1. Mở bài
Bị thấm đòn cấm vận và bị đồng minh Tàu cộng thờ ơ, lơ là, nên Bắc Hàn chỉ còn có con đường duy nhất để được sống còn là đành phải giã từ chương trình hạt nhân, mở cửa hội nhập vào cộng đồng quốc tế. Kim Jong-un đã thay đổi thái độ, từ gương mặt hắc ám đầy thách thức biến thành nụ cười “cầu tài” trong các buổi gặp mặt với các lãnh tụ thế giới. Bắc Hàn bắn tiếng về cuộc họp thượng đỉnh với Hoa Kỳ để giải quyết vấn đề hạt nhân.
Trước hết chủ tịch Bắc Hàn sang Tàu gặp Tập Cận Bình để cầu thân và tìm chỗ dựa trước khi gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Kim Jong-un đã thể hiện những nhượng bộ, như bước qua lằn ranh biên giới thuộc khu phi quân sự DMZ ở làng Bàn Môn Điếm, vĩ tuyến 38, để vào lãnh thổ Nam Hàn họp thượng đỉnh với Tổng thống Moon Jae-in. Thả 3 công dân Mỹ. Đóng cửa bãi thử hạt nhân. Tuy nhiên, trước thượng đỉnh, hai bên nổ ra những trận khẩu chiến mục đích giữ được những yêu sách của mình.
Tổng thống Donald Trump muốn tạo lịch sử, là giải quyết được vụ hạt nhân của Bắc Hàn tạo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên, mà những tổng thống tiền nhiệm không làm được.
Bắc Hàn hé mở muốn mở cửa theo mô hình Trung Quốc và Việt Nam, nhưng vẫn giữ độc tài cha truyền con nối của nhà họ Kim.
2. Kim Jong-un đến Bắc Kinh để cầu thân và tìm chỗ dựa
2.1. Kim Jong-un bí mật đến Bắc Kinh
Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đón tiếp
Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju. (Ảnh: Tân Hoa Xã)
Ngày 25-3-2018, Kim Jong-un bí mật đến Bắc Kinh. Đó là chuyến thăm lịch sử của Kim đối với Trung Quốc, từ khi nắm quyền lãnh đạo Bắc Hàn năm 2011, Kim chưa có cuộc thăm viếng nước ngoài nào cả. Theo các nguồn tin, ông Kim ở lại Bắc Kinh 4 ngày từ 25 đến 28 tháng 3.
Ngày 28-3-2018, hãng tin Tân Hoa Xã (TQ) và hãng tin KCNA (Korean Central News Agency) đồng loạt đưa tin, Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol Ju đã có chuyến thăm bất ngờ theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Cuộc viếng thăm lần nầy cho thấy Bình Nhưỡng đang cần sự hỗ trợ của Bắc Kinh.
Kim Jong-un nêu quan điểm: “Nếu Nam Hàn và Mỹ cũng hành động tương xứng với những nổ lực của Bắc Hàn, và cùng nhau tạo dựng một bầu không khí ổn định, hòa bình, và tiến hành dần dần, đồng loạt các bước thì vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên có thể được giải quyết.”
Trung Quốc là đối tác thương mại số một và cũng là đồng minh duy nhất của Bắc Hàn.
2.2. Xin Bắc Kinh ủng hộ nếu sau vụ họp với Hoa Kỳ thất bại
Ông Triệu Thông (Zhao Tong), chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm chính sách toàn cầu Carnegie Tsinghua tại Bắc Kinh, nói rằng lãnh đạo Kim Jong-un có thể “muốn nhận được sự bảo đảm” từ Trung Quốc trước khi đối thoại với Tổng thống Trump.
“Họ biết cuộc gặp với Tổng thống Trump rất rủi ro và có nhiều điều không chắc chắn. Nếu cuộc gặp này không thành công, thì phía Mỹ có thể tuyên bố rằng chính sách ngoại giao đối với Triều Tiên đã thất bại, và chuyển hướng sang những biện pháp cứng rắn hơn, thậm chí là một cuộc tấn công quân sự. Do vậy, việc Triều Tiên duy trì mối quan hệ ổn định và tích cực với Trung Quốc sẽ giúp ngăn Mỹ không tiến hành một cuộc tấn công quân sự”, ông Zhao nhận định.
Theo các chuyên gia thế giới, thì Kim Jong-un muốn cho Mỹ, Hàn Quốc biết được rằng Trung Quốc còn là một đồng minh, sẵn sàng binh vực Bắc Hàn.
2.3. Kim Jong-un đã gây căng thẳng với Bắc Kinh
Tập Cận Bình vô cùng tức giận khi thấy Kim Jong-un khai tử những viên chức cao cấp có liên hệ hoặc khuynh hướng thân Trung Quốc, cụ thể là việc xử tử người dượng Jang Song Thaeck, chồng của bà cô Kim Kyong-hui.
Đã nhiều lần Tập Cận Bình yêu cầu Bắc Hàn ngừng thử hạt nhân và hỏa tiễn liên lục địa, nhưng ông con họ Kim nầy để ngoài tai và tiếp tục thử nghiệm nhiều hơn nữa.
Dù thế nào đi nữa thì TQ cũng không muốn chiến tranh nổ ra ở Bắc Hàn, vì khi đó người dân Bắc Hàn sẽ tràn qua TQ, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo cho nước nầy. Và nếu chế độ Cộng Sản độc tài Bắc Hàn tan rả thì Nam Hàn và Hoa Kỳ sẽ nằm sát bên nách của Trung Quốc.
Biết thế nên cậu Ủn ngang bướng, cứng đầu cứng cổ đối với ông Tập.
Ông James Hoare, nhà nghiên cứu của Viện Chatham House, cũng là nhà ngoại giao của Anh tại Bắc Hàn nêu nhận định: “Mối quan hệ giữa Bắc Hàn và Trung Quốc không tốt trong những năm gần đây, đặc biệt khi TQ ủng hộ các lịnh trừng phạt Bắc Hàn ở Hội Đồng Bảo An LHQ. Đó là những chủ đề mà Bắc Hàn muốn thảo luận với Trung Quốc”.
Nhà nghiên cứu Foster-Carter cũng đồng quan điểm với ông Hoare, cho rằng Kim Jong-un có lẽ đang hy vọng Trung Quốc sẽ giảm bớt các các lịnh trừng phạt sau khi các cuộc đàm phán với Nam Hàn và Hoa Kỳ thất bại. Nhất là việc Tổng thống Trump bổ nhiệm ông John Bolton (69 tuổi) nổi tiếng là thành phần “diều hâu” làm cố vấn an ninh quốc gia.
3. Thái độ nhượng bộ của Kim Jong-un
3.1). Kim Jong-un cử em gái Kim Yo-jong, người nắm quyền lực thứ hai ở Bắc Hàn, đến tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông ở Pyeongchang, Nam Hàn. Sau đó họp với Tổng thống Nam Hàn bàn về việc thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh liên Triều, Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.
3.2). Bình Nhưỡng tỏ thiện chí bằng cách thả ba công dân Hoa Kỳ trong cuộc gặp mặt với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ba công dân Mỹ được Tổng thống Donald Trump và phu nhân Melania Trump ra tận phi trường đón tiếp.
Tổng thống Trump và phu nhân lên máy bay đón 3 công dân Mỹ được Triều Tiên thả về nước:
- Ông Kim Dong Chul, bị bắt năm 2016. Bị tuyên án 10 năm tù khổ sai về tội gián điệp.
- Ông Tony Kim bị bắt tại sân bay Bình Nhưỡng vào tháng 4/2017 và bị cáo buộc tội có “hành vi thù địch chống chính quyền.” Ông là giảng viên kế toán tại Đại học Khoa học Công nghệ Bình Nhưỡng.
- Ông Kim Hak Song, bị bắt giam vào tháng 5/2017 vì “hành động thù địch.” Ông làm việc trong ngành phát triển nông nghiệp tại Đại học Khoa học Công nghệ Bình Nhưỡng – trường đại học tại Bắc Hàn thành lập năm 2010 do đóng góp của các nhóm Cơ đốc giáo tới truyền giáo tại Bắc Hàn.
3.3). Đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri hồi tháng 5 năm 2018. Mời các chuyên gia và nhà báo Mỹ, Hàn đến tham dự. Riêng nhà báo Mỹ phải đóng tiền về visa nhập cảnh 10,000USD. Ghi tên và đóng tiền tại sứ quán Bắc Hàn ở Bắc Kinh (Trung Quốc)
3.4). Kim Jong-un đã vượt qua lằn ranh biên giới hai nước ở khu phi quân sự (DMZ) thuộc làng Bàn Môn Điếm (Panmunjom) ở vĩ tuyến 38, đến lãnh thổ Nam Hàn để gặp Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in. Đó là thượng đỉnh Hàn Quốc và Triều Tiên lần thứ nhất.
4. Những trận khẩu chiến
4.1. Bắc Hàn đánh giặc mồm
Ngày 4-3-2018, Bắc Hàn tuyên bố sẽ tăng cường răn đe hạt nhân để đáp trả cuộc tập trận “Đại Bàng Non” (Foal Eagle) của Hoa Kỳ và Hàn Quốc đang diễn ra, với 11,500 binh sĩ Mỹ cùng 300,000 binh sĩ Hàn Quốc. Cuộc tập trận như chọc tức Kim Jong-un. Ông Kim cho biết, chỉ cần có một vỏ đạn rơi xuống vùng biển của họ thì Bắc Hàn sẽ đáp trả mạnh mẽ nhất. Sẽ dùng biện pháp cứng rắn nhất chống lại Mỹ-Hàn.
Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Bắc Hàn tuyên bố: “Mỹ và Hàn Quốc phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc nhất nếu tiếp tục những hành động khiêu khích. Từ nay chúng ta có thể tấn công Hàn Quốc và Mỹ bất cư lúc nào chúng ta muốn. Chiến thắng vẻ vang đang chờ chúng ta. Lực lượng hải quân vô địch của chúng ta sẽ chôn vùi toàn bộ nước Mỹ nếu có đám mây chiến tranh nào kéo tới khu vực chúng ta”.
4.2. Đáp trả của Hoa Kỳ
Nói với Fox News, Phó Tổng thống Mike Pence cho biết: “Bắc Hàn không nên chơi ông Trump nếu gặp nhau vào tháng 6. Sẽ là một sai lầm rất lớn của Kim Jong-un nếu nghĩ rằng anh ta có thể chơi Donald Trump khi gặp nhau”. Phó Tổng thống Mỹ không ngần ngại cảnh cáo, Bắc Hàn sẽ là một Libya thứ hai nếu không chịu phi hạt nhân hóa.
Nói thêm về vụ Libya. Tổng thống Libya là Muammar Gaddafi cai trị bằng chế độ độc tài gia đình trị. Năm 2003, Gaddafi đồng ý với các cường quốc phương Tây, chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân để đổi lấy sự gỡ bỏ những biện pháp trừng phạt. Một phe nổi dậy do phương Tây, nhất là Hoa Kỳ dựng lên chống lại chế độ độc tài. Cuộc nội chiến kéo dài đến 8 năm thì Gaddafi chạy trốn, chui vào một ống cống, bị thuộc hạ phản bội nên ông ta bị kéo ra giết chết.
Bắc Hàn giống Libya ở hai điểm: là hạt nhân và độc tài gia đình trị, cho nên nói Bắc Hàn có thể là một Libya thứ hai nếu không từ bỏ chương trình hạt nhân là thế. Cố vấn an ninh của Tổng thống Trump là ông John Bolton cũng nhắc lại ý kiến của Phó Tổng thống Mike Pence về vụ Bắc Hàn và Libya.
Cố vấn an ninh John Bolton và Phó Tổng thống Mike Pence
Không nói nhiều. Ngoài tập trận Đại Bàng Non, Mỹ đã đưa khu trục hạm hỏa tiễn USS Milius mang tên lửa lợi hại nhất đến căn cứ hải quân Mỹ Yokosuka ở Nhật. Đồng thời cũng đã có Hệ thống Phòng thủ Tên lửa Tầm cao Giai đoạn cuối THAAD (THAAD=Terminal High Altitude Area Defense). THAAD là cơn ác mộng của Bắc Hàn. Ngoài ra, tàu sân bay USS Carl Vinson, thuộc Hạm Đội 3, cũng được đưa đến vùng biển Triều Tiên. Nhật Bản cũng có những tàu khu trục trang bị hệ thống AEGIS chống tên lửa hữu hiệu nhất.
Tập trận Đại Bàng Non Mỹ-Nam Hàn
5. Vấn đề hạt nhân rất phức tạp
Hoa Kỳ muốn Bắc Hàn phải giải trừ toàn bộ kho vũ khí hạt nhân. Nhưng sau những mặc cả nẩy lửa, do can thiệp của mỗi bên, mỗi bên nhường một chút, có thể đưa đến tình trạng Bắc Hàn được giữ kho vũ khí nhưng phải chấp nhận cho Cơ quan Nguyên tử Năng Quốc tế (IAEA=International Atomic Energy Agency) kiểm soát. Cũng giống như trường hợp của Do Thái, Ấn Độ và Pakistan, Iran…Năm quốc gia đã ký vào Hiệp ước Cấm phổ biến Vũ khí Hạt nhân, (Nuclear Non-Proliferation Treaty-NPT hoặc NNPT) xem như được công nhận là: Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Vấn đề hạt nhân rất phức tạp. Xem trường hợp của Iran. Sự việc hạt nhân của Iran được nêu ra suốt 13 năm. Sau cùng, những phiên họp đàm phán gay go kéo dài 20 tháng bao gồm nhóm P5+1. P5 là 5 quốc gia là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ, gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. P5+1 là có thêm nước Đức.
Ngày 14-7-2015, tại trụ sở LHQ ở Vienna, Thủ đô nước Áo, hiệp định được ký kết giữa Cộng Hòa Hồi Giáo Iran (Islamic Republic of Iran) và nhóm P5+1. Mới đây Tổng thống Donald Trump tỏ ý muốn rút ra khỏi hiệp định nầy.Các nước Âu Châu lo ngại, Do Thái vui lòng.
6. Cơ hội mở rộng đàm phán thượng đỉnh Trump-Kim
Vấn đề hòa bình ở bán đảo Triều Tiên không thể thiếu những quốc gia có liên hệ như Nam Hàn, Bắc Hàn,Trung Quốc và Hoa Kỳ.
6.1. Về Trung Quốc
Trong chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, Mao Trạch Đông đã cử Bành Đức Hoài chỉ huy 270,000 quân Trung Quốc sang giúp Bắc Hàn. Quân Bắc Hàn và Trung Quốc tràn xuống miền nam đánh chiếm thủ đô Seoul của Nam Hàn.
Quân Mỹ nhào vào. Tướng Douglas MacArthur được Tổng thống Harry Truman chỉ định đem quân vào đánh bạt quân Bắc Hàn về vĩ tuyến 38.
Hiệp định Đình chiến ngày 27-7-1953 do đại diện Mỹ ký kết với viên tướng Bắc Hàn, đại diện cho quân đội BH và quân đội Trung Quốc tham chiến.
Quan hệ Trung Quốc –Bắc Hàn đã có từ đó.
6.2. Trung Quốc có thể tham dự thượng đỉnh Singapore
Kim Jong-un đã đến Trung Quốc hai lần trong 6 tuần lễ. Xem như đã hâm nóng quan hệ hai bên qua một thời gian đóng băng. Tập Cận Bình hứa bảo vệ Bắc Hàn. Tuy nhiên, sau đó ngoại trưởng Vương Nghị (TQ) đã đến Bình Nhưỡng. Nói gì không biết. Và Kim Jong-un lại cử tướng Kim Jong-chol sang Mỹ. Nói gì cũng không biết. Do đó được suy đoán là Trung Quốc muốn có vai trò trong việc phi hạt nhân hóa và hòa bình của bán đảo Triều Tiên. Tập Cận Bình vẫn mong muốn như thế, vì một cường quốc mà bị gạt ra bên lề thì mất mặt ba phần.
6.3. Nam Hàn cũng muốn tham dự thượng đỉnh Singapore
Hòa bình của bán đảo Triều Tiên, trong đó có việc hệ trọng liên quan đến tương lai của Hàn Quốc. Có tiếng nói về số phận của Nam Hàn là hợp lý.
Nam Hàn mong muốn có một Hiệp định Hòa bình thay thế cho Hiệp định Đình chiến năm 1953.
Tóm lại, có thể suy đoán rằng thượng đỉnh Singapore ngày 12-6-2018 sẽ có thêm Nam Hàn và Trung Quốc đàm phán về chương trình hạt nhân và hòa bình của bán đảo Triều Tiên.
Các bên đang rộn rịp chạy đua với thời gian về thành phần và nội dung của thượng đỉnh Mỹ-Kim. Chờ xem.
7. Tổng thống Donald Trump không bao giờ từ bỏ họp thượng đỉnh Mỹ-Bắc Hàn
Mặc dù ông Trump đã có nhiều lần đe dọa sẽ không tham dự cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Kim. Đó chỉ là khẩu chiến giữa hai bên, nhưng ông không bao giờ hủy bỏ cuộc họp nầy, bằng chứng rõ ràng nhất là ngày 21-5-2018, Nhà Trắng đã tung ra đồng xu lưu niệm mang hình Tổng thống Donald Trump và Kim Jong-un. Theo Reuters, ngày 27-5-2018 toán tiền trạm đã rời Hoa Kỳ đến Singapore để xem xét các vấn đề về phương tiện, an ninh và hậu cần cho thượng đỉnh.
Tổng thống Trump sẽ hãnh diện và tự hào là đã giải quyết được vụ hạt nhân Bắc Hàn, tạo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên mà các tổng thống tiền nhiệm không làm được. Vì thế ông Trump sẽ không bỏ lỡ cô hội để làm lịch sử.
Thật ra cũng nhờ có thời cơ là Bắc Hàn đã kiệt quệ bởi những trừng phạt của quốc tế, chỉ có con đường sống còn là bỏ chương trình hạt nhân, mở cửa hội nhập vào cộng đồng thế giới để người dân không còn chết đói, đất nước thoát ra khỏi tình trạng lạc hậu và bị xem là kẻ thù của quốc tế.
8. Viễn ảnh một Bắc Hàn trong tương lai
8.1. Mở cửa hội nhập vào cộng đồng thế giới
Kim Jong-un đã nhận thức được rằng con đường hiện nay mà Bình Nhưỡng đang đi thì chỉ đến nghèo đói, kiệt quệ và suy đồi của đất nước.
Con đường duy nhất để được sống còn và phát triển đất nước là mở cửa hội nhập vào cộng đồng thế giới. Muốn được vậy thì phải từ bỏ chương trình hạt nhân, vì dù cho có thành công thì vũ khí nguyên tử cũng chẳng bằng ai cả. Một mặt dồn sức người, sức của, tiền bạc vào việc sản xuất vũ khí hạt nhân, một mặt chìa tay ra nhận cứu trợ, cứu đói của thế giới, nhất là nhận cứu trợ nhân đạo của Nam Hàn. Hơi bị nhục một chút.
Hung hăng con bọ xít, đe dọa nhấn Nha Trắng, điện Capitol chìm trong biển lửa. Nam Hàn và Úc Châu cũng bị đe dọa như thế. Nhưng chẳng có ai run sợ cả.
On Thursday, April 27, a North Korean propaganda outlet put out a video that shows a simulation of an attack on the White House. Although this video shows what would be a disastrous attack.
Ngày 18-5-2018, tờ Strait Times của Singapore dẫn lời của Kim Jong-un: “Nếu thượng đỉnh tháng 6 diễn ra tốt đẹp và hủy bỏ các lịnh trừng phạt thì lãnh đạo Bắc Hàn sẽ khai thác kinh nghiệm của Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề mở cửa hội nhập”.
Nếu thượng đỉnh Singapore ngày 12-6-2018 cho phép Bắc Hàn được giữ những vũ khí hạt nhân, thì phải đặt dưới sự kiểm soát của tổ chức Nguyên Tử Năng Thế Giới (IAEA=International Atomic Energy Agency).
Gia nhập cộng đồng thế giới thì phải sống cho có văn hóa, văn minh, nhân bản, phù hợp với những giá trị về con người. Quan trọng nhất là phải công nhận và cam kết thực hiện bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) của LHQ ngày 10-12-1948). Phải vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO (World Trade Organization) để được đối xử công bằng trong việc mua bán thế giới.
8.2. Theo mô hình của Trung Quốc và Việt Nam
Giới quan sát cho biết, Bắc Hàn nhắm tới mô hình của Trung Quốc và Việt Nam. Là mở cửa hội nhập về kinh tế, tài chánh, khoa học kỹ thuật…nhưng vẫn giữ chế độc độc tài, độc đảng. Riêng Bắc Hàn thì vẫn duy trì chế độ gia đình trị của họ Kim. Từ Kim Il-sung (Kim Nhật Thành), Kim Jong-il (Kim Chánh Nhật), Kim Jong-un (Kim Chánh Ân) đến người em gái quyền lực thứ hai của Bắc Hàn là Kim Yo-jong, cho đến thế hệ sau là Kim Jong-cusam (Củ Sâm), Kim Chi, Kimchi Noodle. Kim và Kim..…
8.3. Hệ quả của mở cửa hội nhập
Kẻ gian ác, cướp của giết người khi buông đồ đao xuống thì thành Phật. (Phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật).
Trước kia mọi người ghét cay ghét đắn Kim Jong-un nhưng nay, anh ta mở cửa thì rất nhiều người tràn vào kết thân thậm chí còn đưa tiền bôi trơn nữa. Tư bản, với nhiều dự án tiền tỷ USD sẽ tạo ra một tầng lớp mới, không phải là chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Cộng Sản, mà là những tập đoàn tham những để trở thành tư bản đỏ. Theo mô hình Việt Nam là thế.
9. Kết luận
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn tạo lịch sử mà các tổng thống tiền nhiệm không làm được, đó là giải quyết được vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn và từng bước tạo hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.
Nam Hàn hy vọng có được một Hiệp định Hòa bình với Bắc Hàn.
Kim Jong-un đã mở mắt nhưng quá trể. Bắc Hàn như con vịt đẹt lẽo đẽo theo sau Lào, Campuchia, Miến Điện…và có thể hơn Congo một chút xíu thôi.
02.06.2018
0 comments:
Post a Comment