Trần Thảo (Danlambao) - Năm 2002, tôi có dịp đọc cuốn dữ kiện tiểu thuyết Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Nhà Văn Bác Sĩ Ngô Thế Vinh. Tôi thực sự bị cuốn hút vào những dữ kiện thời sự mà Nhà Văn Ngô Thế Vinh đã nhiều năm bỏ công thâu thập về việc Trung Quốc cho xây bảy con đập lớn trên thượng nguồn sông Cửu Long, bên Trung Quốc có tên gọi là Sông Lan Thương. Chính vì tính chất quan trọng của những dữ kiện được ghi lại trong CLCDBĐDS, tôi lại tìm đọc thêm một tác phẩm ký sự khác cũng của Nhà Văn Ngô Thế Vinh, Dòng Sông Nghẽn Mạch, vào năm 2008 để xác minh thêm hiểu biết của mình về âm mưu của Trung Quốc, muốn kiểm soát trọn vẹn những quốc gia hạ nguồn Sông Cửu Long như Thái Lan, Lào, Cambodia, Việt Nam.
Thời gian trước đó, năm 1990, bộ sậu Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, vì sợ ảnh hưởng dây chuyền khiến đảng cộng sản VN sụp đổ theo Liên Sô và các quốc gia CS Đông Âu, đã qua Thành Đô, Tứ Xuyên để ký hiệp ước Thành Đô với Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Gọi là hiệp ước cho nó oai chứ thật ra chỉ là tập đoàn cộng sản Hà Nội ký giấy bán nước cho Tàu Cộng để nhờ thằng chệt bảo hộ sự sống còn của đảng Việt Cộng. Vì chúng giấu giếm rất kỹ nên khoảng mười năm trước, hợp đồng bán nước Thành Đô chưa nổi cộm lên như thời gian sau này.
Mãi tới khoảng cuối năm 2016, khi Trung Quốc đã hoàn thành con đập thứ 8 trên thượng nguồn và hoàn toàn kiểm soát lưu lượng nước của sông Lan Thương (Cửu Long) khi chảy qua các quốc gia hạ nguồn, người Việt Nam quan tâm tới tình hình nước nhà mới để ý kết hợp những dữ kiện trong suốt hai mươi năm qua và thấy rõ dã tâm của Trung Quốc là gì. Cuối năm 2016, khi những cánh đồng Tây Nam Bộ bị hạn hán và ngập mặn trầm trọng ở những tỉnh như Bến Tre, Mỹ Tho, Vĩnh Long v.v... Nguyễn Tấn Dũng lúc đó đã thỉnh cầu Trung Quốc mở đập cho nước xả xuống hạ nguồn hầu giải quyết tình trạng hạn hán. Khi dòng nước trên những con đập thượng nguồn về tới Việt Nam, đã có "những tiếng thở phào nhẹ nhõm".
Tôi quả thật không hiểu những cái đầu tối tăm của mấy đầu lãnh Việt Cộng cảm thấy nhẹ nhõm ở cái khoản nào? Giòng sông thênh thang ngày nào tắm mát người dân nam bộ, cung cấp lượng thủy sản dồi dào, cung cấp tưới tiêu cho vựa lúa miền nam, bây giờ tất cả điều kiện phong phú đó nằm trong tay thằng chệt. Sông Cửu Long bây giờ như một ống nước mà cái valve nằm trong tay Trung Cộng, chúng bằng lòng thì xả chút nước cho hạ nguồn giải khát, không thích thì đóng valve lại. Chả lẽ mấy cái đầu BCT thật sự tin vào mấy chữ bốn tốt, mười sáu chữ vàng?
Trong mấy ngàn năm, thằng tàu chưa bao giờ bỏ qua tham vọng chiếm trọn Việt Nam, làm cửa ngõ mở ra thế giới bên ngoài qua thủy lộ Thái Bình Dương. Nếu tập đoàn cộng sản VN, cụ thể chỉ ngay mặt Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, không vì sự sống còn của đảng cướp mà đem mỡ dâng ngay miệng mèo, thì chưa chắc Trung Cộng đã gấp rút thực hiện việc xây dựng những con đập lớn thượng nguồn. Nguyễn Văn Linh khốn nạn chủ trương thà mất nước còn hơn mất đảng, hai tay dâng cúng đất nước và dân tộc cho bọn Trung Nam Hải, dĩ nhiên tụi nó có bao giờ từ chối?
Trong vòng hai mươi năm, chúng gấp rút hoàn thành tám đập lớn thượng nguồn kiểm soát miền tây nam bộ VN. Trong đất liền thì bằng chiêu trò khai thác bauxite, chúng kiểm soát những tử huyệt của miền trung cao nguyên. Ngoài Đà Nẵng cũng như thế, ngay như phi trường quân sự của Việt Nam cũng bị Trung Cộng tìm cách vô hiệu hóa.
Ngoài biển thì hiện nay hơn 3000 km bờ biển còn được bao nhiêu có thể coi là an toàn cho du lịch, cho nghề chài lưới? Vụ Formosa làm biển nhiễm độc cho tới nay vẫn chưa có cách nào giải quyết rốt ráo, trước đây thì nghe Võ Kim Cự tuyên bố láo lếu, bây giờ Võ Kim Cự đi buôn muối rồi, tới phiên Trần Hồng Hà lảm nhảm chả đâu vào đâu? Vụ Formosa vẫn chưa làm cho chế độ CSVN tởm, vẫn tiếp tục bao che cho Formosa gây tội ác đối với môi trường sống của con người và sinh thực vật. Những nhà máy khác cũng công khai xả thải ra biển, mà các lãnh chúa địa phương ăn tiền ngập mặt chả hề bận tâm tới sự xâm hại đối với đời sống người dân. Lãnh hải của Việt Nam ta mà hằng năm Trung Cộng cứ thản nhiên ra lịnh ngư dân Việt Nam không được đánh cá. Chế độ CSVN xúi dân bám biển mà không hề cung cấp bất cứ sự bảo hộ nào, ngư dân gặp phải tàu chệt thì tự mình chạy trốn, nếu bất hạnh thì như chiếc lá giữa dòng, mặc sóng gió dập vùi.
Trong năm 2016 đã có những vụ phi cơ Việt Nam bị Trung Cộng bắn rơi hẳn chúng ta chưa quên. Phi trường Tân Sơn Nhất đã vài lần mất sóng, mất điện do sự cố ý can thiệp của Trung Cộng. Hay nói khác đi, bầu trời Việt Nam ngày nay cũng đã lọt vào tầm kiểm soát của Trung Cộng.
Tất cả bước đi đã được Trung Cộng tính kỹ. Mặc dù chế độ CSVN cam tâm bán nước, rước voi về dày mả tổ, nhưng Trung Cộng vẫn e ngại sự chống đối của dân nam, vì thế chúng từng bước một xây dựng nên vòng vây vững chắc, nhốt dân nam vô cái thùng sắt, không còn đường xoay sở.
Nhưng có lẽ giặc Tàu vì trải qua những kinh nghiệm đau thương trong chiều dài của lịch sử chuyên đi xâm lược nước Nam nên có vẻ đã quá coi trọng dân Nam. Hùng phong của dân Nam, truyền thống giữ nước hào hùng của dân Nam trong lịch sử bây giờ xem ra chỉ như là huyền thoại.
Trước hiểm họa xâm lăng cực kỳ hiểm độc, không cần một phát súng, đất nước Việt Nam có cơ nguy sẽ đánh mất bản thể của dân tộc, biến mất trong âm mưu hán hóa của thằng tàu, nhưng người Việt Nam, dĩ nhiên không kể những tên đã cam tâm bán nước, vẫn dửng dưng, coi hiểm họa mất nước như không hề có, không hề để ở trong lòng.
Tuổi trẻ VN vẫn hồn nhiên nhỏ nước mắt cho những thần tượng Hàn Quốc, vẫn không biết gì về tai họa biển nhiễm độc ở Vũng Áng, Hà Tĩnh do tập đoàn Formosa xả thải trực tiếp ra biển, vẫn dấn thân hết mình trong những ShowBiz do chế́ độ cố ý tổ chức để câu độ tuổi trẻ, lãng quên những đề tài về nhân quyền, tự do, dân chủ.
Trong khi đó, đám Dư Luận Viên thì theo đảng để hít bả mía, đã bán linh hồn cho quỷ khi uốn lưỡi ca tụng sự lãnh đạo anh minh thần võ của đảng, tin tưởng đảng sẽ đưa đất nước và dân tộc tới bến bờ vinh quang.
Quả thật căn bệnh liệt kháng của dân tộc Việt Nam đã quá trầm kha, nếu tất cả đều mặc kệ, không chịu thức tỉnh kịp thời, thì dân tộc ta biến mất trong quá trình hán hóa là việc không thể nào tránh khỏi.
30/5/2017
0 comments:
Post a Comment