Thursday, July 6, 2017

Craig Heimburger: 16 Lý Do Để Ghét Việt Nam – Reasons to Hate Vietnam


AuthorHoái NguyễnSourceFB GethighvnPosted on: 2017-07-05
* Người Việt có bị “tổn thương” khi đọc bài viết này?
Craig Heimburger: 16 Lý Do Để Ghét Việt Nam – Reasons to Hate Vietnam
Giới thiệu: Tác giả của bài viết này là một anh Tây ba lô sang Việt Nam du lịch với vợ. Kỷ niệm sốc văn hóa của anh đã khiến anh viết bài 16 reasons to hate Vietnam.
1.Sự gian dối
2.Kiểu nói thách giá cả
3.Tiếng ồn
 4.Ngôn ngữ
5.Giao thông
6.Phí xin thị thực để vào Việt Nam
7.Những tòa nhà mỏng
8.Cách người Việt làm cản trở lối ra vào trước cửa hàng
9.Tôm hùm
10.Cái ghế nhựa, con gián và bệnh dịch tả
11.Cái mũ cối (mũ bộ đội)
12.Tài xế taxi ở Việt Nam
13.Món ăn ở Việt Nam
14.Sự vô ý vô tứ (vô ý thức)
15.Khả năng về kiến thức và thông tin kém của người Việt
16.Sự khác biệt văn hóa, góc nhìn cá nhân


Vietnam is a beautiful country no doubt, including thee seaside city of Nha Trang, the amazing rice paddies of Sapa, and gorgeous rock formations of Halong Bay. But with the beauty comes a bad side to this country and several reasons that some people will never return.
Ôi, Việt Nam, sao tôi ghét đất nước này như thế… Để tôi liệt kê vậy…
*Lý do số 1:
Tôi ghét sự gian dối ở Việt Nam. Tôi thật mệt mỏi bởi bị lừa lọc. Nó duờng như là thói quen phải có của nguời dân xứ này.
Tôi bị lừa khi tôi hướng dẫn cho người lái xe bus đưa chúng tôi từ sân bay tới một khách sạn mà tôi đã đặt phòng truớc. Khi đến nơi tôi thấy có một nguời đàn ông chạy ra bảo rằng khách sạn đã hết phòng và yêu cầu tôi đến một khách sạn khác ở một cái góc loanh quanh nào đó. Tôi bị lừa khi muốn nhận lại một chiếc ba lô không quan trọng lắm mà tôi đã bỏ quên ở một khách sạn Hà Nội, tôi thấy chiếc ba lô đuợc cột lại ở một góc phòng duới chân bàn trong phòng tiếp tân cùng với việc một nhân viên cứ cố moi ở tôi 30$ cho việc giữ đồ trong vài ngày đó. Chúng tôi bỏ đi, bỏ luôn chiếc ba lô và không chi trả gì hết.


From fans and cigarettes to sunglasses to fruit, everyone is always bugging you to buy something that they are selling. You could be getting in a taxi or sitting down to dinner and the street vendors will just bombard you with things to sell you.
Tôi thường bị lừa như một kẻ ngốc, thật đơn giản bởi những ngón nghề vớ vẩn tầm thường. Như là lúc tôi mua mấy tấm thiệp hay hay ở một cửa tiệm nhỏ ngoài khu dành cho du lịch. Tatiana có hỏi cách làm những tấm thiệp đó, và người phụ nữ bán hàng đã ra hiệu rằng do chị ta tự làm bằng một con dao. Hoàn toàn bịa đặt, bởi tôi thấy được hầu như cả những vạch in còn lại từ máy laser khi thiệp được sản xuất với số lượng hàng lọat. Tôi cũng cho rằng cô ta đã dán mảnh giấy barcode đằng sau tấm thiệp, phải vậy không hả!?
Lừa đảo. Thật quá nhiều bọn lừa đảo dơ bẩn.
*Lý do số 2: Tôi ghét kiểu nói thách 2 mệnh giá cả ở Việt Nam
Mặc dù ở nhiều nước khác cũng phổ biến, nhưng giá cả dành cho người nước ngoài thay đổi xoành xoạch thể hiện rõ nhất ở Việt Nam. Cùng một chuyến đi, khách du lịch phải trả 100 ngàn đồng, hãy hỏi một người Việt Nam ngồi cạnh thì họ trả có 80 ngàn đồng. Tôi có mặc cả khi mua hoa quả, nhưng cái giá cuối cùng tôi trả vẫn cứ cao gấp đôi so với gánh hàng bán bên cạnh, bởi người bán đã thổi phồng giá gốc lên 400%
Mặc dù là điểm chung trong nhiều quốc gia nhưng nguời ngọai quốc rất dễ nhận ra tại Việt Nam. Hầu hết người nước ngoài được coi là mục tiêu cho họ cơ hội. Cùng một món hàng du khách phải trả 100,000 đồng trong khi dân địa phuơng chỉ phải trả 80,000 đồng. Theo lời ông Nguyễn Hữu Việt, trưởng phòng bộ phận du lịch Hà Nội, bán thách giá cho du khách nước ngoài không hẳn là một kiểu lừa lọc, nhưng nó là một phần “văn hóa”.


Before you book a tour, get into a taxi, or buy anything off the street — make sure you do your research and know how much things cost. Some locals will laugh with their friends as they overcharge tourists for whatever they selling.
Đây là một trích dẫn về bài báo (Giá cả không hề ổn định) The price isn’t quite right:
“Khách du lịch người Mỹ và người Nga rất hào phóng, nhưng hào phóng nhất vẫn là khách hành từ Nhật Bản, họ hầu như không mặc cả gì hết” Thu Hương người làm việc trong một sạp lưu niệm nhỏ ở phố cổ nói. “Thậm chí với cái giá cao hơn gấp 10 lần, khách hàng người Nhật vẫn coi vậy là rẻ. Nhưng người Ý hay Đức họ chỉ xem và cười.”
Vô tư hơn nữa với những khách du lịch lọai này được coi là “gà béo”, đây là một từ lóng dành cho những người mua phải cái giá 100$ cho một chiếc đồng hồ nhái Rolex của Trung Quốc trị giá chỉ 10$ hoặc 40$ cho một chuỗi hạt ngọc trai nhân tạo chỉ với giá 5$.
“Thành thật mà nói tôi không quan tâm lắm tới những tiệm lưu niệm hay là hoa quả khi họ cố lấy thêm chút tiền từ khách nước ngoài, việc mặc cả hàng hóa giống như một phần của trò chơi vậy” – Daniel Lewenstein luật sư người Mỹ thường qua lại và sống ở Việt Nam suốt 10 năm qua đã nói vậy.
“Nhưng thực sự là rất phiền khi giá cả đã được ấn định, và người ta cứ cố tìm cách móc túi du khách, như lần trước tối tới sân bay Nội Bài, người lái taxi cứ cố đòi ở tôi 280 ngàn VND cho chuyến đi vào thành phố trong khi giá đề rõ trên biển là 150 ngàn đồng.”
*Lý do số 3 : Tôi ghét sự ồn ào ở Việt Nam
Có vẻ như đất nước này phát triển hay gia tăng mọi kiểu cách để hủy hoại môi trường bằng tiếng ồn. Cấp độ âm thanh đạt đến đỉnh điểm trên đường phố, nơi tôi phải bịt lỗ tai lại chỉ vì tai tôi chỉ còn lại những tiếng “eeeeeeeeeeeeing” khi tôi về lại khách sạn.


If you enjoy a peaceful night’s rest, don’t book a hotel on a main road as honking your horn seems like a national sport. The louder and longer you honk, the better.
Hàng trăm hàng ngàn thứ âm thanh xe cộ ầm ầm như như xe không đuợc gắn ống bô trên mọi con đường. Còi xe máy thì kêu liên tục bởi mọi nguời lái xe gắn máy, trung bình cứ 5 đến 7 giây như vậy. Họ bấm còi khi vượt qua người khác, bấm còi khi quay xe, bấm còi sau khi đi đái, bấm còi khi vui vẻ, bấm còi khi người ta đi chậm, họ bấm còi ngay cả lúc họ đi ngược chiều, họ bấm còi chỉ để khoe cái còi đặt chế của họ, và họ bấm còi chỉ vì người khác cũng bấm còi. Tôi nhìn và lắng nghe thì thấy họ cứ bấm còi xe khi họ rẽ vào đại lộ. Ở Hà Nội, lúc nào trong ngày bạn cũng nghe thấy tiếng còi xe, không cần biết là ở đâu hay ngay trong phòng khách sạn.
Ở Hà Nội loa phường được đặt khắp mọi nơi phát thanh nhiều lần trong ngày, cứ nhồi vào tai người du lịch và dân cư cho tới khi cái tai phải chảy máu. Những bản phát thanh cả giờ đồng hồ về tin tức, thời tiết và thông tin quảng cáo thật sự quá lớn, nó át cả tiếng còi xe. Thật là ồn lắm.
Điều cuối cùng bạn thực lòng muốn có ở đất nước này chính là một căn phòng khách sạn ở mặt đường, đặc biệt là khi bạn có một chiếc loa phuờng gắn vào vào tòa nhà, làm bạn tỉnh giấc vì chói tai vào 7h sáng với một thứ âm thanh ồn ào bởi một thứ ngôn ngữ khó chịu.
Giữa sự ồn ào của xe cộ, công trình xây dựng liên miên, tiếng Việt và những quán Karaoker, tôi cảm thấy thật ghen tỵ với những người bị điếc.
*Lý do số 4: Tôi ghét tiếng Việt
Cách diễn tả hay nhất về tiếng Việt là nó nghe giống như tiếng mèo nó rú nó gào khi nó đang ăn mà bị ai chọc phá….”meruughh-meowruugh- rruughh.” Còn giọng nguời đàn ông thì nghe giống như tiếng vịt đực của một thằng cha bị bệnh tâm thần.


Maybe it’s having all these tourists in their country or something, but most locals (not all) are very unfriendly. Don’t expect a greeting if you say hi or a friendly smile to be returned.
*Lý do số 5: Tôi ghét giao thông ở Việt Nam và sự **** khổ khi đi bộ


Driving in Vietnam is ridiculous. With scooters ruling the roads and no rules being followed, it is an absolutely nightmare. Even if you are being chauffeured by a taxi driver who knows the city, you feel totally unsafe.
Hơn một triệu rưỡi xe mô tô ở Hà Nội và hơn bốn trăm ngàn xe ở các vùng phụ cận – với chỉ số tăng trưởng 14% hàng năm. Đéo mẹ nó sao nhiều xe gắn máy thế! Số lượng xe cộ đông đúc như thế như một minh chứng cho tình trạng nguy hiểm của người đi bộ.
Những lối đi cho người đi bộ bị nêm cứng bởi những người bán lẻ và các hộ gia đình ở đây khi họ cố tình lấn chiếm lòng lề đuờng để nới rộng thêm diện tích sử dụng ở tầng duới đuờng với mục đích kinh doanh. Điều đó đồng nghĩa với việc người đi bộ phải đi vào phía đuờng xe chạy. Lúc nào họ cũng có thể cảm nhận được gió tạt ngang gần như bị té khi bị những chiếc xe gắn máy hoặc ô tô vượt qua.
Ở đây thực sự có rất ít lối băng qua đường dành cho người đi bộ. Kể cả khi có, nó cũng chẳng giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn cho người đi bộ bị gây ra bởi xe cộ, và ngay cả khi tín hiệu qua đường cho người đi bộ bật xanh, họ vẫn phải lưu ý những xe cộ rẽ vào hoặc từ hướng trái, hoặc từ hướng phải.
Việc băng sang đường, dù có hoặc không có đèn đuờng, cũng có thể ví von như cảm giác mình đang đóng phim Indiana John khi nhảy xuống vực từ miệng hang Đầu Sư Tử “Indiana Jones jump from the Lion’s Head Leap of Faith”. Nếu ví luồng giao thông như một dòng sông chảy xiết, thì khi đó bạn chỉ như một hòn đá chuyển động chậm chạp, luồng giao thông sẽ tẽ ra khi bạn di chuyển.
Việc này đã gây ra mối bất an cho Tatiana vào ban ngày, khi em lo sợ cho sự an toàn của đứa trẻ đang nằm trong bụng mỗi khi em phải liều lĩnh ra khỏi khách sạn. Đối với Tatiana, việc đi lại ở đây là một thử thách lớn. Em cảm thấy hoang mang khi phải nghĩ đến việc bị đâm bởi một xe máy chạy ẩu và những hậu quả xảy đến sau đó cho đứa con trai chưa sinh của mình. Tôi lúc nào cũng phải giữ chặt tay em, đứng giữa em và luồng xe đang chạy đến, giống như kỹ thuật che chắn bằng hình nộm người. Tôi không thể trách cứ em vì em có thói quen dừng lại khi xe cộ nó tuởng như nó đang đâm xầm vào nguời em, phản ứng đó hòan toàn sai.
Chúng ta coi chừng sẽ bị tai nạn. Không được dừng lại. Không được chạy. Điều đó đã thành luật. Bạn phải thoát khỏi nỗi sợ hãi như thể bạn sắp phải nhảy ra khỏi máy bay và tin rằng mọi thứ vẫn tốt đẹp.
Tôi có quay lại một đoạn phim ngắn để thấy xe cộ hằng ngày ở đây như thế nào và bạn phải cẩn thận như thế nào khi đi bộ ở đây. Trafics in Vietnam
*Lý do số 6: Tôi ghét giá cả làm hộ chiếu nhập cảnh vào Việt Nam
Tôi ghét giá là bao nhiêu khi khi làm hộ chiếu vào quốc gia này, và để có đuợc giá rẻ hơn một chút thì tôi phải đau thốn cái lỗ đít như thế nào!
*Lý do số 7: Tôi ghét những tòa nhà ốm nhách ốm nheo ở Việt Nam
Bạn phải trèo lên những cầu thang có những nấc thang dài đến vô tận. Nguời Việt thích xây dựng khách sạn có chiều rộng như một phòng ngủ độc thân nhỏ làm tôi muốn dẹp mẹ nó đi cho rồi. Tôi buộc phải thuê phòng sang hơn nhưng chúng ở tầng thứ 8 mà Tatiana thì đang có bầu gần 7 tháng nên chỉ cần leo đến tầng thứ 3 là nàng dường như muốn bị trúng gió.
*Lý do số 8: Tôi ghét cái lối nguời Việt làm cản trở lối ra vào các hàng quán
Cái thói quen dân tộc tánh của việc đậu xe gắn máy chóan hết cả lối đi vào ngay truớc cổng hàng quán, nhà hàng mà tôi muốn đi vào làm tôi muốn phát điên lên. Sự thiếu suy nghĩ và mất lịch sự đối với nguời khác đuợc thấy rõ nét trong cách thức đậu xe ngoài đuờng phố. Chen lấn xô đẩy để tìm lối đi bất kể nào đó đuợc xem như là sự thành công của chính mình.
Tôi nhận ra rằng không có bất cứ chổ nào dành cho bất cứ ai hay bất cứ cái gì trong điều kiện giao thông **** nạn ở cái quốc gia này, không phải ai cũng chỉ nặng có 43 kg như một thằng cha Ninja mà có thể di chuyển dễ dàng ở đây – hãy nhìn xem Tatiana với cái bụng bầu chình ình thì hiểu đuợc nàng coi như bị cấm di chuyển ở đây .
*Lý do số 9: Tôi ghét món tôm hùm ở Việt Nam
Tôi tin rằng tôi thật sự nhận đuợc món ăn giống như tôm hùm với giá $3, nhưng tôi đã ở vùng vịnh Tokin rồi nên tôi biết hải sản là món ăn chủ yếu trên menu. Vừa mới ra khỏi bát quái trận đồ rồi, tôi nghĩ như thế!
Những gì tôi đuợc ném trên dĩa là một con quái vật dạng con tép và con tôm như tôi đã từng thấy kèm nuớc sốt chua ngọt nằm trên dĩa đồ biển. Tôi không dám nhìn khi Tatiana khều ra những miếng thịt vụn dấu trong bộ xuơng con tôm.
*Lý do số 10: Tôi ghét cái ghế, con gián và bệnh dịch tả ở Việt Nam
Tôi biết rằng dân Việt nhỏ con nhưng tại sao tôi lại thuờng bị buộc khi đang ăn thì phải ngồi trên cái ghế dành cho trẻ con 4 tuổi?


If you can’t stand the smell of dead fish then you shouldn’t set foot in Vietnam. Whether it is at wet market or just walking down the busy streets of District 1 in Ho Chi Minh City, you’ll get plenty of whiffs of some foul smells.
Gián trên khắp đuờng phố, gián trên các phuơng tiện di chuyển, gián trong đồ ăn đã đuợc nấu. Đúng là đồ khùng cả lũ. Chẳng ngạc nhiên chút nào khi quốc gia này vẫn còn bệnh dịch tả.
Trích nguồn tin từ Hà Nội (Reuters):
Bệnh dịch tả hoành hành tại miền bắc Việt Nam với trên 200 nguời bị bệnh.
Báo Nhân Dân, một tờ báo quốc doanh của đảng cộng sản ghi chú lời nói của bộ truởng y tế Nguyễn quốc Triệu có trên 1,600 nguời bị ói mữa và ỉa chảy, 200 nguời trong số họ bị nhiểm vi khuẩn dịch tả từ 23 tháng 10. Những báo cáo không thấy nói gì đến xem có ai bị chết vì ỉa chảy cấp tính trong 13 tỉnh thành trong số 64 tỉnh thành ở Việt Nam. Đuợc biết bệnh dịch tả lan rộng khắp nuớc năm 2004.
*Lý do số 11: Tôi ghét cái nón cối thuờng đuợc dùng ở Việt Nam
Nón cối ở Việt Nam được đội giống như nón chơi baseball ở Mỹ. Đàn ông con trai mọi lứa tuổi thuờng xuyên đội nón cối. Hình ảnh đó làm tôi xốn xang bực bội con mắt, có cảm giác như tôi đang ở sau trận tuyến quân thù, bị bao vây bởi quân đội bắc Việt Nam – và trạng thái tôi lúc đó, tôi có lẽ sẽ không ngần ngại lượm cây súng lên chỉa vào hình ảnh đầy gây hấn như thế, chỉ là để xem cái vật tuợng trưng cho Việt cộng của một cuộc chiến đã qua rớt xuống duới đất.
*Lý do số 12: Tôi ghét tài xế tải ở Việt Nam
Tôi không phải là một thằng ngốc với taxi. Cửa xe, kiếng chắn xe luôn luôn khóa chặt và tôi thường thường xem bản đồ đường đi nước bước cho đoạn đường tôi muốn tới trước khi tôi gọi taxi. Khi người ta không chú ý họ thường bị lường gạt, bị bị ăn chận, hay tệ hơn thế nữa. Tài xế taxi nước nào cũng thế toàn bọn đá cá lan dưa.
Ở Việt Nam, thật sự là nơi tệ hại nhất cho mỗi cuốc taxi. Đây là một quốc gia được biết chuyên gắn đồng hồ tính giờ giả mạo (mà đếm giờ phút cao hơn). Mẹ kiếp, người ta luôn tìm mọi cách trấn lột bạn trên đường phố thì không có lý do nào tài xế taxi lại không ngoại lệ.
Tôi cho bạn biết bằng cách nào mà một tài xế taxi tính tiền tôi đến trên 8 phút cho đoạn đường 2km lòng vòng Phố Cổ thay vì lái trực tiếp thẳng đến địa điểm chúng tôi muốn đến. Tôi kêu hắn ta dừng lại nửa đường, và nhìn xem hắn ta nói cho biết vì xe cộ đông đúc nên không cho phép xe đi thẳng mà phải chạy lòng vòng. Tôi biết thừa rằng có nhiều dịp cho hắn nếu hắn ta muốn đi thẳng. Người ta cứ chạy lòng vòng và giả đò không biết đường đi đến (cũng có thể họ ngu như thế).


Beware of unofficial taxi drivers! Most taxi drivers in Vietnam are unofficial and will try and rip you off by offering you one price when they pick you up, then change the price three times before you get to your destination!
Khi chúng tôi biết thừa ra rằng đoạn đường như thế chỉ giá 18,000 đồng, và cái đồng hồ, và địa điểm đến của chúng tôi nói giá 25,000 đ, 48,000 đ, hay 55,000 đ. Chúng tôi từ chối trả tiền theo như họ đòi và chúng tôi ném tờ giấy 20,000 vào mặt tài xế rồi bỏ đi. Hắn ta không chịu rồi chạy bộ đuổi theo chúng tôi.
Chúng tôi gọi cả 2 hãng taxi, hãng mắc tiền và rẻ tiền nhưng kết quả đều tuơng tự. Chính sách hiệu quả nhất là kệ mẹ họ nói gì làm gì mình cứ trả đúng số tiền mà mình nghỉ là công bằng nhất không cần biết cái đồng hồ tính tiền nằm trên cái dashboard nó ghi bao nhiêu kệ mẹ bọn nó.
*Lý do số 13: Tôi ghét món ăn ở Việt Nam
Những món ăn Việt ngon nhất mà tôi từng nếm qua thì không thấy có ở Việt Nam. Taniana có gấp đôi cảm nghĩ của tôi như thế.


With a huge language barrier, and rat, frog and dog being common on Vietnamese menus, you’re never really sure if the chicken you ordered is really chicken. Just saying.
Tôi biết miền Nam rất khác với miền Bắc, nhưng nguyên tắc là “nếu thấy nghi ngờ, hảy thử trước cái đã xem sao” nhưng rất khó mà tin được ở một nơi nào khác trên đất nước này có chỗ ăn khá hơn.
Rất dễ ăn luôn 3 bữa món ăn Thái mỗi ngày cho cả tháng, nhưng khó làm được như thế nếu ăn món Việt ở Việt Nam.
*Lý do số 14: Tôi ghét thói vô ý vô tứ của dân Việt Nam
Có nhiều dị biệt giữa du khách và dân địa phuơng ở quốc gia này. Tatiana than phiền với tôi rằng nàng rất ghét khi người ta đụng chạm đến người nàng. Nàng hiểu rằng đó là một phần của dân tộc tính khi nắm tay, kéo tay người ta trên đường phố để mời chào người ta mua hàng.
“Tôi hiểu tại sao họ làm thế, nhưng tại sao họ không chịu hiểu cho điều đó làm tôi khó chịu?”
Với tư cách cá nhân tôi không cho phép làm như thế từ một tên ăn mày hay một tên đội cái nón cối. Tôi đã vỗ tay xua đuổi cách chừng vài phân vào mặt một người đàn ông để chứng tỏ quan điểm của tôi – thay vì vỗ vào mặt hắn ta, giống như Tatiana đã làm trong một đêm nọ với trường hợp tuơng tự.
Tatiana cũng ghét nhân viên bán hàng trong tiệm cứ đi theo đuôi nàng quá gần “rằng nàng cảm giác hơi thở của hắn ta trên cần cổ”.
*Lý do số 15: Tôi ghét sự thiếu khả năng về kiến thức, thông tin, hay sự diễn đạt vấn đề của người Việt
Như tôi đã từng nhắc đến trong bài trước, nhưng không phải từ nước Ba Tây về sự thiếu khả năng giao tiếp , nói chuyện. Tôi nhấn mạnh đến việc trách họ về sự thiếu khả năng diễn đạt ý tưởng luôn cả bằng tay – vì người Việt thường không nói chuyện bằng tay – và sự thiếu thông minh tổng quát. Vâng, phải rồi! Tatiana và tôi nghĩ phần nhiều họ thuần túy dưới mức trung bình trong khoa bệnh tâm thần. “Nhiều trong số họ rất tốt, nhưng bọn họ ngu đần như những hòn đá.” Tatiana nói như thế.
Đầu tiên là nỗ lực thất bại của tôi để tìm ra một trong số vật cổ nhất trên một vùng đất nào đó của thế giới mà vùng đó có đầy món này ra: Đó là một cái chày và cái cối – Một dụng cụ dùng để xay, tán nhuyễn, và trộn lại một chất liệu nào đó.
Tôi muốn xay những viên thuốc bổ cho Tatiana uống vì nàng không nuốt nổi những viên thuốc to, thay vì cứ nhìn nàng lấy kéo cắt nhỏ ra rồi hòa với nước mà uống. Tôi quyết định tìm mua một cái cối và cái chày để nghiền thuốc ra.
Bộ tự điển Bách Khoa nói rằng chày và cối xuất hiện trên trái đất cách đây hàng triệu năm và trong nhà thuốc thì họ gọi là “chày và cối” , nguyên thủy được dùng trong nhà bào chế thuốc, cái cối cái đầu của cái chày thường đuợc làm bằng sành trong khi thân chày làm bằng gổ.
Con bà nó, tôi đã đi không biết cơ man nào là tiệm thuốc tây, siêu thị đễ tìm mua nó. Ngay cả hỏi trung tâm du lịch ở Phố Cổ, tại nơi này tôi được hướng dẫn đến một địa điểm bán hàng ma ngay cả siêu cũng không thể có.
Ở tất cả các tiệm thuốc tây tôi ra sức diễn tả món tôi muốn mua, nào là “thuốc viên” “thuốc vo viên” “thuốc” và “bột”. Một tay tôi ra dấu là cái ly, tay kia như nắm đấm và làm động tác xay tròn. Tôi đã tra tự điển Anh/Việt từ “xay” và diễn tả cho người bán hàng biết, thế mà họ chẳng hiều cái gì cả.
Một lần thử thứ 2 của tôi là khi Tatiana bị ngứa, ngứa bụng vì có bầu. Chúng tôi đi từ thuốc tây này đến thuốc tây nọ, cố tìm ra kem trị ngứa. Ở một tiệm nọ, nàng cố gắng giải thích món nàng cần tìm. Nàng đã viết xuống tên cả loại kem đó – Caladryl. Tên này được viết khắp mọi nơi, nhưng ngừa phòng trường hợp, nàng cũng dùng cái tên khoa học, hydrocortisone.
Nhân viên bán hàng cái mặt ngớ ra, vì thế Tatiana giả làm như bị ngứa rồi gãi ở ngay phía cái bụng bầu. Đứa con gái bán hàng nói: “Bà có bầu hả?” Và Tantiana gật đầu nhanh nhẹn trả lời nghỉ rằng cô gái đã hiểu. Và đúng là đồ giống lừa gì đâu không á, ngu như lừa, cô gái đưa cho Tatiana hộp thuốc… ngừa thai.
*Lý do số 16 – cảm nghĩ cá nhân: Cảm tưởng cuối cùng về một quốc gia mà tôi… một thời để Ghét!
Tôi đã tới Việt Nam như nhiều quốc gia khác- với tấm lòng cởi mở trong tâm trạng hiếu kỳ. Những ý kiến mà tôi nói ở trên phản ảnh trực tiếp đến kinh nghiệm mà tôi đã từng gặp từ con người và điều kiện sinh hoạt của quốc gia đó. Thật là kỳ lạ khi gặp phải những điều bực bội như thế, nhưng đồng thời bên cạnh đó bạn đọc cũng nên biết đến những điều tuyệt vời làm hài lòng khách phuơng xa.
Một ngày nọ, tôi kinh ngạc đến lặng người khi người bán hàng ở Hà Nội trao vào tay tôi một nắm tiền rồi họ bảo rằng tiền này là tiền họ đã tính quá lố trong lần tôi đến mua hàng cách đây 2 ngày và bây giờ họ muốn trả lại. Tuyệt vời, tôi đã dùng số tiền này để mua thêm thực phẩm từ cửa hàng của họ.
Tôi cũng rất hài lòng khi thuơng lượng để tìm được phòng trọ rẻ hơn ở Bangkok. Bạn phải nỗ lực hơn nữa để có thể có được phòng trọ bao gồm luôn WiFi, tủ lạnh, phòng tắm, nước nóng, giường chiếu lớn hơn, truyền hình trực tiếp từ vệ tinh và dĩ nhiên phòng gắn máy lạnh với giá từ $7-13 US.
Thật là thú vị khi nghĩ rằng bạn có thể thả bộ lang thang thoải mái giữa lòng thủ đô của một nước vừa mới bị tàn phá bởi chiến tranh cách đây không lâu lắm. Đúng đó quý vị, tôi là một người Mỹ đang ở Hà Nội.
Tôi thật sự thích thú 1 chút khi thấy món thịt nướng trên lò than/thịt nướng vỉ trên những lối đi dành cho bộ hành. Vào ban ngày ở một góc đường nào đó bạn thấy vắng vẻ trống trơn như vào đêm khi trời vừa tắc nắng bạn sẽ ngửi được mùi xào nấu thơm lừng.
Và một trong những kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi trong những ngày ở Việt Nam là khi gặp gở được bạn gái cũ của Aaron, bạn tôi. Nàng ta trông ngọt ngào, thông minh, ăn nói duyên dáng và là một nhà văn nhà báo hạng quốc tế, cũng không dễ dàng gặp được nàng ta vì nàng thường hay đi Mỹ hay Thailand.
Tatiana và tôi rất vui mừng có được nàng trong đêm hội ngộ đó. Nàng phục vụ chúng tôi ăn uống no say đến tràn họng. Nàng cũng hiểu rõ tất cả những điều phiền toái mà tôi đã gặp phải và kể ra ở trên. Nàng tìm mọi cách để làm cho chúng tôi quên đi đồng thời tha thứ cho những chuyện đó – phần nhiều là như thế. (Ghi chú của người dịch -“almost” trong câu này có vẻ nghĩa là ông ta đã quên và tha thứ nhiều chuyện nhưng vẫn giữ lại… một ít chuyện …đến chết tuyền đài chưa tan!)
Tôi không thể nói đến tôi đã từng giới thiệu đến du khách viếng thăm quốc gia này cho bất kỳ ai. Nếu bạn có ý dịnh tò mò muốn khám phá cái gì mới mẽ thì đó sẽ là kinh nghiệm cho chính bạn, ngoài ra chẳng có gì khác. Tôi không thể kể ra đây hết được vô số những điều bực xà bội mà tôi đã từng chịu đựng. Vì thế bạn cứ đi đi rồi biết, hãy đi Việt Nam chừng vài ba tuần lễ gì đó để rồi khi trở về… trở về … chàng về… chàng về nay đã… cụt chân… ưu ừ!!! (nguyên văn “return home with enough horror stories to choke a small horse.)


---------

0 comments:

Powered By Blogger