Sunday, April 7, 2013
“NHÂN ĐẠO” HAY “NHÂN ĐẬU”, NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA ĐÃ TRỞ THÀNH VÁN BÀI CHÍNH TRỊ
Bùi Hồng Lĩnh
Mấy ngày gần đây có nhiều bài viết về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTQĐBH) và buổi thắp nhang trước bàn thờ của Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An (NTNDBA) tháng 3 năm 2013. Một bài báo của ông Vũ Ánh (VA), nhân viên của báo Người Việt (NV) bàn luận thêm và NV phỏng vấn ông Nguyễn Đạc Thành (NDT), chủ trương Vietnamese American Foundation (VAF), có nói lên một số nhận xét mà chúng tôi muốn đóng góp thêm. Tựu trung, VA hoặc/và NDT khẳng định rằng:
1. Những hoạt động của VAF là hoàn toàn có tính cách nhân đạo, phi chính trị.
2. Việc CSVN đổi tên Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTQĐBH) cũng giống như đổi tên thành phố Sài Gòn thành Hồ Chí Minh, tên NTQĐBH, giống như Sài Gòn, vẫn còn nằm trong lòng người Việt tị nạn. (VA)
3. CSVN là người thắng cuộc, họ có quyền muốn làm gì thì làm, vì thế đợi đến 32 năm sau CSVN mới “chỉ đổi tên” NTQĐBH là còn may. Họ đã có thể làm mất dấu vết nghĩa trang này, như họ đã làm với nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (VA)
4. Hành động của tổ chức VAF là “Nghĩa cử thiêng liêng của tình đồng đội” (VA, tựa của bài báo do VA viết)
Chúng tôi xin có ý kiến như sau:
1. VAF không còn là một tổ chức “thuần túy nhân đạo” và đã có chuyển hướng chính trị:
Kết luận này dựa trên 3 dữ kiện cũng như sự suy luận từ những dữ kiện đó: Hồ sơ công ty VAF, hồ sơ khai thuế và những tài liệu trong trang mạng chính thức của VAF.
Theo hồ sơ của IRS thì tên chính thức của VAF, cho đến năm 2007 vẫn còn là “ASSISTANCE ASSOCIATION OF FORMER VIETNAMESE PRISONERS OF WAR” (AFVPW), doing business as (DBA, hay tiếng Việt là “hoạt động dưới danh nghĩa”) “Vietnamese MIA POW Foundation, The Returning Casualty”. IRS (Internal Revenue Services) là cơ quan thuế vụ liên bang của Mỹ mà bất cứ cá nhân, công ty, tổ chức vụ lợi hay bất vụ lợi đều phải khai thuế hàng năm. Tất cả các tên chính thức của công ty VAF đều phải ghi ra chính xác, theo đúng hồ sơ lập công ty tại Bộ Nội Vụ tiểu bang Texas (SOS.Texas.Gov.Us) khi nộp hồ sơ khai thuế cho IRS.
Tuy nhiên đên năm 2010, tổ chức này đã đổi tên, không còn là AFVPW nữa, và đổi Legal Name thành Vietnamese American Foundation (VAF) và vẫn giữ doing business as “Vietnamese MIA POW Foundation, The Returning Casualty”. Đến năm 2011, thì chỉ còn VAF, tên “Vietnamese MIA POW Foundation, The Returning Casualty” đã bị loại bỏ.
Tại sao Assistance Association of Former Vietnamese Prisoners of War lại đổi thành Vietnamese American Foundation, một cái tên mà sự hoạt động của tổ chức không liên quan gì đển người Mỹ hay sự tham gia của Mỹ trong việc tìm kiếm và khai quật những ngôi mộ của quân nhân VNCH đã bị chết trong lao tù CSVN sau 1975. Điều gì đã xẩy ra trong năm 2010 để tổ chức của NDT đổi tên như vậy, từ một cái tên nói lên mục đích rõ ràng thành một cái tên rất là tổng quát và không nói lên được mục đích tìm kiếm hài cốt quân nhân VNCH. Quyết định về sự đổi tên có lẽ đã được nói lên một cách gián tiếp qua những tài liệu được đăng lên trong trang mạng chính thức của VAF năm 2010.
Trước khi trích ra tài liệu đó, chúng ta cũng nên biết thêm về cái DBA “Vietnamese MIA POW Foundation, The Returning Casualty”, vai trò của nó là gì? VAF gọi cái DBA này là The Returning Casualty (TRC), và vai trò đích thực của TRC là “tìm kiếm mộ và hài cốt của cựu tù nhân nhà tù CS”. Mấy đoạn trích từ vietremains.org sau đây có đề cập đến TRC:
“… December 2006 welcomed a new chapter in the life of the Foundation as The Returning Casualty initiative began to take shape. Through this project, we hope to bring closure and peace of mind to the many Vietnamese Americans who lost their relatives in the post-war reeducation camps, while honoring those who were persecuted in jungle camps and at home for their ideals and died for the future of their country. …”(from Vietremains.org, October 2010).
Theo tài liệu trên, trong khi tìm kiếm hài cốt, AFVPW phải tiếp xúc với viên chức CSVN, và cơ hội đầu tiên NDT gặp nhà cầm quyền CSVN (VNG) khi NDT tham dự một cuộc họp của VNG (VN government) với một nhóm luật sư Mỹ:
“…TRC isstrictly a humanitarian initiative, our mission can have unintended political consequences, if not handled thoughtfully and with respect for the governments affected. Of course, since 2006, TRC’s Founder, Thanh Dac Nguyen, has engaged the Vietnamese government in discussions about the recovery of the remains. Mr.Nguyen’s first opportunity to speak to the VNG came while he attended aconference in Vietnam with a group of American lawyers (same Article)
Rồi theo thời gian VAF viêt rằng, NDT và TRC tạo được lòng tin nơi VNG, và TRC đã có giấy phép tìm hài cốt cựu tù nhiều hơn trước. Theo tài liệu, NDT rất vui với những điều đạt được, và sau đó đi về VN nhiều hơn:
“… Eventually he earned the trust of important officials in the VNG, and gained permission to search parts of the country for individual sets of remains in behalf of families who sought his assistance. Mr. Nguyen enjoyed success,and as his success preceded him, he made more trips to Vietnam. (same Article)
Vui vì những thành quả do sự tín nhiệm và cho phép của CSVN, NDT nhận thấy vai trò sáng giá của mình và nhìn thấy một cơ hội là mình và tổ chức TRC của mình sẽ đóng một vài trò then chốt trong việc “hòa hợp hòa giải” (nên nhớ là lúc này VAF vẫn còn là AFVPW, chưa đổi tên). Xin đọc tiếp đoạn sau đây, cũng trong trang chính thức của VAF:
“… As TRC’s star rose, the initiative picked up momentum. We saw a real possibility that we could be an instrument of reconciliation.” (same Article)
Nghĩ rằng nếu TRC đóng được vai trò hoà hợp hòa giải (Article không nói rõ hòa hợp hòa giải giữa ai với ai), VAF cho rằng mình sẽ thật khôn ngoan khi mang hai chính quyền Mỹ và CSVN liên lạc với nhau, và tự nhắn là phải cẩn thận trong cách làm việc, giao tiếp không để giẫm chân và phật lòng ai, cũng như phải kín đáo không lộ ra điều gì cho đến khi có được một bức tranh rõ ràng hơn về chuyện này. Trích thêm:
We believed that if reconciliation were a possible outcome of TRC’s work, then it would be wise to engage the VNG and the U. S government at the diplomatic level. TRC did not want to step on the wrong toes, and certainly we did not want to say anything to offend. We didn’t want to say or do anything publicly, without a better view of the big picture…” (VNG is Vietnamese Government, author of this article underlines some words)
VAF sau đó đã liên lạc với một nhân viên Cố Vấn đặc trách những Vấn Đề Chính Trị của tòa đại sứ Mỹ tại VN để bàn thêm về cơ hội “hoà hợp hoà giải này”. Trích dẫn từ Vietremains.org:
“… While in Vietnam last October and November, TRC met with US officials at the Embassy andConsulate regarding our efforts in the reeducation camps.
Mr. BrianAggeler, Counselor of Political Affairs at the US Embassy inHanoi, pledged his support to our humanitarian project. During the meeting, we discussed the most efficient and tactful way to solicit information and permitsfrom the Vietnamese government. (dĩ nhiên phải có trao đổi quyền lợi cho CSVN, lời người viết)
Tài liệu trên, cũng từ vietremains.org, tuy không nhắc đến “hoà hợp hòa giải” nhưng chúng ta cũng ngầm hiểu là khi tiếp xúc với Cố Vấn Những Vấn Đề Chính Trị, thì chắc đó là một trong những cách “engagement” mà NDT nói đến ở trên; vì thật là vô lý khi mang chính trị Mỹ vào cuộc nói chuyện chỉ để tìm hài cốt tù nhân của quân nhân VNCH chết trong tù CS.
NDT có thể nói với mọi người rằng TRC không làm chính trị, chỉ làm công việc thuần túy nhân đạo, như VA và một số người khác nói. Điều đó đúng TRC không làm chính trị, nhưng ai cấm VAF làm chính trị? Ai cấm VAF đẻ ra những Chapter khác ngoài Chapter TRC, để làm chính trị. VÀ CÓ CÁI TÊN NÀO THÍCH HỢP HƠN LÀ CÁI TÊN “VIỆTNAMESE AMERICAN FOUNDATION” để móc nối 2 bên?. Phải chăng đó là lý do của sự đổi tên? Hay ván bài lúc này đã đươc lật tẩy? Lật tẩy khi những nén nhang được thắp lên ở Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An (NTNDBA), khi CSVN đưa ra lá bài tẩy là NTNDBA, mà VAF vẫn cứ tưởng, cứ cho, cứ nghĩ đó là lá bài NTQĐBH.
Cho nên ông NDT nói rằng tổ chức ông không làm chính trị là một hình thức che dấu dư luận. Có thể lúc đầu ông NDT chỉ muốn làm việc với mục đích nhân đạo, nhưng sau đó tình hình biến đổi, do ông hay do CSVN, do Mỹ,- VAF đã thay đổi đường hướng hoạt động. Còn nội dung của sự hợp tác trao đổi giữa những người trong cuộc, thì cho đến lúc này, chúng ta không được biết.
2. Tại sao sự đổi tên của Nghĩa Trang QĐBH thành NTNDBA không giống như sự đổi tên SàiGòn thành Hồ Chí Minh?
Sau 1975, CSVN chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn thành HCM. Người Việt tị nạn không thể làm gì được với quyết định đó, nhưng cư dân của thành phố Sài Gòn cũ khi di tản ra nước ngoài lại tự dựng lên nhiều “Little Sài Gòn” ở nhiều nơi trên thế giới và sinh hoạt chung với nhau. Quan trọng hơn nữa, họ vẫn gọi thành phố cũ nơi họ đã sinh sống, là Sài Gòn.
Còn Nghĩa Trang QĐBH, cái tên này không phải là một cái tên nói về địa danh hay chỉ nói về 16000 ngôi mộ cố quân nhân VNCH đang chôn trong đó. Nghĩa trang này khi được lập ra 1965, là một “NGHĨA TRANG và ĐÀI TƯỞNG NIÊM TỬ SĨ VNCH” đã và sẽ chết trong trận chiến chống CSVN, kể cả những chiến sĩ VÔ DANH. Nó không chỉ là biểu tượng của 16,000 tử sĩ, mà cả trên 1,000,000 quân nhân quân lực VNCH. Chúng ta biết chắc chắn là có nhiều ngôi mộ vô danh trong số 16,000 ngôi mộ này. Đài Tưởng Niệm này có cái tên là “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa”. Hồn của những tử sĩ không những nằm trong những ngôi mộ, mà còn nằm trong đài tưởng niệm, gọi là Đài Tử Sĩ và Tháp Nghĩa Dũng. Bây giờ cái tên này lại bị đổi thành NTNDBA, thì cái ý nghĩa của nó không còn nữa. Một đài tưởng niệm khi đã đổi tên thì những ngôi mộ trong cái khuôn viên của đài tương niệm này MẶC NHIÊN bị đổi tên theo. Hơn nữa, sau khi bị đổi tên thì những ngôi mộ của những chiến sĩ vô danh trong nghĩa trang sẽ bị gọi là gì, có còn là VNCH hay lại là nhân dân Bình An). Những người nằm chết trong đó, VÌ ĐÃ CHẾT, nên không có thể tự di chuyển đi nơi khác để lập nên những nghĩa trang gọi là “Little NTQĐBH”. Thành phố có thể đổi tên nhưng cái hồn vẫn còn đó theo người dân, vì ngưòi dân có thể không chấp nhận bằng cách bỏ phiếu ra đi bằng chân và bằng tiếng nói của họ, với nhau; còn một đài tưởng niệm người chết thì người chết không thể lên tiếng được, và phải chịu cái tên mới, ý nghĩa mới cho đến khi được đổi lại.
Vớì những lý do trên, chúng ta không thể cho rằng 2 sự đổi tên có cùng một ý nghĩa.
3. Có phải, theo Vũ Ánh, “Họ là người thắng trận, làm chủ đất nước Việt Nam thì họ làm gì mà chẳng được”, điều này đúng không?
Người thắng cuộc nghĩ “họ làm gì mà chẳng được” thì là quyền của họ, nhưng chúng ta thì không thể nghĩ vậy. Chúng ta không thể CHO và CÔNG NHẬN cái “quyền” này. Nếu mọi người đều nghĩ như vậy thì làm gì có những sự tranh đấu THÀNH CÔNG giành độc lập đánh đuổi Tầu của bà Trưng, của toàn dân kháng Pháp trước năm 1945. Sự mặc nhiên công nhận cái quyền chủ nhân ông của người thắng cuộc thì không thể là cái động lực cho sự phản kháng trong tương lai được, và sự tranh đấu thay đổi cách cai trị của CSVN đối với người dân không thể có được từ sự đầu hàng và chấp nhận sự cai trị này bằng thái độ là người thắng “làm gì mà chẳng được”.
Dựa theo ý nghĩ “người thắng cuộc làm gì mà chẳng được”, chúng ta chịu nhục một chút cũng chẳng sao, VA đã cho NTQĐBH còn được như thế này sau 38 năm cũng còn may, vì CSVN – với vị trí “làm gì chẳng được”, đã có thể xóa hủy hoàn toàn vết tích nghĩa trang này rồi, nhất là vùng đất này là vùng “đất gía trị như vàng”. Tinh thần buông xuôi này đến từ đâu?
Nếu chúng ta không đồng ý với VA là CSVN không san bằng NTQĐBH là may cho chúng ta, thì tại sao CSVN lại để NTQĐBH này hoang phế trên 32 năm, rồi mới tìm ra một giải quyết năm 2007 là đổi tên nghĩa trang này sau khi xóa gần hết dấu vết lịch sử của một nghĩa trang tưởng niệm tử sĩ VNCH. Thực ra, CSVN đã không bứng mọi ngôi mộ của NTQĐBH vì lý do là nếu để lại, CSVN có nhiều phương tiện nhục mạ những người đã chết, và để cho nghĩa trang này hoang phế là một trong những cách CSVN nghĩ rằng sẽ làm nhục thêm những người “thua trận”. Ngoài ra, có lẽ trong lịch sử chiến tranh nhân loại, chưa có một kẻ thắng nào lại “đào mồ hàng loạt” những người thua cuộc. CSVN chắc không muốn là một nhóm thắng trận đầu tiên trong lịch sử nhân loại làm chuyên dó, trả thù đến cả hàng chục ngàn ngôi mộ của quân thù. CSVN, tuy nhiên, cũng đã hành xử gần đến như thế, ngoài việc để nghĩa trang hoang phế, còn cắt cái đỉnh Nghĩa Dũng Tháp đi 10 thước, một biểu tượng của sự trả thù và nhục mạ người đã chết.
Đến nay, CSVN đã tìm được một xảo thuật để “xóa bỏ và đồng hóa danh tính những hài cốt” nằm trong mộ của NTQĐBH. Không biết là thân nhân của 68 hài cốt mà nhóm VAF nhân diện được, có muốn chôn những cựu tù nhân này trong cái nghĩa trang không còn danh xưng xứng đáng và trung thực nữa hay không. Chắc nhiều người không muốn những cựu quân nhân QLVNCH lại bị nằm trong nhà tù CSVN môt lần nữa.
4. Cái ý nghĩa chính của “Nghĩa cử thiêng liêng của tình đồng đội”, tựa bài viết của ông Vũ Ánh
“… Cho nên, nói đi thì cũng phải nói lại, đây là xứ tự do, mọi người đều có quyền đông đoài những ý kiến của riêng mình, nhưng chỉ xin với những lời lẽ vừa phải và đừng dùng việc chỉnh trang khu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa như một thứ lợi khí chính trị để tranh cãi nhau ở hải ngoại. Thời chinh chiến, người chỉ huy đơn vị ở mặt trận thường phải ra lệnh giành lại thi thể đồng đội tử trận bằng bất cứ giá nào, có khi đơn vị phải hy sinh thêm vài người nữa. Biết như vậy nhưng họ vẫn phải làm vì đó nghĩa cử thiêng liêng của tình đồng đội…” Trích Vũ Ánh trong bài viêt, trich dân trong phần Tài Liệu Kèm Theo
Trong thực tế của quân đội VNCH, chúng ta không biết có vị chỉ huy nào lại ra lệnh mà có thể làm chết thêm lính của mình, bằng cách băt ho dấn thân để lao mình vào trận chiến, kéo vào nơi an toàn những người lính đã chết trong lúc giao tranh và thân xác đang nằm giữa 2 lằn đạn. Đây không phải là nghĩa cử thiêng liêng, mà là hành động điên rồ, tự sát, giết lính mình một cách ác độc.
Sẵn sàng hy sinh mạng sống của mình và tìm cách ra nơi đang giao tranh dưới lằn đạn địch để kéo vào nơi an toàn một người lính đang bị thương hầu kịp thời cứu sống họ hay không để bị đạn thêm, thì đúng là một nghĩa cử thiêng liêng và đáng làm. Nó phản ảnh tình thiêng liêng của đồng đội.
Ông Vũ Ánh dùng ý niệm “hy sinh người sống để mang xác người chết về” này để nâng cao cái giá trị của việc làm của hội VAF thì không phải là một thí dụ đúng mức. Gọi những người thiện nguyện (không được trả lương) làm cho VAF là có tâm hồn đáng quý vì họ đã hy sinh thời gian và công sức cho những cố quân nhân VNCH và cho thân nhân còn sống của những người quá cố này thì thích hợp, nhưng cho đó là những nghĩa cử thiêng liêng, dám hy sinh mạng sống của mình cho công việc tìm hài cốt những cựu tù chính trị thì hơi quá, vì họ đã phải hy sinh mạng sống của họ đâu. Chúng ta cũng đoán là ông Vũ Ánh không nghĩ như vậy, nhưng tại sao ông lại dùng câu đó làm đề tài cho bài viết thì chỉ có ông Vũ Ánh biết.
…….
Chuyện Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, một biểu tượng của sự hy sinh của hàng trăm ngàn quân nhân VNCH trong trận chiến chống lại CSVN, là một vấn đề phức tạp bởi vì bây giờ có sự tham gia của chính quyền Mỹ. Chúng ta nên cố biết cơ cấu tổ chức hội Vietnamese American Foundation để tìm hiểu xem ai là những người thực sự lãnh đạo và điều khiển tổ chức này hầu tìm ra những động lực và thỏa thuận giữa CSVN, Mỹ và VAF.
Chuyện Nghĩa Trang còn phức tạp hơn nữa vì có nhiều ý kiến khác biệt nhau trong cộng đồng cựu quân nhân VNCH, đó là nên tham dự hay không, việc trùng tu những ngôi mộ của nghĩa trang “Nhân Dân Bình An”, mà trong lòng mọi người vẫn là “NTQDBH” và nên hay không nên dời gần 200 ngôi mộ đang nằm trong đất NTQ ĐBH cũ, vào trong NTNHBA. Họ có lẽ, ngoài sự quan tâm là nếu bỏ tài lực ra trùng tu thì sau này CSVN trưng dụng nghĩa trang này thì công toi, mà còn thao thức về “thân phận” người lính, người bạn đã hy sinh cho Tổ Quốc, cho Danh Dự và Trách Nhiệm thê mà sau bao nhiêu năm xương cốt vẫn không yên; bây giờ đến phiên mình, hành xử thế nào để còn can đảm nhắc đến những chữ Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm, ghi trong quân kỳ, trong Đài Tử Sĩ, trong Tháp Nghĩa Dũng, trong mộ bia, trong trí nhớ.
Không lẽ CSVN đã sống còn nhờ tiền bạc của những khúc ruột xa ngàn dặm từ bao nhiêu năm nay, bây giờ lại muối mặt moi thêm từ những đốt xương sâu ba tấc!
BHL
4/6/2013
Tài Liệu Kèm Theo:
From Vietremains.org:
The mission of The Returning Casualty is to honor thosewho perished in the post-war Vietnamese reeducation camps, while bringing peaceof mind and recognition to their families and friends.
In December 1993, Thanh Dac Nguyen, a major in the armyof the former Republic of Vietnam and a survivor of the re-education camps,established the Vietnamese American Foundation (originally known as the MutualAssistance Association of HO). He wanted to assist other survivors who came tolive in the United States under a humanitarian resettlement program initiatedin the early 1980s, and help them transition into their new lives as Americancitizens. We are a non-political,humanitarian organization.
December 2006 welcomed a new chapter in the life of theFoundation as The Returning Casualty initiative began to take shape.Through this project, we hope to bring closure and peace of mind to the manyVietnamese Americans who lost their relatives in the post-war reeducationcamps, while honoring those who were persecuted in jungle camps and at home fortheir ideals and died for the future of their country. Since December 2007, wehave successfully located nearly 300 reeducation camp graves, and helped 68families collect the remains of their loved ones.
TRC is strictly a humanitarian initiative, our missioncan have unintended political consequences, if not handled thoughtfully andwith respect for the governments affected. Of course, since 2006, TRC’sFounder, Thanh Dac Nguyen, has engaged the Vietnamese government in discussionsabout the recovery of the remains. Mr. Nguyen’s first opportunity to speak tothe VNG came while he attended a conference in Vietnam with a group of Americanlawyers. Eventually he earned the trustof important officials in the VNG, and gained permission to search parts of thecountry for individual sets of remains in behalf of families who sought hisassistance. Mr. Nguyen enjoyed success, and as his success preceded him, hemade more trips to Vietnam. As TRC’s star rose, the initiative picked upmomentum. We saw a real possibility that we could be an instrument ofreconciliation. We believed that if reconciliation were a possible outcome ofTRC’s work, then it would be wise to engage the VNG and the U. S government atthe diplomatic level. TRC did not want to step on the wrong toes,and certainly we did not want to say anything to offend. We didn’t want to sayor do anything publicly, without a better view of the big picture.
While in Vietnam last October and November, TRC met withUS officials at the Embassy and Consulate regarding our efforts in thereeducation camps.
Mr. Brian Aggeler, Counselor of Political Affairsat the US Embassy inHanoi, pledged his support to our humanitarian project. During the meeting, wediscussed the most efficient and tactful way to solicit information and permitsfrom the Vietnamese government.
From IRS: EIN (Employer Identification Number) của Vietnamese American Foundation là: 76-0423306
From báo Nguoi Viet: Nguyên văn bài của ông Vũ Ánh
Tôi dùng cái đề tụa cho bài viết vì trên thế giới ảo hiện nay xuất hiện khá nhiều ý kiến liên quan đến việc trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa mà người chủ xướng là cựu Thiếu Tá Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch một tổ chức bất vụ lợi – Vietnamese American Foundation, gọi tắt là VAF.
Nội dung cuộc phỏng vấn ông Thành ngay trên nhật báo Người Việt với phần audio đã có những điểm khá rõ ràng về dự án, trong đó cựu Thiếu Tá Nguyễn Ðạc Thành khẳng định một điều mà tôi cho là rất quan trọng để từ đó nhìn vào vấn đề này: đây là dự án mang tính nhân đạo như dự án tìm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh. Thế nhưng vẫn có khá nhiều ý kiến liên hệ vấn đề nhân đạo này qua lăng kính chính trị xuất nguồn từ việc miền Nam Việt rơi vào tay Cộng sản từ ngày 30 tháng Tư 1975. Một trong những ý kiến trên mạng về dự án trùng tu khu Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa hướng trọng tâm về việc đổi tên khu nghĩa trang, xin trích: “Nghĩa trang Quân-đội VNCH tại Biên Hòa nay CSVN đã chính thức lấy tên là Nghĩa Trang Nhân Dân Dĩ An, có nghĩa đây là nghĩa trang thuộc về nhân dân (thành phố hay xã, huyện, làng Dĩ An). Vì thế khẩn xin ông chủ tịch hội Vietnamese American Foundation Nguyễn Ðạc Thành nên làm sáng tỏ thêm vấn đề, hòng tránh được mai sau khi người Việt Nam tỵ nạn cộng sản góp công của trùng tu nghĩa trang xong, CSVN đem cả tụi VC vào đó chôn làm mất đi ý nghĩa và công sức đóng góp của những người yêu chuộng tự do muốn đóng góp một chút gì để bù đắp lại phần nào cho những anh linh quí chiến sĩ VNCH đã hy sinh cho chúng ta sống còn. Ðây chỉ là ý kiến đóng góp trong tinh thần xây dựng. Mong quý vị thông cảm.”
Và một ý kiến khác trong thế giới ảo, xin trích: “Tôi rất đồng ý như vậy, và tôi cũng đã nêu hỏi: Ai, tài liệu nào xác nhận ngôi mộ tập thể 200 người là chiến sĩ QLVNCH? Nếu khai quật lên mà lính VC thì sao? Tại NTQÐBH, bây giờ không còn (VC đã đập bỏ rồi) để chữ Nghĩa Trang Nhân Dân Dĩ An, làm sao VC chấp nhận để bảng NTQÐBH. Mõ hồ quá. Còn VC ngồi đó, chúng ta chỉ có việc làm duy nhất: Phối hợp, yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ CS, còn các việc khác chỉ sẽ mắc mưu CSVN mà thôi.”
Ông Nguyễn Ðạc Thành trả lời những ý kiến trên một cách tổng quát qua một trích đoạn trong đó ông trình kỹ thuật và thủ tục pháp lý mà chính quyền Việt Nam đòi hỏi khi VAF muốn di dời các hài cốt nói trên về Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa như sau: “…Chúng tôi muốn dời hài cốt anh em vào trong nghĩa trang vì họ là đồng đội của chúng tôi… Và nghĩa trang vẫn là Nghĩa Trang Quân Ðội muôn đời trong lòng của chúng tôi. Mặc dù bảng tên nghĩa trang thay đổi. Về câu hỏi 1 và 2: việc cho phép là do chánh phủ Việt Nam và thực hiện việc bốc mộ do VAF. Ông Hiếu có liên quan gì để điều tra có hay không có giấy phép? VAF vì những người đã hy sinh và thân nhân người quá cố mà hành xử trong Tình Ðồng Ðội. Câu 3: Trong lòng chúng tôi nghĩa trang vẫn là NTQDBH, cho dù bảng đã thay tên cũng như thành phố Sài Gòn đã (bị) đổi tên…”
Tôi tạm gác phần nội dung của những ý kiến xung đột nhau về vụ trùng tu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa do hội cơ quan VAF chủ trương. Ðiều mà tôi muốn đề cập tới là một số những lập luận làm nền cho những ý kiến như trên, nhất là những lập luận này quá cũ lại được lập đi lập lại trong vài thập vào những ngày cuối Tháng Ba, tháng mà cách đây 38 nãm là thời điểm khởi sự cho những biến cố nhanh chóng đưa miền Nam Việt Nam vào tay người Cộng sản. Mất miền Nam Việt Nam thì hàng chục triệu người miền Nam khổ, những người lính nào không chịu bỏ ngũ để theo chân đoàn người tháo chạy tán loạn ra ngoài Việt Nam thì bị đẩy vào những cánh cổng nhà tù Cộng sản, các thương phế binh VNCH bị kỳ thị và cả những tử sĩ cũng nằm không yên dưới các nấm mồ, trong rất nhiều năm dài gia đình họ bị cấm vào săn sóc mộ phần cho thân nhân trong Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa. Nhưng cho ðến thời gian gần đây đã xuất hiện chiều hướng thay dổi như mọi người đã được thông tin. Ba mươi tám (38) năm qua, khi khu nghĩa trang còn là nơi hoang phế bị cấm đoán, nhiều người Việt Nam ở hải ngoại và nhất là ở Mỹ cũng đã từng được nghe thấy những khẩu hiệu “Còn Việt Cộng ngồi đó, chúng ta chỉ có một việc làm duy nhất: phối hợp, yểm trợ đồng bào trong nước đứng lên giải thể chế độ Cộng sản, còn các việc khác sẽ chỉ mắc mưu CSVN mà thôi.”
Hay thật, viết khẩu hiệu như vậy là không chê vào đâu được. Nhưng oái oãm thay, nó lại chỉ là khẩu hiệu, không đúng về mặt thực tế. Yểm trợ ðồng bào trong nước đứng lên giải thể chế ðộ Cộng sản? Ðiều này ai cũng biết, biết từ lâu rồi nhưng làm như thế nào, làm ra sao, có mẫu mực nào không thì quả thật chưa ai trong chúng ta đuợc nói cho biết một kế hoạch nhất quán. Ngược lại, những điều mà người ta được nghe, được nhìn thấy từ những người tự nhận là những nhà tranh đấu bán thời gian, toàn thời gian dùng chiêu bài giải thể chế độ Cộng sản để tạo áp lực chính trị đối với người nào đi ngược lại những việc làm thiếu thuyết phục của họ. Việc làm này tạo ra sự chia năm xẻ bẩy trong cộng dồng người Mỹ gốc Việt. Cho ðến bây, tôi vẫn cho rằng việc làm sao để có một cộng đồng người Việt duy nhất ở Little Saigon không thôi cũng đã khó, đã chưa làm được nói chi đến chuyện đoàn kết yểm trợ để người trong nước đứng lên lật đổ Cộng sản?
Nhưng cứ cho là thời cơ chưa đến đi, cứ trường kỳ mai phục chờ khi nào thời cơ đến thì yểm trợ cho đồng bào trong nước nổi dậy. Ðiều này cũng cần làm lắm chứ, tôi ủng hộ ý kiến này từ lâu rồi qua bài học Ba Lan. Tuy nhiên, có một vấn đề mà tôi nghĩ là những người hô hào những người trong nước đứng lên giải thể Cộng sản như tôi trích dẫn ở trên cần phải giải thích: tại sao các quí vị không ở lại trong nước để vận động và yểm trợ đồng bào trong nước nổi dậy cho dễ điều động mà lại phải cố gắng sang định cư ở Mỹ cho an toàn rồi mới lại đứng ra phối hợp yểm trợ đồng bào trong nước ðứng lên giải thể chế ðộ Cộng sản? Phải chãng khi sang đến đất Mỹ này, không sợ bị Cộng sản bắt nữa thì mới có điều kiện để hô hào hay sao? Nếu đặt những quí vị vào hoàn cảnh những đồng bào trong nước đang sống dưới chế độ độc tài Công sản thì liệu quí vị có dễ tin những lời kêu gọi đại loại như thế của một chính trị gia nào đó ở hải ngoại không? Hãy nhìn vào cuộc tranh đấu đẫm máu của dân chúng ở Ai Cập, Lybia, Syria để thấy cái giá cho một cuộc cách mạng lật đổ chế độ độc tài như thế nào và để tự tìm ra câu trả lời riêng cho mình chứ không dễ dàng như những thúc giục của những người chỉ ðứng bên này bờ Thái Bình Dương mà lên tiếng ðâu!
Tôi nhớ lại thời hơn 3 thập niên trước ðây, vợ con những người tù cải tạo như chúng tôi đã từng phải ngậm đắng nuốt cay, chạy vạy mới được cái giấy phép đi thăm nuôi chồng con thân nhân họ đang phải sống thân phận lưu đày. Mà tới được nhà thăm nuôi rồi trong nhiều trường hợp cũng phải nhún nhường trước bọn cán bộ trại giam để được gặp mặt thân nhân ruột thịt, gởi chút quà để với hy vọng mong manh là giúp chồng tìm lại những ký thịt của trọng lượng thân thể đã mất đi trong lao động khổ sai hay biệt giam. Họ làm như vậy vì thương chồng, thương con, thương cháu chứ không ai nhìn đó là chuyện hòa giải hay chính trị. Có nói đến chuyện chính trị thì cũng chỉ biết cầm tay nhau ra dấu những “hot news” để nuôi hy vọng vượt qua cái khổ một cách đàng hoàng, giữ được nhân cách, hoặc cùng lắm cũng chỉ nhắn nhủ nhau bằng một hàm ý đến đứt ruột: “Thôi em liệu cùng con ra khơi đi, anh không biết ngày nào về ðâu.” Thân phận của những người vợ, người con, người mẹ tù cải tạo là như thế, tình cảm của họ chan hòa là như thế. Có ai mà nghĩ ðến chuyện chờ ngày người quốc ngoại yểm trợ để chồng con họ đứng lên tự giải phóng mình?
Chuyện làm của VAF nếu nhìn thì cũng chỉ là hình thức đi thăm nuôi gia đình các đồng đội tử sĩ của chúng ta, vốn là những cử chỉ cần thiết để cho gia đình họ tìm lại hơi ấm của tình đồng đội, nghĩa cử huynh đệ chi binh. Không nên lo lắng thái quá về việc VAF dùng dự án chỉnh trang để hòa giải. Việt Nam hiện có bói cũng chưa ra một người lãnh đạo nào như vua Trần Nhân Tôn đâu, mà ngay đến cả hạng nhàng nhàng giống như Mikhail Gorbachev cũng còn chưa thấy tâm hơi đâu nữa là! Trong 38 nãm qua, những người chủ mới của phần ðất của VNCH trước đây biến khu NTQÐBH thành khu cấm, người hải ngoại đã hăng hái tấn công vào điểm hẹp hòi và thiếu nhân đạo của họ đối với cả người chết. Nay họ cho phép, một tổ chức người Việt hải ngoại về làm công việc trùng tu, chỉnh trang khu nghĩa trang quân đội cũ cho bớt hoang phế, di dời hài cốt của những tử sĩ nằm ngoài khu nghĩa trang này vào bên trong để có chút nhang đèn cho những đồng đội đã nằm xuống, có tội vạ gì mà chỉ trích người ta với những lời lẽ to lớn nhý thế chứ?
Còn vấn đề đổi tên Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa là chuyện đương nhiên. Họ còn đổi tên cả thủ đô cũ của miền Nam là Saigon. Họ là người thắng trận, làm chủ đất nước Việt Nam làm gì mà chẳng được. Nhưng điều quan trọng là người dân miền Nam không bao giờ quên tên Saigon, những gia đình và các cựu chiến binh VNCH có bao giờ mất được hình ảnh khu Nghĩa Trang của 16,000 tử sĩ, những đồng đội đã nằm xuống? Cho nên, tôi vẫn nghĩ rằng dù có phải chịu nhục để làm một điều gì đó cho những đồng đội của mình khi miền Nam đã mất, chúng ta cũng phải làm. Nếu vợ con chúng ta đã chịu muôn ngàn đắng cay để chúng ta không chết đói, chết bệnh trong tù Cộng sản thì ngày nay nghĩa vụ đối với gia đình 16,000 tử sĩ trong khu nghĩa trang đó quan trọng hơn nhiều. Gia đình tử sĩ, cô nhi quả phụ VNCH đã chờ đợi nghĩa cử của chúng ta trong 38 năm, thời gian bằng cả hai thế hệ lớn lên và những người ở thế hệ thứ nhất sau 30-4-1975 đã ra người thiên cổ nhiều rồi. Chờ ðến bao giờ nữa?
Còn những người ở hải ngoại lo sợ mình bỏ tiền ra chỉnh trang rồi một ngày nào đó chính quyền Cộng sản Việt Nam có thể thay đổi ý kiến bắt di dời. Ðiều lo sợ này đúng vì chính quyền Cộng sản đã giải tỏa nhiều khu nghĩa trang trong thành phố chẳng hạn như nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi để lấy đất làm công viên Lê Văn Tám. Nhưng thiết nghĩ chúng ta cũng cần nhìn vào yếu tố này để phán đoán: khu đất nghĩa trang quân đội Biên Hòa là khu đất của vàng, của kim cương đối với cơ quan quản lý trước đây là Quân Khu 7. Họ có đầy đủ quyền hành và thế lực để di dời 16,000 ngôi mộ tử sĩ của chúng ta lấy đất này buôn bán kiếm lời, nhưng tại sao họ lại không dám làm chuyện này 38 năm đã qua? Cho nên, nói đi thì cũng phải nói lại, đây là xứ tự do, mọi người đều có quyền ðông đoài những ý kiến của riêng mình, nhưng chỉ xin với những lời lẽ vừa phải và đừng dùng việc chỉnh trang khu Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa như một thứ lợi khí chính trị để tranh cãi nhau ở hải ngoại. Thời chinh chiến, người chỉ huy đơn vị ở mặt trận thường phải ra lệnh giành lại thi thể đồng đội tử trận bằng bất cứ giá nào, có khi đơn vị phải hy sinh thêm vài người nữa. Biết như vậy nhưng họ vẫn phải làm vì đó nghĩa cử thiêng liêng của tình đồng đội.
nguồn
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment