Kông Kông (Danlambao) - Đọc bài trả lời phỏng vấn Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư trên báo Tuổi Trẻ có đề tựa: “Không có chữ 'Trung Quốc' nào trong dự luật đặc khu”. Và ông Dũng giải thích thêm: “Dự thảo không có một chữ nào về Trung Quốc, chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc” [1] Rồi đọc tiếp 2 bản chụp Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị về các đề án Đặc khu do Đinh Thế Huynh ký ngày 22/3/2017 và bản Dự luật của quốc hội khoản 4, điều 55 có câu: “Công dân của nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam tại tỉnh Quảng Ninh” đang tràn lan trên Facebook thì ông Dũng nói đúng. Đúng là không hề có 2 chữ “Trung Quốc”!
Nhưng vấn đề là tại sao không dùng chỉ vỏn vẹn 2 chữ “Trung Quốc” là có thể thay cho cả một câu văn dài thòng mà nghĩa thì không rõ như thế trong khi một văn bản hành chánh cần phải minh bạch để tránh suy diễn hay hiểu nhầm? Điều trớ trêu và rất khôi hài ở đây là người dân thì hiểu chính xác nội hàm câu viết còn ông Dũng chỉ căn cứ theo con chữ nên mới “nhầm”! Mà có đúng là ông Dũng nhầm hay không? Chỉ có một trong hai cách giải thích. Hoặc ông Dũng quá dốt, hoặc cố đánh lừa công luận kiểu trẻ nít muốn giấu đồ! Chỉ thế thôi.
Đã thế ông còn ngược ngạo vu vạ người hiểu đúng là “...chỉ có những người cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc”!
Vậy thì chính ông tự tố giác ông: Một bộ trưởng của chế độ Hán gian tìm mọi cách bán nước cho giặc!
Rồi, cùng lúc, dự luật về an ninh mạng cũng dự trù bấm nút! Chưa nói đến phản ứng của người dân, là nạn nhân trực tiếp sẽ lãnh mọi hậu quả, mà ngay cả người nước ngoài, như Tòa đại sứ Mỹ vừa lên tiếng phản đối: “Hà Nội, 8/6/2018 - Chúng tôi nhận thấy rằng dự thảo luật an ninh mạng hiện được trình trước Quốc hội có thể dẫn đến những trở ngại nghiêm trọng đối với tương lai của an ninh mạng và đổi mới sáng tạo kỹ thuật số của Việt Nam, và có thể không nhất quán với các cam kết thương mại quốc tế của Việt Nam. Hoa Kỳ và Canada thúc giục Việt Nam hoãn cuộc bỏ phiếu dự luật này để đảm bảo rằng nó phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.” [2]
Dùng cạm bẫy trong trò chơi đểu cáng về chữ/nghĩa như 2 dự luật trên làm gợi nhớ lại Thông cáo về Tập trung học tập cải tạo sau khi chiếm được miền Nam. Thông cáo nói chỉ đem theo áo quần và tiền bạc hay lương thực đủ dùng trong 10 ngày (!)
Lịch sử gian trá đó đã vạch trần bản chất trí trá của chế độ. Đấy cũng là một trong vô số nguyên nhân cốt lõi đưa đến tình trạng chia rẽ sâu sắc và xã hội thì vô đạo hiện tại.
43 năm đã trôi qua, chữ/nghĩa đểu cáng đó tái xuất. Nhưng lần nầy không phải chỉ với người miền Nam mà cả nước! Và cả nước đang lên tiếng phản đối. Cả nước đang vạch mặt chỉ tên sự gian trá.
11 năm trước Tàu cộng công khai đưa giàn khoan 981 vào biển VN người dân phẫn nộ xuống đường phản đối đã bị đảng đàn áp dẹp tan. Lần nầy chính đảng vừa tìm cách bịt miệng dân bằng luật về an ninh mạng, vừa gian trá với luật Đặc khu, lừa dân để bán nước. Giặc thì công khai chiếm, đảng thì công khai bịt miệng dân và dâng đất thì có thảm họa nào lớn hơn nữa cho dân tộc không?
Nhưng 43 năm trước đảng “thành công” vì lừa được đồng bào miền Nam, còn bây giờ thì vô phương đánh lừa cả nước!
Vấn đề còn lại là liệu người dân vẫn tiếp tục cúi đầu rên xiết? Nhưng càng kêu gào, rên xiết thì càng bị khinh bỉ (!) Vì không một ai muốn giúp đỡ những kẻ hèn! Nhưng can đảm đứng lên, dù trong tay không một tất sắt để làm cách mạng, thì thế giới sẽ ngưỡng mộ, sẽ ủng hộ để đòi lại công lý cho người dân thấp cổ bé miệng.
Chú thích:
09.06.2018
0 comments:
Post a Comment