏ phiếu sớm ở các tiểu bang bị cơn siêu bão hoành hành. Ảnh hưởng của cơn bão rất lớn cho cuộc bầu cử tổng thống vì cơn bão rơi vào mười ngày chót rất quan trọng. Ứng cử viên phải thay đổi lộ trình vận động. Cử tri  tại một số tiểu bang dao động mạnh, tranh chấp nhiều, nhiều  nơi, nhiều thành phố bị ngập lụt, dân phải di tản, không thể đi bầu sớm trước ngày 6 tháng 11 được. Bầu sớm là một hình thức bầu cử thông thường có lợi cho Dân Chủ hơn nên năm nay Cộng Hoà cũng cố gắng vận động cử tri bầu cử sớm.
Bão Sandy một thiên tai gây trỡ ngại lớn cho cuộc bầu cử tổng thống ở các tiểu bang hai ứng cử viên tranh chấp mạnh, cử tri nghiêng về ai người đó thắng. Theo ước tính của chuyên viên thẩm quyền, bão Sandy có thể tàn phá khu vực dài khoảng 800 dặm và khoảng 60 triệu người ở miền Đông Hoa Kỳ. Bão Sandy hợp sức cùng với một trận bão mùa Đông ở Mỹ và một khối không khí lạnh, cùng thủy triều dâng cao do trăng tròn, tạo ra một trận bão hỗn hợp hiếm thấy, người Mỹ gọi là “siêu bão”,  tàn phá dọc theo khu vực từ khu vực bờ biển miền Đông đến khu Ngũ Đại Hồ.
Hàng  60 triệu người dân ở miền Đông Hoa Kỳ có thể phải di tản và cứu trợ khẩn cấp.  Chánh quyền địa phương đã ban hành lịnh  đóng cửa Bờ Đông trước khi bão đến. Không thể tránh khỏi tình trạng lụt lội trong đất liền và nạn gió xoáy mạnh. Cây cối ngã làm lưu thông gián đoạn. Điện có thể mất trong vài ngày. Nước ngập đường  hầm xe điện ngầm, xe bus và xe lửa từ khu ngoại ô vào thành phố New York, thành phố lớn nhứt Mỹ này đã có lệnh ngưng hoạt động vào tối Chủ Nhật.
Truyền thông Mỹ gọi bão Sandy là Frankenstorm, tức cơn bão quỷ nhập tràng, ngụ ý sẽ gây nguy hại, lo sợ  trong thời gian người Mỹ ăn lễ Hallowen vào ngày 31-10.
Nhân dân và chánh quyền trung ương, địa phương, nhà đương cuộc chuyên môn của Mỹ đã làm tất cả những gi có thể làm được để phòng chống bão, bảo vệ, cứu trợ người dân.
Bão xảy ra vào thời gian Ô. Romney và Obama đều tập trung vận động ở các bang dao động. Hai chiến dịch tranh cử của hai Ông cũng phải tạm ngưng hay tạm hoãn, hoặc chuyển lộ trình vận động.  Và cuộc bầu cử sớm ở các tiều bang bi bão phải đình đốn.
Rút kinh nghiệm TT Bush bị chỉ trích chậm trễ trong việc đối phó với bão Katrina, TT Obama phải quay về Phủ Tống Thống để lo phòng chống bão Sandy. TT Obama ban hành tình trạng khẩn cấp ở các tiểu bang Maryland, New York, Pennsylvania, Virginia, Washington DC và các quận hạt ven biển thuộc North Carolina.
Ông Mitt Romney vì bão đã phải hủy chuyến đi tới Virginia ngày 28-10 do bang này sẽ bị ảnh hưởng bởi bão,hủy một cuộc vận động dự kiến vào trù trước ở Virginia, một tiểu bang quan trọng, nhiều tranh chấp với Ô Obama vào cuộc bầu cử 2008, Ông Obama đã giành được nhiều phiếu nhứt của tiểu bang theo truyền thống Cộng Hoà chiếm đa số phiếu. Ơ. Romney đổi lộ trình đi Ohio kết hợp vận động với Ô. Paul Ryan, liên danh phó tổng thống của ông.
Trong khi đó Tổng thống Obama phải đi Florida, tiểu bang có 29 phiếu đại cử tri,  trước một ngày. Và Ô. Obama cũng phải hủy chuyến đi cùng cựu tổng thống Bill Clinton tới Virginia ngày 29-10, cũng như chuyến đi tới Colorado Springs, Colorado, ngày 30-10 vì cơn bão, để quay về chỉ đạo ứng phó trận bão Sandy từ Nhà Trắng. Phó Tổng thống Joe Biden cũng hủy một cuộc vận động ở bang ven biển Virginia để chuẩn bị ứng phó với bão.
Sau đó TT Obama bay đi New Hampdhire để vận động nhưng sợ bị chỉ trích vì chuyện riêng mà không lo chuyện chung chống bão, Phủ Tổng Thống phải giải trình TT Obama điều hành việc phòng chống bão trên Air Force One.
Vùng bị bão lại thuộc một số tiểu bang dao động, cử tri nghiêng về ai, người đó thắng và với các cuộc bầu cử sớm ngay vào những ngày dân bị bão. Năm tiểu bang chiến trường tranh chấp nặng nằm trong vùng bị bão là Virginia, Ohio, Pennsylvania, New Hampshire, North Carolina.  Pennsylvania và New Hampshire không có cuộc bỏ thăm sớm bằng người nên không bị bão ảnh hưỏng. Nhưng Ohio, Virginia và North Carolina  thể thức đầu phiếu sớm ngày càng tăng và phổ thông, bão gây rất nhiểu ảnh hưởng.
Virginia là một tiểu bang tranh chấp,  rất nhiều cử tri. Cộng Hoà lẫn Dân Chủ đều không đi bỏ thăm sớm bằng người được, đã có 21 phòng phiếu bỏ thăm sớm đóng cửa vì bão.
Ở Ohio, tiểu bang tranh chấp gay go nhứt, cử tri đang cầm chìa khóa vào Toà Bạc Ốc, Bộ Trưởng Nội An đã tuyên bố với truyền hình ABC News cho biết 88 quận hạt của tiểu bang báo cáo cũng chưa có vấn đề gi. Riêng quận hạt Franklin County cử tri cứ đi bầu sớm dù thời tiết ướt lạnh. Nhưng Bộ đã yêu cầu các quận hạt thảo sẵn kế hoạch khẫn cấp đối phó với cuộc bầu cử khi cơn bão đến. North Carolina  cho biết phải đóng cửa một số phòng phiếu bỏ thăm sớm.
Thể thức bỏ thăm sớm như đã biết thuận lợi cho Dân Chủ. Năm 2008, ông Obama đã hưởng lợi từ số lượng những người ủng hộ phe Dân chủ đi bỏ phiếu sớm và cao. Năm nay, phe Cộng hòa đã rút kinh nghiệm đau thương thua thiệt của năm 2008, để Ô Obama một mình một chợ trong cuộc bầu cử năm 2008. Nên trong kỳ bầu cử 2012, Cộng Hoà nhiệt liệt kêu gọi  cử tri đi bầu sớm.
Thống kê của Reuters/Ipsos ước tính có tới 40% số cử tri Mỹ đã bỏ phiếu sớm từ tháng 9, trước ngày 6 tháng 11 là ngày bầu cử tổng thống chánh thức. TT Obama để vận động cho cuộc bầu sớm, ngày 25/10 Ông đã bầu sớm, tại thành phố Chicago quê nhà của Ông.
Các nhà chính trị  học Mỹ ước tính người đi bầu sớm sẽ chiếm 35-40% tổng số cử tri của nước Mỹ- nếu không có cơn bão Sandy lớn lao và bất thần  ngoài ước tính của con người này.

0 comments:

Powered By Blogger