Phạm Nam Hưng (danlambao) - Để bạn đọc không thắc mắc về bài viết, xin được nói trước đây là sự nhìn nhận khách quan không mang quan điểm ủng hộ hay bênh vực một bên nào. Mới đây, cư dân mạng xôn xao bài trả lời phỏng vấn về sửa đổi hiến pháp cua cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An, những luồng tư tưởng tích cực đã được đưa ra trong hiến pháp, khi sự phân chia và hạn chế quyền lực của những người đứng đầu.
Nếu nhìn thẳng vào vấn đề thì có thể dễ dàng thấy sự tích cực đó chỉ là vô nghĩa đối với nhân dân, khi mà luật pháp Việt Nam vẫn chưa hội nhập được với luật quốc tế, sự tụt hậu của luật pháp Việt Nam bỏ xa các nước dân chủ, khi các nước dân chủ có hệ thống pháp luật rất tốt để điều hành đất nước.
Sinh vên Hàn Quốc học ở trường đại học luật Harburg vẫn hay nói một câu " tôi cảm thấy có lỗi với đất nước nếu không học ở Harburg ", có thể thấy đó là một tư tương tiến bộ đã được hình thành trong thế hệ trẻ của Hàn Quốc. Nói đến hệ thống luật pháp Việt Nam, sự lạc hậu có thể thấy rõ. Quyền tự do ngôn luận bị hạn chế, không có quyền biểu tình khi quá bức xúc, tình trạng nhân quyền ở mức đáng báo động, hai từ " dân chủ " đồng nghĩa với hai từ " phản động ". Gần 90 triệu người Việt phải sống trong một chế độ không có quyền con người.
Vậy thì quyền lực ở VN nằm ở đâu? Tất nhiên là nằm trong tay nhà cầm quyền với 14 bộ óc siêu chọc phá, hệ thống quyền lực được tập trung vào một chỗ là điều kiện lý tưởng để nhà cầm quyền mặc sức ra tay trấn áp người dân.
Nói đến Bộ ngoại giao VN thật là nực cười khi mà cơ quan này lại là nơi phát ngôn bừa bãi nhất về luật pháp. Mỗi lần có một người yêu dân chủ bị bắt, hay những cuộc đàn áp vào tôn giáo và dân tộc, đều được các cơ quan nhân quyền, liên hợp quốc, đại sứ quán nước ngoài lên tiếng chỉ trích thì Bộ ngoại giao VN đã tự tin, mạnh mẽ, hết sức dũng cảm trả lời " nước ngoài không được xen vào nội bộ của VN, những người bị bắt đều vi phạm luật và hiến pháp VN ". Thực tế thì nhà cầm quyền đã vi phạm nghiêm trọng luật nhân quyền của quốc tế, trong khi đó mỗi lần Trung Quốc ra yêu sách về Biển Đông hay hay đưa công hàm về đường lưỡi bò chín đoạn lên liên hợp quốc thì nột lần nữa Bộ ngoại giao VN lại khẳng định mạnh mẽ đầy tự tin " Trường Sa, Hoàng Sa là của VN theo luật biển năm 1992 của liên hợp quốc các bên liên quan cần phải tôn trọng ".
Phải nói miệng lưỡi nhà cầm quyền VN thật là điêu ngoa xảo trá, một mặt tỏ ra coi thường luật nhân quyền quốc tế, một mặt tỏ ra coi trọng luật biển quốc tế, đúng là bộ mặt hai lòng của Đảng CSVN.
Nếu mà cứ coi thường luật như vậy thì phải nói là những sự kiện như Trung Quốc (Đài Loan, Philippines... ) nếu có chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa thì đó là điều quá dễ dàng. Hay như sự kiện tổng biên tập báo Người Lao Động bị kiểm điểm khi cho đăng bài ca ngợi vẻ đẹp thác Bản Giốc của... Trung Quốc thì cũng đừng trách ông tổng biên tập làm gì. Nếu có trách thì hãy trách nhà cầm quyền CSVN đã ăn ở và làm việc chẳng theo cái bộ luật nào, chỉ có biết khôn nhà dại chợ là giỏi.
Phạm Nam Hưng
0 comments:
Post a Comment