Tác giả: Bác sĩ Huyền Thảo | Ngày: 2016.05.25 |
Ảnh ghép có sử dụng nguồn internet
Tự sự
Tôi
đã từng có đồng nghiệp vì bệnh nhân bệnh quá nặng và qua đời, người nhà
bệnh nhân cho giang hồ cầm dao, cầm dùi cui, lùng sục truy sát suốt mấy
ngày trời trong bệnh viện.
3-4
triệu đồng: Lương của một điều dưỡng công. Tổng cộng 6-7 triệu/tháng
cho tất cả: trực gác, ngồi thêm phòng khám ngoài giờ, gặp 200 ca bệnh
mỗi ngày, chạy lăng xăng như một con ong không biết bao giờ xong việc.
5-6
triệu đồng: Lương của một bác sĩ công. Tổng cộng 9-10 triệu/tháng cho
tất cả: trực gác, ngồi phòng khám gặp trên 100 bệnh/ngày – mỗi ngày ngồi
xong uống nước giá, ngậm chanh vì tắt tiếng, nhận khoảng 20-30 hoặc
hơn, ca bệnh nặng cần nhập viện mỗi ngày.
Và khi tôi nói "nhận", không có nghĩa là chỉ nhận, mà còn khám, xét nghiệm, theo dõi, khám lại khi cần...
1-3 triệu đồng: Tổng lương của một bác sĩ mới ra trường, được bệnh viện "ưu ái" nhận vào.
15 ngàn đồng: Tiền cơm tối cho nhân viên y tế trực đêm, chạy chết bỏ vì lăng xăng thăm khám xét nghiệm.
25 ngàn đồng: Tiền công thêm cho một ca vá thủng ruột cho bác sĩ chuyên ngoại khoa.
Đây là thực tế của những người mà chúng ta yêu cầu trở thành "thiên thần áo trắng" cho chúng ta!
Đây cũng là thực tế:
Khi vật dụng hư hỏng, có liên can đến nhân viên y tế, nhân viên y tế sẽ phải trả tiền.
Khi người nhà bệnh nhân không đóng viện phí đủ, nhân viên y tế có thể sẽ phải trả tiền.
Khi
có ca gây khó dễ, không cần biết là do người nhà "tự phát" hay không,
nhân viên y tế sẽ phải làm bản kiểm điểm và có thể sẽ bị trừ tiền thi
đua – là một phần tiền lớn so với lương căn bản.
Khi
bệnh nhân phàn nàn sao đông quá, chật quá, ít giường quá và nhiều lúc
nổi sùng vì những điều kiện nghèo nàn tại bệnh viện công – nhân viên y
tế là người đầu tiên và có thể là duy nhất, để hứng rác những phàn nàn
"rất liên quan" đến chuyên môn của họ và có thể sẽ bị trừ tiền thi đua!
Khi
bệnh nhân và người nhà bệnh nhân bạo hành, hăm dọa, vì bất kỳ lý do gì,
nhân viên y tế cảm thấy cực kỳ đơn độc, vì không tìm được bất kỳ một
bảo trợ nào của bất kỳ ai. Lỡ xui thì tự xử nhé! Và có thể sẽ bị trừ
tiền thi đua!
Tôi
đã từng có đồng nghiệp vì bệnh nhân bệnh quá nặng và qua đời, người nhà
bệnh nhân cho giang hồ cầm dao, cầm dùi cui, lùng sục truy sát suốt mấy
ngày trời trong bệnh viện.
Đồng
nghiệp của tôi hôm đầu tiên phải núp vào trong tủ áo của phòng nhân
viên, ở đó suốt đêm, mấy hôm sau trốn được về nhà, sống trong lo sợ.
Tháng sau nộp đơn xin nghỉ!
Ai sẽ can thiệp, hỗ trợ họ???
Đây
chính là thực tế của những người xã hội yêu cầu lúc nào cũng phải niềm
nở, vui vẻ, và trở thành mẹ hiền, hoặc theo thông điệp gần đây nhất, xem
bệnh nhân là "thượng đế"!
Nếu là bạn, bạn có muốn làm hay không?
Trả
lời lý thuyết rất dễ, vì là người thầy thuốc, phải biết hy sinh cho
bệnh nhân, phải biết yêu thương bệnh nhân mình, phải biết cống hiến mà
không đòi hỏi, blah blah blah blah.... Nhưng khi thực hành thật sự, mới
biết được điều đó KHÓ đến mức nào!
Hôm
nay, nếu rảnh, các bạn thử gặp 100 người "không bệnh" trong một buổi
sáng, tươi cười chào họ một câu thôi, để xem các bạn có thấy cạn kiệt
sức lực không? Đừng nói đến việc gặp 100 bệnh nhân nheo nhóc, kèm theo
người nhà, trong một môi trường căng thẳng, mỗi ngày!
Hôm
nay, nếu rảnh, các bạn thử nhờ bạn đồng nghiệp, người nào bạn biết là
không ưa bạn chút chút, chừng nào hứng lên bất tử, chạy qua tát bạn một
cái vào mặt mà không báo trước, thử xem! Xem cảm giác "chờ đợi" cái tát
bất tử đó như thế nào!
Vì
nhân viên y tế công là những người sống trong "chờ đợi cái tát bất chợt
– hoặc còn hơn thế nữa" trong mỗi ngày làm việc! Và tệ hơn bạn, chúng
tôi có thể phải trả tiền cho cái tát bất chợt này!
Hôm
nay, nếu rảnh hơn xíu nữa, bạn thử bật đồng hồ báo thức ban đêm, cứ mỗi
30 phút đánh thức 1 lần, xem sáng hôm sau bạn có thể tươi cười ôm hôn
đồng nghiệp và 100 khách hàng của mình hay không nhé!
Vì đây cũng là một phần trong công việc của chúng tôi – trực đêm xong làm luôn buổi sáng, khám bệnh và chào bệnh!
Nếu
quá rảnh và đã làm hết mọi thứ rồi và vẫn còn thời gian, bạn thử qua
chùa Vĩnh Nghiêm, "dự" hai đám tang, người nhà khóc lóc thảm thương, đau
đớn, xem bạn cảm thấy ra sao trong ngày luôn nhé.
Vì
đây cũng là số tử vong trung bình mà chúng tôi phải chứng kiến, mỗi
ngày và phải tự điều tiết và chỉnh đốn lại tâm tư tình cảm, suy nghĩ cá
nhân, để tiếp tục "đi tiếp", vì nghề nghiệp của mình!
Vì
vậy, tôi thật sự cảm thấy rằng, nếu thật sự gọi nhân viên y tế là
"thiên thần áo trắng" – chúng tôi là những "thiên thần bị đày đọa", còn
nếu gọi là "mẹ hiền" – chúng tôi là những "người mẹ bị bạo hành gia
đình" mà không có một tổ chức xã hội nào vào can thiệp!
Thật sự, phải chăng, xã hội đã đòi hỏi quá nhiều vào người nhân viên y tế, mà không có một hỗ trợ nào chính đáng để bù trừ?
Tại
sao có Mạnh Thường Quân trợ giúp bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, mà
chưa thấy một tổ chức, một Mạnh Thường Quân nào hỗ trợ cho nhân viên y
tế gặp khó khăn, hoặc giúp cải thiện khoa phòng, bệnh viện để nơi nghỉ
ngơi, làm việc của người nhân viên y tế được tốt hơn và để hiệu quả làm
việc, phục vụ cho bệnh nhân được tốt hơn?
0 comments:
Post a Comment