Saturday, May 14, 2011

Nền chính trị độc đoán tại Singapore đã cáo chung

Tú Anh - Trong cuộc bầu cử Quốc hội trước kỳ hạn ngày 7/05/2011, liên minh đối lập, đứng đầu là đảng Công Nhân gồm những người trẻ có học thức, chiếm được 40% số phiếu. Thủ tướng Lý Hiển Long ghi nhận lời cảnh cáo của cử tri và tuyên bố : chính trường quốc gia bước vào « ngã rẽ » mới mà đảng cầm quyền phải thích nghi.

[audio=http://telechargement.rfi.fr.edgesuite.net/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201105/MAG_FOCUS_-_TUAN_12_05_11.mp3]

Trung tâm Singapour

Trung tâm Singapore
Tại Singapore, mặc dù không gian chính trị dành cho những người bất đồng chính kiến rất hạn hẹp nhưng phe chống chính phủ đã tạo một chiến tích rực rỡ.

Trong cuộc bầu cử quốc hội trước kỳ hạn ngày 7/05/2011 vừa qua, liên minh đối lập, đứng đầu là đảng Công Nhân gồm những người trẻ có học thức đã chiếm được 40% số phiếu . Thủ tướng Lý Hiển Long đã có thái độ quân tử : ghi nhận lời cảnh cáo của dân chúng và tuyên bố chính trường quốc gia bước vào « ngã rẽ » mới mà đảng cầm quyền phải thích nghi.

« Tôi sung sướng vì có thể dùng lá phiếu để quyết định cho tương lai của tôi », đây là lời phát biểu của một người thợ máy Singapore 25 tuổi đi bầu lần đầu tiên trong đời. Anh giải thích : Vì muốn tương lai thay đổi nên tôi bầu cho đối lập.

Đây cũng là lần đầu tiên tại Singapore giới trẻ đã nồng nhiệt tham gia bầu cử khác hẳn với những cuộc bỏ phiếu từ trước đến giờ diễn ra trong sự thờ ơ của dân chúng vì biết rằng đây là màn trình diễn của đảng cầm quyền.

Lần này, cũng do cách thức chia ghế phức tạp có lợi cho đảng Nhân Dân Hành Động độc quyền từ nửa thế kỷ, trong số 87 ghế dân biểu, phe đối lập chỉ giành được 6 ghế nhưng đánh bại hai vị bộ trưởng - trong đó có Ngoại trưởng George Yeo.

Tuy số ghế giành được bị giới hạn nhưng số phiếu lên đến 40% trong khi đảng cấm quyền cứ mất dần sự ủng hộ của cử tri : từ 75% năm 2001 xuống 67% năm 2007 và 60% trong cuộc bầu cử hôm 07/05/2011.

Theo nhận định của The Straits Times, nhật báo chính của Singapore, có lập trường thân chính quyền, thì đối lập đã thực hiện kỳ công « chiến thắng lịch sử ».

Thật ra thì chính quyền Singapore đã « đánh hơi » được đà suy thoái của đảng cầm quyền .

Cho đến đầu năm nay, ngày bầu Quốc hội chưa được định đoạt. Lẽ ra thì nó phải được tổ chức vào tháng giêng năm 2012. Nhưng thủ tướng Lý Hiển Long canh chừng thời cơ thuận tiện cho đảng Nhân Dân Hành Động và ông quyết định chọn tháng 5 trong bối cảnh kinh tế quốc gia phất lên cao hơn dự kiến.

Báo The Straites Times, ngay từ đầu năm đã thấy rõ là giới trẻ Singapore bắt đầu quan tâm đến tính hình chính trị. Các mạng thông tin liên lạc điện tử từ internet đến Twitter thu hút rất đông thanh niên tham gia tranh luận trên các diễn đàn chính trị và đa số nghiên theo quan điểm của đối lập trước những bất công và thiếu tự do trong cuộc sống hàng ngày.

Straits Times của Singapore đánh dấu hỏi : phải chăng các mạng xã hội là những tín hiệu báo trước một thời đại mà người công dân quan tâm hơn đến sinh hoạt chính trị.

Trong khi đó thì đồng nghiệp Malaysia, báo The Star khẳng định là « không tránh khỏi thay đổi sâu rộng tại Singapore ». Bản thân cha đẻ của đảo quốc này, ông Lý Quang Diệu, 87 tuổi, đã tiên liệu cách nay vài năm là khi ông rời chính trường thì càng ngày sẽ càng có nhiều người dân theo phe đối lập.

Tường thuật về thời sự Singapore, báo Thanh Niên của Việt Nam cũng ghi nhận đảng cầm quyền bị nhiều tổn thất, bị mất dần sự ủng hộ.

Hai câu hỏi đặt ra là vì sao đảng cầm quyền có công lao đưa kinh tế quốc gia trở thành hùng mạnh, dân chúng có mức thu nhập nhất nhì thế giới mà lại bị dân bỏ rơi ? Phải chăng Đông Nam Á có thêm một thành viên chọn con đường dân chủ và về lâu về dài Singapore sẽ cải cách chính trị theo mô hình Tây phương như Đài Loan và Hàn Quốc. Phân tích của nhà báo Lưu Tường Quang từ Sydney.

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110512-nen-chinh-tri-doc-doan-tai-singapore-da-cao-chung

0 comments:

Powered By Blogger