Wednesday, April 18, 2018

700 triệu hồ tệ, cái giá của việc “vặt lông vịt”

Hải Âu (Danlambao) - Cùng với cái nóng của thời tiết trong những ngày vừa qua, đề xuất “thu thuế tài sản” đang tạo sóng trong dư luận. “Bộ vặt lông vịt” (bộ tài chính) đề xuất đánh thuế đối với mọi chủ sở hữu nhà (gồm cả chung cư, đất ở, đất xây nhà chung cư, đất kinh doanh…) có giá trị từ 700 triệu hồ tệ trở lên. Phạm Đình Thi, vụ trưởng vụ chính sách thuế, cũng là một kẻ tích cực góp phần đẻ ra đề xuất trên cho hay “hiện có 174 trong số 193 nước, vùng lãnh thổ thu thuế tài sản với nhiều tên gọi khác nhau!? Các nước này sử dụng thuế tài sản như một công cụ tài chính hữu hiệu để quản lý việc sử dụng tài sản của tổ chức, cá nhân… góp phần đảm bảo công bằng xã hội”.

Trong khi đó ở Việt Nam, sau vô số lần sửa đổi luật thuế, “bộ vặt lông vịt” đã khiến người dân chóng mặt với các khoản thuế phí liên tục tăng. Hàng trăm mặt hàng từ phân bón, cà phê, xe ô tô, nước, điện, thiết bị, máy móc dùng trong nông nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản, xăng dầu… phải chung số phận với việc chịu thuế hoặc tăng thuế mỗi khi “cuốc hội” cộng sản tổ chức các kỳ họp. Với đề xuất ồ ạt tăng thuế của “bộ vặt lông vịt” cho thấy, nhà cầm quyền Ba Đình đang ra sức tận thu. Chế độ cộng sản Hà Nội không cần biết cuộc sống của người dân sẽ khó khăn ra sao khi phải cõng thêm những khoản phí, thuế đểu cán mà chúng đã và đang tạo ra. 

Phạm Đình Thi cho rằng “qua đánh giá, thuế thu trong quá trình sử dụng tài sản (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp) từ trước tới nay chỉ mới điều tiết đối với đất nước!?” Chính vì thế đề xuất dự án luật thu thuế tài sản mà “bộ vặt lông vịt” vừa trình cho nhà cầm quyền cộng sản là “để tái cơ cấu nguồn thu ngân sách, khai thác tốt nguồn thu tài sản”. 

Và để minh hoạ thêm cho việc “vặt lông vịt” là cần thiết, “thiến sĩ” Đinh Thế Hiển hào hứng “tôi nói thuế đó là đúng, và tôi đã trông chờ nhiều năm…” Không biết “thiến sĩ” Hiển tốt nghiệp luận án ở thể loại nào nhưng nhiều khả năng cái bằng “thiến sĩ” của Hiển có được do “bộ vặt lông vịt” cấp. Vì thế “thiến sĩ” Hiển phân tích: “nếu không ra sắc thuế này, Việt Nam có thể bị kéo giật về thời phong kiến kiểu mới!?” và “thuế tài sản, trong đó có bất động sản là cần thiết và phải thực hiện trong một quốc gia văn minh hiện đại”. “Thiến sĩ” Hiển phân tích thêm về đề xuất thu thuế tài sản là do “nhóm người trung bình và nghèo (chiếm 70%-80%) kêu gọi!?” 

Nhận định của vụ trưởng chính sách thuế Phạm Đình Thi đưa ra con số 174/193 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng thu thuế tài sản quả là không sai. Hơn nữa các nước này sử dụng nguồn thu trên để góp phần bảo đảm công bằng xã hội lại càng đúng. Nhưng đó là chuyện của các quốc gia không bị chế độ cộng sản cầm quyền. Đại đa số các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Phạm Đình Thi muốn nói đều là những nước có nền kinh tế minh bạch và một chính quyền dân chủ. Người dân của họ nhận thức và kiểm soát được những đồng thuế mà họ đóng góp. Họ biết rằng tiền của họ đóng thuế được bộ máy nhà nước sử dụng đúng mục đích và hiệu quả. Tuy nhiên những điều bình thường đó không có và không thể xảy ra trong một đất nước mà người dân mỉa mai gọi nó là cái “thiên đường xã nghĩa” được cai trị bởi tập đoàn độc tài cộng sản. 

Đinh Thế Hiển
Về phần hào hứng của “thiến sĩ” Hiền có vẻ gượng gạo và mang phong cách của một kẻ bưng bô chế độ khi nhận định 70%-80% người trung bình và người nghèo kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản “vặt lông” chính mình. Một điều chắc chắn là chẳng một ai lại thần kinh đến độ tự kêu kẻ cướp, cướp những thứ mà họ làm lụng vất vả. Điều đó lại càng không thể đối với những người nghèo, người trung bình mà “thiến sĩ” Hiền khẳng định họ chiếm 70-80% dân số của Việt Nam. 

Với đề xuất thu thuế tài sản của “bộ vặt lông vịt” đưa ra là 0,3% hoặc 0,4% cho phần giá trị vượt triệu 700 triệu hồ tệ, gần như tất cả các hộ gia đình đều phải cõng thêm một khoản phí tăng gấp 12. Trong đó rất, rất nhiều người có thu nhập thấp nhưng đang sở hữu đất hay nhà ở vẫn phải đóng thuế vì giá trị đất, nhà ở thời điểm hiện tại đa số đều có giá trị trên 700 triệu hồ tệ. Điều đáng nói là những đồng tiền mồ hôi xương máu của nhân dân đóng góp thông qua thuế hầu hết đều trở thành tài sản riêng của quan chức đảng viên. Bộ máy cồng kềnh của tập đoàn cai trị cộng sản tập chung tuyệt đại đa số là những kẻ quan liêu, tham ô, tham nhũng. 

Phạm Đình Thi và Đinh Thế Hiển chỉ là 2 trong số những kẻ mà chế độ cộng sản sử dụng để truyền tải và khẳng định khả năng cướp bóc của lũ khỉ hang động Pắc Pó. Chính vì thế những giải thích, phân tích của những kẻ đại diện cho một thể chế cướp chính quyền, cướp nhân quyền, cướp sự tự do của nhân dân chỉ là những lời ma mị. Hơn 90 triệu người dân Việt Nam đang phải đối diện với một loạt đề xuất tăng thuế. Mức thuế một số mặt hàng phổ biến được đề xuất tăng từ 5 lên 6%, các mặt hàng đặc biệt khác tăng từ 10 lên 12%... Điều đó đồng nghĩa với việc nhu cầu thiết yếu hằng ngày mà người dân sử dụng, dù là người nghèo đều đội giá do chính sách thuế tận thu mà chế độ cộng sản đang chủ mưu thực hiện. 



Nếu như “cuốc hội” cộng sản đồng ý với những đề xuất tận thu trên, nó sẽ thu về hàng chục nghìn tỷ hồ tệ hằng năm cho những kẻ cai trị sử dụng. Hàng triệu người buộc phải gồng mình để đóng thuế cho những kẻ đi cướp chính quyền. Đây không phải là lần đầu chế độ cộng sản đưa ra những đề xuất khiến người dân khó khăn trong cuộc sống. Thế nhưng với tư duy cam chịu của đa số người dân Việt Nam, rất có thể những đề xuất trên sẽ sớm được thông qua và đi vào cuộc sống. Khi ấy hơn 90 triệu con người Việt Nam có còn đủ sức “đóng góp” nuôi những “đầy tớ” để tiếp tục nhận được sự “phục vụ” bằng cách tận thu như đề xuất thu thuế tài sản hay không. 

Một chuyên gia kinh tế của cộng sản, “thiến sĩ” Vũ Đình Ánh từng nói: “thu thuế cũng như vặt lông vịt, đừng để kêu toáng lên”. Liệu khi đề xuất thu thuế tài sản được thông qua, không biết “thiên đường xã nghĩa” có nghe được tiếng kêu của vịt khi bị vặt lông không? 

17.04.2018

0 comments:

Powered By Blogger