Tác giả: Lê Công Định | Source: Nguồn: VOA LIVE | Posted on: 2016-05-25 |
Luật sư Lê Cộng Định viết trên Facebook cá nhân: Cuộc bầu cử rầm rộ và tốn kém nhất Việt Nam vừa kết thúc và chính trị gia đắc cử rõ ràng là Barack Obama, chứ không phải những gương mặt đảng cử u tối, trì độn đến chán phèo.
Dân chúng xuống đường đông đảo đón tiếp vị Tổng thống Hiệp Chủng Quốc cho thấy lá phiếu của người Việt ngày nay đã chuyển hướng dành cho những chính khách dân chủ và thể chế chính trị tự do mà họ đại diện.
Nếu bây giờ có bầu cử đa đảng, chắc chắn các ứng viên cộng sản sẽ bị đánh bại thảm hại với tỷ lệ áp đảo. Người cộng sản thừa biết vậy, nên chẳng bao giờ dám trưng cầu dân ý về thể chế chính trị hoặc chấp nhận mô hình tranh cử tự do. Họ phải vay mượn quá khứ ảo hoặc trở nên ngày càng tàn bạo thật để bám víu quyền lực bằng mọi giá.
BLOG 13:26 Bùi Văn Phú
Nhà báo tự do Bùi Văn Phú từ California: Hoa Kỳ và Việt Nam đang triển khai quan hệ hợp tác toàn diện đã được Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đặt nền móng trong chuyến thăm Hoa Kỳ của lãnh đạo Việt Nam vào tháng 7/2013.
Quan hệ này có được hoàn thiện hay đưa lên tầm cao mới hay không tùy thuộc vào lựa chọn của Hà Nội trong việc đáp ứng những yêu cầu của Hoa Kỳ trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama, đó là thả tù chính trị, cải cách luật pháp để người dân có các quyền tự do phát biểu, báo chí, tôn giáo, hội họp mà không bị an ninh quấy nhiễu, trấn áp hay bắt giam.
Trên bình diện phát triển kinh tế, để thi hành hiệp định thương mại TPP mà Việt Nam đã ký với Hoa Kỳ và mười quốc gia ven Thái Bình Dương, Hà Nội phải cho phép các công đoàn độc lập được thành lập để quyền lợi công nhân được bảo vệ.
Sau chuyến đi của Tổng thống Barack Obama, Hà Nội đáp ứng ra sao và chưa biết khi nào lại có lãnh đạo Hoa Kỳ sang thăm Việt Nam, hay ngược lại, vì tháng 11 tới đây nước Mỹ sẽ bầu chọn tổng thống mới.
Trước thái độ xâm lấn và hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, hy vọng sẽ có những đột phá trong quan hệ Mỹ-Việt giúp tạo cơ hội cho lãnh đạo hai nước sớm gặp nhau ở Washington để nâng cấp quan hệ lên tầm mới và tổng thống kế tiếp của Mỹ cũng sẽ có cơ hội sớm đến thăm Việt Nam.
Chứ không phải chờ lâu đến một thập niên, như chuyến đi của Tổng thống Barack Obama lúc này.
BLOG 13:15 Guardian
Báo Guardian (Anh) bình luận cái giá của việc tái lập quan hệ chiến lược là nhân quyền bị gạt ra ngoài lề.
Đúng là ông Obama đã gặp một nhóm các nhà hoạt động xã hội dân sự Việt Nam tại Hà Nội và nói về các giá trị phổ quát trong bài phát biểu của ông.
Nhưng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí - một động thái mà giới ngoại giao Mỹ lâu nay khẳng định là tùy thuộc vào việc Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền - đã được công bố mà không có bất kỳ thương lượng quan trọng nào.
Việc ông Obama chỉ bày tỏ sự tiếc nuối về chuyện một số nhà hoạt động bị lực lượng an ninh câu lưu trước khi đến gặp ông là chỉ dấu không tốt.
Việt Nam vẫn là một nhà nước mạnh tay. Đảng Cộng sản vẫn độc quyền lãnh đạo. Những tiếng nói bất đồng chính kiến bị khổng chế như đã thấy vào tháng này khi người biểu tình vì môi trường bị bắt tại một số thành phố.
Tính toán địa chính trị, chứ không phải vấn đề nhân quyền, bao trùm chuyến thăm Việt Nam của ông Obama. Điều này dễ hiểu trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực. Nhưng kết cục hy vọng của người Việt mong đợi một sự thúc đẩy các quyền tự do cơ bản đã bị khước từ. Đó cũng là một phần của di sản chính sách đối ngoại của ông Obama.
Báo này trước đó có bài nói Obama hậu thuẫn Việt Nam trong tranh chấp ở Biển Đông với Bắc Kinh
BLOG 12:50 - CNN
Tập đoàn truyền thông CNN đưa tin khi bàn về tự do báo chí, hội họp và tôn giáo, ông Obama nói rằng trong khi Hoa Kỳ không "áp đặt một hình mẫu của Mỹ về chính phủ đối với Việt Nam, nước này nên cởi mở hơn về việc bị soi xét để có thể phát triển "mạnh và thịnh vượng hơn".
Nhà Trắng cho hay bài phát biểu của Tổng thống Obama được phát sóng trực tiếp trên truyền hình Việt Nam. Việc phát sóng trên truyền hình nhà nước về việc chỉ trích các vấn đề nhân quyền của Việt Nam là dường như chưa bao giờ có trước đây.
Trước khi nói về chủ đề nhân quyền trước cử tọa người Việt, ông Obama đã gặp sáu đại diện xã hội dân sự Việt Nam. Tổng thống lưu ý rằng một số nhà hoạt động đã bị ngăn đến dự cuộc gặp này.
"Chúng tôi không tiết lộ bất kỳ tên của nhà hoạt động nào không thể tham dự, nhưng như Tổng thống nói, một số người được mời bị ngăn cản tới dự cuộc gặp", phát ngôn viên Nhà Trắng Eric Schultz nói.
12:29 - Rapper Suboi
Nữ Rapper Suboi là bạn trẻ cuối cùng trao đổi với Tổng thống Obama. Suboi đã đọc một đoạn rap ngắn nói về "người có nhà có xe, nhưng vì sao không hạnh phúc", như cô giải thích cho ông Obama. Tổng thống Obama nói với Suboi: "Nghệ thuật, âm nhạc tạo cảm hứng cho con người"
"Nghệ thuật giúp bạn không chỉ nghĩ về mình mà đưa bạn vào tâm trí người khác. Bạn nhận ra nỗi đau và hi vọng của người khác. Bạn nhận ra mình và người khác có nhiều điểm chung."
"Nghệ thuật đôi khi cũng nguy hiểm. Và các chính phủ lo sợ nghệ thuật. Nhưng tôi tin rằng nếu cố gắng đàn áp nghệ thuật thì tức là đang cố đàn áp giấc mơ sâu và khát vọng kín nhất của con người." - Ông nói.
Buổi gặp mặt của Tổng thống Obama với giới trẻ tại Sài Gòn kết thúc, đây là hoạt động cuối cùng của ông tại Việt Nam. Chiều nay, ông sẽ lên đường sang Nhật Bản dự hội nghị G7.
12:23
Một người làm nghệ thuật hỏi Tổng thống Obama về tuổi trẻ của ông, làm sao để trở thành tổng thống như bây giờ.
Tổng thống Obama chia sẻ câu chuyện gia đình của ông "cha không có ở đó" và "Tôi thấy có gì đó thiếu thốn".
Nhưng ông nói "Thay vì lo nghĩ về chuyện không có cha ở đó mà phải tập trung vào những điều khác, quan tâm đến xã hội".
"Đôi khi ta nghĩ người ta chỉ có động lực vì tiền, hay quyền lực,"
"Nhưng người ta còn được tạo cảm hứng bởi những câu chuyện. "
"Dù bạn đang làm việc ở lĩnh vực, rất đáng giá để nghe những câu chuyện của họ, để tìm ra động lực của mình, và tìm ra lý do tại sao chúng ta nên làm việc cùng nhau. "
11:44
Một thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á hỏi Tổng thống Obama:
Cô nói: "Tôi gần như bật khóc khi ông đề cập đến Sơn Đoòng"
Cô hỏi về việc bảo vệ di sản này và hỏi Tổng thống Obama "Ông muốn đi bộ hay đi cáp treo?"
Cô đề nghị tặng Tổng thống Obama một chiếc áo thun có in chữ #savesondoong
Tổng thống Obama nói: "Đầu tiên, chắc chắn tôi muốn đến thăm Sơn Đòong. Tôi khá khỏe mạnh, nên tôi muốn đi bộ. Đi bao lâu nhỉ? Bảy ngày à? - Ok, Tôi có thể đi bộ."
Bảo tồn Sơn Đoòng, ông Obama nói "là một quá trình phức tạp để làm việc với chính phủ Việt Nam, với các tổ chức liên quan, với tổ chức của bạn, với khả năng có thể bảo vệ di sản này."
"Thế hệ các bạn đã quan tâm đến môi trường hơn thế hệ chúng tôi và thế hệ trước đó."
11:38
Trong bài phát biểu với các thanh niên trong chương trình Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á, ông Obama nói các chương trình hợp tác giáo dục với Hoa Kỳ để "Sinh viên Việt Nam bất kể tầng lớp nào cũng có thể tiếp cận được giáo dục."
Ông nói:"Tôi tin vào các bạn đưa Việt Nam tiến lên."
"Peace Corps sẽ đến Việt Nam tập trung vào dạy tiếng Anh," ông nói.
BLOG 11:36 - Barack Obama
Trả lời một bạn trẻ hỏi ông có lời khuyên nào để cho giới trẻ trở thành những nhà lãnh đạo như ông, Tổng thống Obama trả lời:
Có nhiều cách để lãnh đạo, không nhất thiết phải là người giỏi về diễn văn thì mới là lãnh đạo. Điều quan trọng là phải tìm thấy một điều gì đó bạn thực sự tâm huyết và dồn hết khả năng và tập trung theo đuổi việc mình muốn làm. Trở thành một ai đó không quan trọng mà bạn làm gì thì quan trọng hơn.
10:53 Võ Thị Mỹ Linh
Các bạn biết đấy, có những cuộc đấu tranh không cần súng đạn, không cần biểu tình, không cần hô hào nói xấu rầm rộ. Tất cả những gì bạn cần sử dụng là tình yêu của bạn. Hình ảnh người dân Việt Nam bỏ công việc ra chen chúc xếp hàng bày tỏ tình yêu của họ đối với tổng thổng Obama - người không phải tổng thống của họ, không sống trên đất nước họ đã là một hình thức đấu tranh văn minh nhất khiến các bác lãnh đạo Việt Nam phải chột dạ.
FACEBOOK 10:30 - Jonathan London
Tối hôm qua tôi đã về Hồng Kông bình an. Là một chuyến đi rất đáng nhớ. Rất hay để chia sẻ một lúc khá là vui và đầy hy vọng. Tôi đoán không ít người ở Việt Nam - thậm chí đa đại số - là rất đồng tình với tình thần của diễn văn Tổng thống Obama ngày hôm qua. Tôi cũng vậy.
BLOG 10:18 - New York Times
Ngày 24/5, Tờ New York Times miêu tả: “2.300 người Việt ăn mặc đẹp, ngồi ghế nhung đỏ và gần như chắc chắn được chính phủ bố trí ngồi nghe ông Obama đọc diễn văn, cổ vũ ầm ĩ khi ông xuất hiện”.
“Họ cổ vũ một lần nữa khi ông nói: "Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, và không có quốc gia nào có thể áp đặt ý muốn của họ lên quý vị", ám chỉ đến việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông”.
“Nhưng đặc biệt khán phòng im lặng khi Tổng thống Hoa Kỳ đề cập chủ đề thực thi nhân quyền”.
“Ông nói Hoa Kỳ không cố gắng áp đặt hình thức của Hoa Kỳ lên Việt Nam nhưng một số giá trị là phổ quát. Các quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do báo chí đã được ghi nhận trong Hiến pháp của Việt Nam”.
10:14
Khoảng 800 thanh niên trẻ sẽ có mặt để gặp Tổng thống Obama tại Trung tâm Hội nghị Gem Center tại Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
BLOG 09:58 - VOA
VOA hôm 25/5 cho hay: "Bài phát biểu của Tổng thống Obama cũng đề cập đến đề tài được cho là 'rất nhạy cảm ở Việt Nam' là nhân quyền.
"Tổng thống Obama nêu ra rằng những quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, cũng như những quyền tự do hội họp đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam. Ông cũng nói về việc mở cửa tiến trình chính trị của Việt Nam cho các ứng cử viên bên ngoài đảng Cộng sản".
BLOG 09:54 - Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ bình luận: "Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chạm vào trái tim của người nghe khi ông trích câu văn thơ, lời bài hát của danh nhân Việt để minh họa mối quan hệ ngày càng nồng ấm giữa hai nước".
"Nhiều cử tọa ồ lên thích thú khi ông Obama vận dụng cách so sánh tài tình đối với những chủ đề ông muốn nhấn mạnh trong quan hệ Việt - Mỹ".
"Trong bài phát biểu hơn 30 phút, đã có nhiều lần tiếng vỗ tay từ phía cử tọa vang lên khi ông Obama vừa kết thúc một câu nói liên quan đến các danh nhân Việt".
FACEBOOK 09:54 - Lê Quang Bình
Nhà nghiên cứu xã hội Lê Quang Bình nói trên Facebook sau khi tham dự gặp với ông Obama và các nhóm xã hội dân sự sáng 24/5:
"Mình nói nhiều đến công việc và mối quan tâm của mình. Có một kiến nghị mình muốn phía Hoa Kỳ hỗ trợ nếu có thể là hợp tác với Bộ công an để đào tạo về kỹ năng quản lý biểu tình một cách ôn hòa và phi bạo lực đúng theo chuẩn mực quốc tế. Điều này không chỉ tốt cho người dân mà cho cả Bộ Công an."
"Mình đồng ý với Tổng thống Obama rất nhiều đó là tự do, dân chủ và bình đẳng chỉ có thể có được khi nhân dân và chính phủ quốc gia đó muốn có nó. Chẳng ai có thể mang lại, dù đó là Hoa Kỳ, Liên Hợp Quốc hay Liên minh châu Âu. Đối thoại là quan trọng, và đối thoại chỉ xảy ra khi chúng ta lên tiếng, lắng nghe và minh bạch trong hoạt động của mình."
09:45 - VnExpress
VnExpress hôm 25/5 tiết lộ: "Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua phát biểu trước 2.000 người tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội. Để có thể nói trơn tru và chuẩn xác, ông sử dụng một chiếc máy nhắc chữ có màn hình trong suốt".
"Khi tổng thống Mỹ phát biểu, thường có hai máy nhắc chữ đặt hai bên và ngang tầm mắt để ông không cần phải nhìn xuống và có thể giao tiếp bằng mắt với khán giả và máy ảnh".
09:23 - Phan Thùy Dung
Phan Thùy Dung từ chương trình Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI) nói:
"Mình mong chờ ông Obama sẽ nói thêm về tầm quan trọng của các dự án trẻ và tinh thần khởi nghiệp ở các nước Đông Nam Á. Bởi vì đâu đó, giới trẻ là một phần quan trọng đóng góp nên sự thành công và bền vững của cả một quốc gia."
"Thông điệp mình muốn gửi đến ông Obama là giới trẻ Đông Nam Á nói chung, và Việt Nam nói riêng đang thực sự thực hiện được nhiều ý tưởng đột phá, có tính ảnh hưởng đến xã hội. Và giới trẻ Việt đang ngày ngày cố gắng tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm và ngôn ngữ toàn cầu để vươn mình ra thế giới."
Cô sẽ tham dự buổi gặp mặt với Tổng thống Obama sáng 25/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh
09:21
Sáng 25/5, Tổng thống Hoa Kỳ Obama sẽ có cuộc giao lưu với các thành viên người Việt thuộc Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI) tại Sài Gòn. Đây vốn là một sáng kiến nhằm kết nối với hàng ngàn thanh niên ở 10 quốc gia Đông Nam Á.
Nói với BBC Tiếng Việt, bạn Lê Thị Sinh, một thành viên của chương trình sẽ tham gia buổi gặp gỡ nói:
Tôi đã từng tham gia Khóa đào tạo Youth in Action của YSEALI vào tháng 1/2015,cũng đang điều hành việc tổ chức sự kiện trong một dự án phi lợi nhuận về khoa học cho trẻ em, mình rất kỳ vọng trong buổi tới có thể nghe ông phát biểu về những mối quan tâm của Mỹ tới Việt Nam trong đó có:
- Sự hỗ trợ của Mỹ với Việt Nam trong việc chính thức gia nhập và khởi động kinh tế với TPP - về kinh tế, an ninh, xã hội?
- Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, rất nhiều cơ hội lớn hang năm đã được đem đến nhằm tăng cường năng lực lãnh đạo cũng như mở ra khả năng cống hiến cho đất nước của các YSEALI Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi ông miễn nhiệm, liệu những cơ hội này còn được ủng hộ duy trì và phát triển mạnh mẽ như trước? Dự định của ông trong phát triển mạng lưới YSEALI trong 10-20 năm tới là gì?
----------
VIDEO : Obama trò chuyện với các thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á YSEALI
Source: ducpha0609 luong - Youtube | Posted on: 2016-05-26 |
0 comments:
Post a Comment