Monday, July 10, 2017

Tàn phá môi trường, kế hoạch xâm lược Việt Nam không mất một viên đạn của Tập Cận Bình

CTV Danlambao - Trong khi dư luận chưa khỏi bức xúc về việc Bộ tài Môi cộng sản cấp phép nhận chìm bùn thải cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 thì mới đây, tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) thuộc Tập đoàn điện lực VN (EVN) cho biết đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển xã Vĩnh Tân 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau nạo vét (cách Hòn Cau khoảng 10 km). Trần Lê Trung Hiếu, chánh văn phòng EVNGENCO 3 cho biết: “Thủ tục của dự án đã trình Bộ TNMT, dự kiến sẽ tiến hành trong năm nay. Vị trí đổ bùn cát thải cách điểm mà Vĩnh Tân 1 đổ khoảng 3 km về hướng bắc và cách khu bảo tồn Hòn Cau 10km”.

*

Không còn nghi ngờ gì nữa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và tập đoàn cai trị cộng sản đảng chính là thủ phạm đang tàn phá môi trường tại Việt Nam. Thoạt đầu có lẽ mọi người nghĩ rằng Formosa, Lee Man, Vĩnh Tân… mới là thủ phạm. Nhưng thực tế tất cả các công ty hay tập đoàn kinh tế đã và đang gây ra thảm họa môi trường, đang tàn phá sức sống của người dân Việt Nam sẽ không thể thực hiện hành động khốn nạn đó nếu không có sự hậu thuẫn của Bộ Tài Môi và cộng sản đảng. Bộ Tài Môi chính là kẻ ký kết những dự án, những đề xuất, những công trình có dấu hiệu giết hại môi trường của người Việt Nam. Qua đó những công ty, tập đoàn có dính dấp tới Tàu cộng đã ngang nhiên xả thải, xả lũ, xả bùn, xả khí độc hại ra môi trường, ra biển, ra sông ngòi khiến tình trạng môi trường sống và sức khỏe của người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đại thảm họa biển chết do Formosa gây ra cho đến nay vẫn chưa thể xoa dịu sự căm phẫn cùng nỗi cơ cực của hàng trăm ngàn người dân tại 4 tỉnh miền Trung. Vụ nhà mấy giấy Lee Man vẫn đang âm thầm hủy hoại nguồn nước tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Và mới đây nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đã chính thức được Bộ Tài Môi cho phép nhận chìm gần 1triệu m3 bùn thải xuống biển Bình Thuận.

Trong tờ trình xin cấp phép nhận chìm 1,5 triệu m3 bùn thải của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 vào thời điểm tháng 11/2016, Bộ Tài Môi đã có lúc khiến không ít người “mộng du” tin vào cộng sản đảng “sung sướng” khi quyết định tạm dừng cấp phép đề xuất này. Nhưng đó chỉ là kế hoãn binh của những kẻ cầm quyền cộng sản, một hệ thống đảng chuyên lừa lọc và dối trá. Về phía nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 chắc chắn ngay từ khi trình đơn xin nhận chìm bùn thì nhà máy này đã có phương án thực hiện kế hoạch.

Và rồi vào ngày 23/6/2017 vùa qua, Thứ trưởng Bộ Tài Môi, Nguyễn Linh Ngọc đã ký văn bản cho phép nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn thải xuống khu vực Hòn Cau. Sự việc này đang gây phẫn nộ dư luận trong nước cũng như sự quan ngại của nhiều chuyên gia khoa học trong lĩnh vực thiên nhiên biển của Việt Nam. Một chi tiết đáng chú ý là công ty nhiệt điện Vĩnh Tân có 95% vốn đầu tư từ phía Tàu cộng, 5% còn lại là của Tổng công ty Điện lực Vinacomin, thuộc Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. Công ty Vĩnh Tân hiện có 5 nhà máy nhiệt điện đặt tại tỉnh Bình Thuận, giả sử cùng một lúc 5 nhà máy nhiệt điện nhận chìm hàng triệu khối bùn thải xuống biển Bình thuận thì hậu quả sẽ ra sao?

Nhưng có lẽ cộng sản đảng không cần quan tâm đến sự bức xúc của người dân, Bộ Tài Môi cũng chẳng cần biết môi trường, ngư trường tại Bình Thuận sẽ bị ảnh hưởng ra sao. Việc cấp phép nhấn chìm bùn thải từ những nhà máy nhiệt điện đang trở thành một nhu cầu lớn của các nhà máy sản xuất nhiệt điện. Và dĩ nhiên nó cũng đem lại cơ hội lớn cho những kẻ cầm quyền cấp phép trục lợi để làm giàu bằng cách tàn phá môi trường.

Trong khi dư luận chưa khỏi bức xúc về việc Bộ tài Môi cộng sản cấp phép nhận chìm bùn thải cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 thì mới đây, tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) thuộc Tập đoàn điện lực VN (EVN) cho biết đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển xã Vĩnh Tân 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau nạo vét (cách Hòn Cau khoảng 10 km). Trần Lê Trung Hiếu, chánh văn phòng EVNGENCO 3 cho biết: “Thủ tục của dự án đã trình Bộ TNMT, dự kiến sẽ tiến hành trong năm nay. Vị trí đổ bùn cát thải cách điểm mà Vĩnh Tân 1 đổ khoảng 3 km về hướng bắc và cách khu bảo tồn Hòn Cau 10km”. Theo như cách nói của đại diện tổng công ty phát điện 3 thì dường như việc này chắc chắn sẽ được thực hiện trong thời điểm gần đây. Chất thải nhận chìm của ENVGENCO3 là bùn, cát thải trong quá trình nạo vét luồng cho tàu trọng tại 100.000 tấn trong quá trình vận chuyển than nhập khẩu từ Úc và Indonesia.

Cũng giống như việc nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được phét nhấn chìm bùn thải, dự án của EVNGENCO3 cũng gặp phải sự phản đối gay gắt từ các chuyên gia khoa học trong nước. Ở góc độ khoa học, nhiều chuyên gia cho rằng chưa cần tính đến độc tính của nguồn thải, việc tầng đáy bị che phủ sẽ tiêu diệt hầu hết sinh vật đáy do bị chôn vùi. Đặc biệt, khi xả thải trực tiếp như vậy, trầm tích vô cơ sẽ che lấp san hô; trầm tích hữu cơ vì nhẹ và ở trong môi trường động lực học mạnh nên sẽ ở trạng lơ lửng và tái lơ lửng, hệ quả là làm đục nước. Nước bị đục làm giảm cường độ ánh sáng đi qua, từ đó ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của tảo cộng sinh với san hô. San hô sẽ chết dần, đầu tiên là cả chục ngàn tập đoàn san hô mới được di dời ra khu vực Hòn Cau.

Theo PGS-TS Nguyễn Chu Hồi thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, chủ tịch hội Thiên nhiên và môi trường trường biển Việt Nam nhận xét: Bất kỳ loại chất thải nào đổ ra biển cũng làm phủ trùm vĩnh viễn toàn bộ nền đáy, ảnh hưởng đến hệ sinh thái nền đáy. Tác động đó không thấy nói đến mà ĐTM chỉ chứng minh là chất thải không ô nhiễm. Như vậy rõ ràng là không đúng bản chất. Ô nhiễm chỉ là một khía cạnh của môi trường, nếu chỉ bị đe dọa thì còn có thể phục hồi, nhưng đây là sự hủy hoại vĩnh viễn.

PGS-TS Lê Anh Tuấn Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ cho rằng: “xả thải mà nói là “nhận chìm” thì đang đánh tráo khái niệm bởi hai cái này rất khác nhau về mặt kỹ thuật. Trong quá trình giám sát, chỉ lấy mẫu nước biển là chưa đủ căn cứ khoa học. Luật Biển thế giới rất hạn chế việc này và không phải đổ chỗ nào cũng được mà phải có nghiên cứu nghiêm túc. Đặc biệt đây là vùng biển nhiệt đới rất giàu tài nguyên nên rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương”.

Nhưng có lẽ phản biện của các chuyên gia khoa học cùng sự bức xúc của dư luận trong nước cũng khó có thể ngăn được việc Bộ Tài Môi cộng sản tiếp tục hủy hoại môi trường biển tại Bình Thuận. Thiết nghĩ nếu nhân dân Việt Nam cứ mãi im lặng trước những điều tồi tệ mà cộng sản đảng đang trực tiếp ảnh hưởng lên đời sống thì căn bệnh ung thư sẽ dần tàn phá cơ thể mỗi người. Nhưng quan trọng hơn là sự im lặng đó sẽ dần đưa dân tộc Việt Nam đến căn bệnh “ung thư tinh thần sống” khiến không ai còn khả năng phản kháng cộng sản đảng. Có lẽ chiến lược xâm chiếm Việt Nam của Tàu cộng đã và đang "đúng qui trình". Người dân Việt Nam nếu cứ im lặng thì cuộc xâm lăng mà Tập Cận Bình dày công chiến lược sẽ thành công mà không mất một viên đạn đồng.

10.07.2017

0 comments:

Powered By Blogger