Thursday, June 1, 2017

Nguyễn Xuân Phúc công du Hoa Kỳ

Trần Thảo (Danlambao) - Nhìn ông thủ tướng VN giơ tấm hình chếc giày Nike với số liệu 22% cho Việt Nam và 78 % cho Mỹ nếu hợp tác làm ăn, người quan sát tự hỏi không biết ai đã làm thầy dùi cho Nguyễn Xuân Phúc khi đưa ra hình ảnh và số liệu đơn giản như thế để câu độ giới đầu tư của Mỹ?

Có lẽ cũng biết rằng mồi câu như thế quá sơ đẳng, chưa đủ độ để lôi kéo ánh mắt của mấy ông chủ Mỹ, ngài Thủ Tướng VN đã lên gân khi phát biểu: "Người dân và các doanh nghiệp VN rất muốn, rất thích làm ăn với các tập đoàn đầu tư Hoa Kỳ, và đó là tình cảm rất tuyệt vời." Nói về nguyên nhân tại sao có tình cảm tuyệt vời như vậy, ông Phúc giải thích: "Vì Hoa Kỳ có sự minh bạch, có sự chống tiêu cực, tham nhũng, những điều đó trùng hợp với tinh thần của chính phủ liêm chính được ông thúc đẩy kể từ khi nhậm chức." Ông Thủ Tướng cũng không quên quảng cáo rằng những nhà đầu tư Mỹ khi đầu tư ở VN sẽ không phải lo sợ tiền mất tật mang vì những vấn đề Hồi Giáo, Khủng Bố, Tin Tặc v.v... như những nơi khác trên thế giới. Nguyễn Xuân Phúc hứa sẽ xây dựng môi trường đầu tư minh bạch hơn, thân thiện trách nhiệm, có độ mở cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, cho nhà đầu tư.

Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố, trong chuyến công du này, ông sẽ ký hợp đồng 15 tỷ usd để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Xem ra Nguyễn Xuân Phúc và BCT của ông ta đã đưa hết vốn ra để lôi kéo Hoa Kỳ để cường quốc này xem Việt Nam như một đối tác quan trọng về mặt chiến lược và hỗ trợ Việt Nam khi xảy ra vấn đề trên Biển Đông với Trung Quốc. Đồng thời ông Phúc cũng hy vọng lôi kéo tư bản Mỹ đầu tư nhiều hơn nữa vào thị trường Việt Nam vì thống kê cho thấy đầu tư của Hoa Kỳ hiện nay còn rất thấp so với những nước như Hàn Quốc, Nhật, Taiwan v.v... Nhưng kỳ vọng của phía Việt Nam có thể đạt được hay không, và Nguyễn Xuân Phúc sẽ mang về được lợi ích nào cho VN trong chuyến Mỹ du này?

Đối với Hoa Kỳ, Việt Nam có vị thế chiến lược vô cùng quan trọng nếu Hoa Kỳ muốn ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc tại vùng biển Đông. Vào thời tổng thống Barack Obama, Hoa Kỳ bắt đầu chiến lược xoay trục về Châu Á Thái Bình Dương, đã bắt đầu ve vãn Việt Nam. Nhưng Việt Nam quen thói đi dây giữa những thế lực quốc tế để kiếm lợi, và chính quyền của Tổng Thống Barack Obama cũng không cứng rắn đủ để Việt Nam phải tỏ thái độ giữ sự cân bằng trong quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc, chứ chưa nói tới ngã hẳn về phía Hoa Kỳ.

Tình trạng đu dây của Việt Nam trong mối quan hệ với Hoa Kỳ và Trung Quốc nhưng lúc nào cũng nghiêng hẳn về Trung Quốc đã phải cáo chung khi Tổng Thống Donald J. Trump lên nhậm chức Tân Tổng Thống Hoa Kỳ. Ông Trump đã nói thẳng mặt với VN về thái độ đi hai hàng của chế độ CSVN, và dứt khoát rút chân ra khỏi tổ chức TPP.

Thái độ không mặn mà của Tổng Thống Donald J. Trump đối với vị thế chiến lược của Việt Nam đã khiến cho VN không còn làm bộ làm tịch được nữa như trước đây. Chính vì thế mà Nguyễn Xuân Phúc đã qua Đại Sứ Mỹ tại VN, ông Ted Osius, vận động cho cuộc gặp gỡ lần này với Tổng Thống Trump.

Đối với những vận động sốt sắng của Việt Nam với Hoa Kỳ, những ai từng biết ít nhiều về Mật Ước Thành Đô, được ký kết giữa VN thời TBT Nguyễn Văn Linh với bên TQ thời Giang Trạch Dân và Lý Bằng, sẽ tự hỏi, khi đã có âm mưu bán nước cho Trung Cộng, tại sao nhà cầm quyền VN lại còn phải bận tâm vận động Hoa Kỳ để be bờ ngăn chặn sự bành trướng của TQ? Sao có vẻ mâu thuẫn như thế?

Thực ra vấn đề không có đơn giản như vậy. Thời Nguyễn Văn Linh làm TBT, thế giới chứng kiến sự sụp đổ dây chuyền của các nước cộng sản, bắt đầu bằng Liên Sô. Chế độ CSVN lo sợ cùng chung số phận với các nước cộng sản Đông Âu, nên bám víu vào Trung Cộng để sinh tồn. Chính vì thế mà Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười muối mặt ký mật ước bán nước cho Trung Cộng. Nhưng chính bản thân những thằng đầu sỏ trong BCT cộng đảng hiểu rõ hơn ai hết, khi đất nước này lọt vào tay Trung Cộng thì tuổi thọ của đảng CSVN và những thằng đầu lãnh của nó cũng sẽ đếm từng ngày. Với bản chất vong nô, Nguyễn Văn Linh đã nói "Thà mất nước chứ không mất đảng", đó cũng chỉ là tính toán nhất thời khi đứng trước một đe dọa bị mất tất cả ! Bởi vì khi đã mất nước vào tay Trung Cộng thì đảng CSVN lại còn có giá trị gì?

Chế độ CSVN hiện nay mang nặng cái di sản thối tha của thời Nguyễn Văn Linh để lại, bị Trung Cộng cấy sinh tử phù, không thể nào không để cho Trung Cộng lấn lướt từng phần. Việc này càng ngày càng lộ rõ với những bằng chứng công khai, người dân Việt Nam nào cũng thấy rõ. Nhưng chúng, những thằng nhờ vào đảng cướp mà có quyền lực và tài lực, ăn trên ngồi trước quen rồi, chúng không đành lòng bỏ đi lợi quyền béo bở, vì thế chúng tìm hết cách để xoay sở, để giữ đảng sinh tồn, để lợi ích nhóm lưu truyền mãi mãi, dù phải thỏa hiệp với kẻ thù phương bắc. Nhưng trong mấy mươi năm qua, Trung Quốc đã từng bước bao vây Việt Nam trong một cái thùng sắt, đã nắm thế thượng phong, và không cần giữ thế thỏa hiệp với Việt Nam, càng ngày càng ép Việt Nam tới mức không thở nổi. Tình trạng Việt Nam hiện nay trong sự xâm lấn trắng trợn của Trung Cộng đã không còn là điều phải bàn cãi,và Việt Nam lo sợ không cản nổi bước tiến của Trung Cộng, chính vì thế mà CSVN bằng mọi cách phải tìm đường ra. Nhìn ra thế giới ngày nay, còn có lực lượng nào khác ngoài Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam giải quyết bài toán sinh tồn gay go này?

Nhưng muốn cho Hoa Kỳ coi Việt Nam như một đối tác chiến lược quan trọng ở vùng đông nam Châu Á, với ông tân Tổng Thống Donald J. Trump của Hoa Kỳ không chấp nhận thái độ ăn cây táo rào cây sung, thì coi bộ không dễ tí nào! Vì cho tới nay CSVN vẫn luôn đi trình diện Tập Cận Bình trước khi muốn ba điều bốn chuyện với Hoa Kỳ. Và dù Hoa Kỳ muốn mở rộng mậu dịch với Việt Nam, đổ vốn vào đầu tư, nhưng chế độ tư bản hoang dã của Việt Nam hiện nay chuyên môn đi đàn áp người dân bằng bạo lực, tình trạng xã hội bất ổn, ở địa phương thì lãnh chúa không nghe lời trung ương, tất cả khó khăn đó khiến cho giới tư bản Mỹ cảm thấy không an toàn. Những quảng cáo của Nguyễn Xuân Phúc về một chính phủ liêm chính, một xã hội không khủng bố, tin tặc hay hồi giáo v.v... không thể nào che mắt được những con mắt lão luyện của tư bản Mỹ. Điều đó giải thích lý do tại sao Việt Nam và Hoa Kỳ bình thường quan hệ ngoại giao từ thời Tổng Thống Bill Clinton, nhưng mãi tới nay đầu tư của tư bản Hoa Kỳ vẫn xếp sau các nước nhỏ như Hàn Quốc, Nhật, Taiwan.

Nhìn thái độ hai bên, ta thấy Hoa Kỳ chờ đợi phía Việt Nam thay đổi để có ý thức chính trị thiên về phía Mỹ, nếu có thể thì đứng thành hàng với Mỹ trong một liên minh quân sự; thứ đến là mở rộng những quyền tự do căn bản của một xã hội dân sự, tôn trọng nhân quyền để bảo đảm sự an toàn của tư bản Mỹ khi đầu tư vào Việt Nam. Phía Việt Nam thì trông chờ Hoa Kỳ biểu lộ thái độ rõ ràng về tình hình biển đông, mà hiện nay Việt Nam lo ngại rằng có thể Hoa Kỳ ăn rơ với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông để đổi lại việc Trung Quốc kềm hãm Bắc Triều Tiên.

Hai bên đều chưa đạt tới một điểm chung nào, vì thế dù Nguyễn Xuân Phúc có đưa ra lời mời dụ hoặc và ký hợp đồng nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Hoa Kỳ lên tới 15 tỷ usd, coi bộ chuyến đi vận động của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ cũng chỉ là công cốc. Giấc mơ làm người cứu rỗi chế độ còn mờ mờ ảo ảo trước mặt ngài Thủ Tướng của Việt Nam. Vậy mới nói, một chế độ quen thói nô lệ ngoại bang, xa rời nhân dân, coi dân như cỏ rác, thì mãi mãi cũng chỉ là một thứ mất gốc, chỉ sống vất vưởng trong một thời gian rồi cũng sẽ chìm vào bóng tối của lịch sử cùng với tiếng nguyền rủa của nhân dân.

1/6/2017

0 comments:

Powered By Blogger