Phía Ngân hàng Nhà nước cho biết các điều luật quy định sở hữu trong ngành ngân hàng sẽ được ban hành vào năm sau
Vấn đề sở hữu chéo trong khối ngân hàng tại Việt Nam là một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế , đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Phát biểu trong buổi họp báo ngày 20/11 trước thềm Hội nghị về khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính Đông Á diễn ra ngày 27-28 , Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Thanh Bình thừa nhận các lỗ hổng trong sở hữu chéo ngân hàng là xuất phát từ các quy định trước đây.
Điều này, theo ông đã “không tạo ra sự lành mạnh, minh bạch trong hoạt động, tạo nguy cơ rủi ro cho chính các ngân hàng.”
Lấy ví dụ từ một trong những vụ án liên quan đến vấn đề sở hữu chéo gần đây, ông Bình nói : “Vấn đề Bầu Kiên và ACB là câu chuyện sở hữu chéo và lợi ích cục bộ.”
Trên thực tế hình thức sở hữu chéo giữa các ngân hàng là một hình thức kinh doanh mang tính chiến lược phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên theo giới phân tích, sở dĩ sở hữu chéo trở nên một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Việt Nam đó là do luật pháp không rõ ràng và công tác giám sát sơ sài.
Trả lời BBC tiếng Việt ngày 22/11, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho biết trên thế giới, hình thức sở hữu chéo bị hạn chế và giám sát chặt chẽ, cụ thể là các cá nhân không được sở hữu quá 5% trong một ngân hàng, không được dùng những người được ủy quyền để mua hay khống chế cổ phần tại ngân hàng.
Ông Tôn Thất Tuấn, một chuyên gia ngân hàng đang làm việc ở Singapore thì cho biết tại các nước khác, một người đã là nhân viên hoặc thuộc ban quản lý của ngân hàng này, thì không được đóng vai trò ở một ngân hàng khác vì như vậy sẽ tạo ra mâu thuẫn trong lợi ích cá nhân. Nếu điều này có xảy ra, cũng phải được tiến hành minh bạch và được giám sát chặt chẽ.
Việc các công ty và tập đoàn kinh tế đầu tư hoặc sở hữu ngân hàng, rồi lại dùng ngân hàng đó để đầu tư vốn cho các dự án của mình mà không qua giám định hiệu quả kinh doanh, theo ông Doanh, cũng bị cấm.
“Luật Việt Nam thì có nhiều nội dung phù hợp với hình thức quốc tế, nhưng riêng phần giám sát và hành pháp thì còn rất sơ sài và vì vậy đã có những lỗ hổng lớn,” ông Doanh nói.
“Ở Việt Nam, có những cá nhân, tập đoàn Nhà nước sở hữu, đầu tư vào ngân hàng, rồi lại dùng ngân hàng đó đầu tư vốn vào lại vào dự án của mình, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả và lâm vào tình trạng nợ khó đòi, khiến chất lượng tín dụng trở nên yếu kém.”
Cũng theo ông Doanh, các ngành bất động sản, ngân hàng, chứng khoán đều có tính liên thông với nhau, tuy nhiên hiện tại lại chỉ có một cơ quan giám sát ngân hàng, thành lập qua quyết định của Thủ tướng chứ không phải một Nghị định của chính phủ.
Theo ông Lê Đăng Doanh, mặc dù Việt Nam đã nhận ra hậu quả của sai
sót trong quản lý ngành ngân hàng, thiệt hại do điều này gây ra đã là
quá lớn và công tác cải cách đang diễn ra hết sức chậm.
“Bây giờ người ta mới tỉnh ngộ ra nhưng cái giá phải trả rất cao. Như chúng ta đã biết, gần đây báo chí đưa tin các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hiện nợ đến 1 triệu 280 tỷ đồng, đây là một số tiền rất lớn.”
Tại Hội nghị về khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính sắp tới đây, các quốc gia sẽ bắt đầu bàn thảo về quá trình áp dụng tiêu chuẩn an toàn Basel III đối với ngành ngân hàng.
Tuy nhiên trong trường hợp của Việt Nam, theo Phó thống đốc Đặng Thanh Bình, việc đạt tiêu chuẩn Basel I đã là một thử thách rất lớn.
Đánh giá việc ban hành các quy định pháp luật liên quan sở hữu ngân hàng vào năm 2013, ông Lê Đăng Doanh cho rằng đây là “quá trễ.”
“Từ tháng Mười năm 2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và giải quyết nợ xấu nhưng như chúng ta thấy, đến bây giờ vẫn chưa có phương án rõ rệt. Tôi cho là quá trễ.”
“Cần hành động ngay vì khối nợ xấu làm ngân hàng không thể cho doanh nghiệp vay và phải tăng dự trữ để đảm bảo an toàn, đem lại những phí tổn rất lớn cho hệ thống tài chính Việt Nam.”
Ông nói “Ở Singapore hoặc ở Anh có những tổ chức, những bộ phận độc lập mà chính phủ lập ra để kiểm soát và điều tra những vấn đề liên quan đến ngành ngân hàng. Phía cảnh sát không hề liên quan đến khu vực này.”
Hiện tại vẫn đang có thảo luận xung quanh vấn đề thành lập công ty giải quyết nợ xấu cũng như việc bộ phận nào sẽ trực tiếp điều hành công ty này.
Theo ông Lê Đăng Doanh, nếu công ty mua bán nợ sử dụng tiền của Nhà nước thì nên đặt ở Bộ Tài Chính và có sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính.
Vấn đề sở hữu chéo trong khối ngân hàng tại Việt Nam là một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế , đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết.
Phát biểu trong buổi họp báo ngày 20/11 trước thềm Hội nghị về khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính Đông Á diễn ra ngày 27-28 , Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Đặng Thanh Bình thừa nhận các lỗ hổng trong sở hữu chéo ngân hàng là xuất phát từ các quy định trước đây.
Điều này, theo ông đã “không tạo ra sự lành mạnh, minh bạch trong hoạt động, tạo nguy cơ rủi ro cho chính các ngân hàng.”
Lấy ví dụ từ một trong những vụ án liên quan đến vấn đề sở hữu chéo gần đây, ông Bình nói : “Vấn đề Bầu Kiên và ACB là câu chuyện sở hữu chéo và lợi ích cục bộ.”
Không qua máy lọc
Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa nhận việc chính phủ “không cấm một ngân hàng mua cổ phiếu ngân hàng khác, không cấm các cổ đông được sở hữu cổ phiếu nhiều ngân hàng khác nhau”, dẫn đến “xuất hiện nhiều trường hợp chưa dự trù được như đã xảy ra thực tiến một số ngân hàng.”Trên thực tế hình thức sở hữu chéo giữa các ngân hàng là một hình thức kinh doanh mang tính chiến lược phổ biến tại nhiều nước trên thế giới.
Tuy nhiên theo giới phân tích, sở dĩ sở hữu chéo trở nên một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế Việt Nam đó là do luật pháp không rõ ràng và công tác giám sát sơ sài.
Trả lời BBC tiếng Việt ngày 22/11, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho biết trên thế giới, hình thức sở hữu chéo bị hạn chế và giám sát chặt chẽ, cụ thể là các cá nhân không được sở hữu quá 5% trong một ngân hàng, không được dùng những người được ủy quyền để mua hay khống chế cổ phần tại ngân hàng.
Ông Tôn Thất Tuấn, một chuyên gia ngân hàng đang làm việc ở Singapore thì cho biết tại các nước khác, một người đã là nhân viên hoặc thuộc ban quản lý của ngân hàng này, thì không được đóng vai trò ở một ngân hàng khác vì như vậy sẽ tạo ra mâu thuẫn trong lợi ích cá nhân. Nếu điều này có xảy ra, cũng phải được tiến hành minh bạch và được giám sát chặt chẽ.
Việc các công ty và tập đoàn kinh tế đầu tư hoặc sở hữu ngân hàng, rồi lại dùng ngân hàng đó để đầu tư vốn cho các dự án của mình mà không qua giám định hiệu quả kinh doanh, theo ông Doanh, cũng bị cấm.
“Luật Việt Nam thì có nhiều nội dung phù hợp với hình thức quốc tế, nhưng riêng phần giám sát và hành pháp thì còn rất sơ sài và vì vậy đã có những lỗ hổng lớn,” ông Doanh nói.
“Ở Việt Nam, có những cá nhân, tập đoàn Nhà nước sở hữu, đầu tư vào ngân hàng, rồi lại dùng ngân hàng đó đầu tư vốn vào lại vào dự án của mình, dẫn đến đầu tư kém hiệu quả và lâm vào tình trạng nợ khó đòi, khiến chất lượng tín dụng trở nên yếu kém.”
Cũng theo ông Doanh, các ngành bất động sản, ngân hàng, chứng khoán đều có tính liên thông với nhau, tuy nhiên hiện tại lại chỉ có một cơ quan giám sát ngân hàng, thành lập qua quyết định của Thủ tướng chứ không phải một Nghị định của chính phủ.
Quá trễ
“Cần hành động ngay vì khối nợ xấu làm ngân hàng không thể cho doanh nghiệp vay và phải tăng dự trữ để đảm bảo an toàn, đem lại những phí tổn rất lớn cho hệ thống tài chính Việt Nam”
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
“Bây giờ người ta mới tỉnh ngộ ra nhưng cái giá phải trả rất cao. Như chúng ta đã biết, gần đây báo chí đưa tin các tập đoàn và tổng công ty nhà nước hiện nợ đến 1 triệu 280 tỷ đồng, đây là một số tiền rất lớn.”
Tại Hội nghị về khuôn khổ ổn định và giám sát tài chính sắp tới đây, các quốc gia sẽ bắt đầu bàn thảo về quá trình áp dụng tiêu chuẩn an toàn Basel III đối với ngành ngân hàng.
Tuy nhiên trong trường hợp của Việt Nam, theo Phó thống đốc Đặng Thanh Bình, việc đạt tiêu chuẩn Basel I đã là một thử thách rất lớn.
Đánh giá việc ban hành các quy định pháp luật liên quan sở hữu ngân hàng vào năm 2013, ông Lê Đăng Doanh cho rằng đây là “quá trễ.”
“Từ tháng Mười năm 2011, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu phải tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và giải quyết nợ xấu nhưng như chúng ta thấy, đến bây giờ vẫn chưa có phương án rõ rệt. Tôi cho là quá trễ.”
“Cần hành động ngay vì khối nợ xấu làm ngân hàng không thể cho doanh nghiệp vay và phải tăng dự trữ để đảm bảo an toàn, đem lại những phí tổn rất lớn cho hệ thống tài chính Việt Nam.”
Ai giám sát?
Ông Tuấn cho rằng Việt Nam nên học tập kinh nghiệm từ các nước khác trong vấn đề giám sát ngành ngân hàng.Ông nói “Ở Singapore hoặc ở Anh có những tổ chức, những bộ phận độc lập mà chính phủ lập ra để kiểm soát và điều tra những vấn đề liên quan đến ngành ngân hàng. Phía cảnh sát không hề liên quan đến khu vực này.”
Hiện tại vẫn đang có thảo luận xung quanh vấn đề thành lập công ty giải quyết nợ xấu cũng như việc bộ phận nào sẽ trực tiếp điều hành công ty này.
Theo ông Lê Đăng Doanh, nếu công ty mua bán nợ sử dụng tiền của Nhà nước thì nên đặt ở Bộ Tài Chính và có sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước cũng như Bộ Tài chính.
0 comments:
Post a Comment