Thursday, March 9, 2017

BIA ĐÁ, BIA MIỆNG

BIA ĐÁ, BIA MIỆNG
AuthorKiêm ÁiPosted on:2017-03-07
"Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ"
Ca dao

Cái nghị quyết 3.8 do luật sư bị rút bằng hành nghề kiêm nghị viên khu vực 7 thuộc thành phố San Jose, mà Nguyễn Tâm là tác giả và được Hội Đồng Thành Phố San Jose, chấp thuận. Nguyễn Tâm cho đây là một thắng lợi vĩ đại trong công cuộc chống Cọng của người Việt tị nạn Cộng Sản, có câu kết luận cũng là kết quả như sau:
Section 2 The city expresses opposion to the display of the flag of the Socialiest Republic of Viena of any city owned flag pole.
Nguyễn Tâm dịch ra Việt ngữ như sau:
Điều 2: Thành phố San Jose bày tỏ lập trường chống lại việc treo lá cờ của Cọng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trên bất cứ cột cờ nào của thành phố".
Kiêm Ái và cụ Võ Tử Đản không đồng ý và cho rằng: Nếu chỉ chống lá cờ máu của Việt Cọng treo trên các cột cờ của thành phố, rồi còn cả thành phố thì sao? Tức là không cấm mà không cấm thì người ta có quyền làm. Sự bất đồng ý kiến này đưa đến việc Kiêm Ái thách thức Nguyễn Tâm mở cuộc tranh luận, có trọng tài, và ở nơi công cọng. Đến hạn chót, Nguyễn Tâm không ra và Kiêm Ái tuyên bố mình thắng cuộc.
Trong một mâm cơm nếu có sự hạn chế không được ăn một món, ví dụ món cá kho tộ chẳng hạn. thì thực khách được quyền ăn tất cả các món khác hiện hữu trên mâm cơm (trừ món cá kho tộ).
Để hỗ trợ cho lập luận của mình, Nguyễn Tâm phát biểu:
"Người Việt tị nạn cộng sản tìm tự do tại Mỹ hiểu rất rõ quyền tự do ngôn luận và phát biểu được bảo vệ bởi hiến pháp và luật pháp Hoa Kỳ và từng tiểu bang. Một người hiểu biết về tự do dân chủ sẽ tự hỏi: Luật nào mà có quyền cấm báo chí không được đăng hình lá cờ CS ? hay làm sao để thi hành luật cấm một người treo cờ trong nhà của họ?"
Với những lời phát biểu này, một lần nữa, Kiêm Ái xin hỏi những ai là người Việt tị nạn Cộng Sản tại San Jose nói riêng và tại thế giới nói chung, có phải Nguyễn Tâm đã khẳng định ngoài "các cột cờ của thành phố San Jose, Tay sai Việt Cọng có quyền treo cờ máu trong nhà và in lá cờ máu trên báo chí". Như vậy, nghị quyết 3.8 do Nguyễn Tâm là tác giả và được thành phố San Jose chấp thuận CÓ LỢI CHO CỘNG SẢN TRONG VIỆC TREO CỜ MÁU HAY KHÔNG?
Nguyễn Tâm sau nhiệm kỳ này, nếu nhiệm kỳ sau có trúng cử nữa thì mấy năm nữa cũng không còn có thể bảo kê cho lá cờ Máu của Việt Cọng chỉ bịcấm treo trên các cột cờ của thành phố San Jose, còn những nơi khác trong thành phố thì được quyền treo.
Tục ngữ có câu: "Đá trôi chứ cát không trôi". Nguyễn Tâm rồi cũng sẽ hết nhiệm kỳ, người khác lên, có thể là không phải người gốc Việt họ cũng có thể bảo trợ một nghị quyết khác ngược lại với nghị quyết 3.8. của NguyễnTâm.
Nguyễn Tâm không thể đem luật rừng của Việt qua áp dụng ở Hoa Kỳ để giữ cái hiệu lực giúp VC treo cờ máu trên khắp lãnh địa của San Josemuôn năm. Đá mà còn mòn huống hồ là một bản văn đi ngược lại với ý chí của cử tri khu vực 7 nói riêng và của người Việt tị nạn Cọng Sản nói chung.
Có rất nhiều người lên tiếng chống đối nhưng Nguyễn Tâm đã "đặt tầm ngắm" vào cụ Võ Tử Đản và Lê Văn Ấn tức Kiêm Ái mà đưa ra tòa. Đến đây, xin mở một dấu ngoặc để cám ơn ông Hữu Nguyên đã có những bài viết vạch rõ âm mưu của cái gọi là "kiện phủ đầu". Cũng xin cám ơn một lần nữa ông Joe Phạm tức Chính Khí Việt đã bỏ qua những bất đồng với tôi mà binh vực lẽ phải và sự thật.
Cách nay mười mấy năm, Trần Trường cũng đã treo cờ máu và ảnh Hố Chí Minh, tên tội đồ dân tộc Việt Nam trong tiệm của hắn. Đồng bào phản đối biểu tình suốt 53 ngày đêm, rốt cuộc lá cờ máu và ảnh Hồ Tặc phải biến mất và Trần Trường còn ra tòa vì tội sang băng lậu.
Cách nay mấy tuần, tên Hùng Cửu Long cũng hăm sẽ mang bộ quần áo may bằng cờ Máu để dạo chơi phố Bolsa. Khi hắn xuất hiện, mặc dù chỉ bận cái áo Đỏ, đồng hương tị nạn Cộng Sản cũng đã sẵn sàng "dàn chào" hắn, nhưng Cảnh Sát đã đến kịp, xúc hắn về bót và đưa hắn ra khỏi Hoa Kỳ, về với VC.
Đồng hương, kể cả Nguyễn Tâm và mấy tên theo voi hít bả mía cho biết phải giải quyết ra sao nếu có một hoặc nhiều "Hùng Cửu Long" xuất hiện tại San Jose, tay phải cầm cờ máu, tay trái cầm nghị quyết của Nguyễn Tâm?
Đồng hương và Nguyễn Tâm xin hãy trả lời.
Cho đến nay, cụ Vỏ Tử Đản và Kiêm Ái vẫn vững tin vào công lý tòa án Hoa Kỳ cũng như lẽ phải mình có sẽ thắng kiện, không nhờ luật sư bào chữa và nhứt là cả 2 đều thuộc loại khố rách áo ôm. Chỉ trông cậy vào BIA MIỆNG của đồng hương sẽ làm sáng tỏ đường hướng chống Cọng của chúng tôi.
Chắc chắn rằng các thế hệ đi sau chúng tôi sẽ phán đoán việc làm của chúng tôi và Nguyễn Tâm. Một điều phải nói lại cho rõ trong bài viết đầu tiên của tôi tôi gọi Nguyễn Tâm là "Việt Gian" chứ tôi không gọi Nguyễn Tâm là
Cọng Sản, vì tôi biết chắc Cọng Sản chúng nó cũng biết "LỰA ĐỐI TƯỢNG" để cho làm Cọng Sản. Điều này cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã giảng giải rất rõ ràng "Những kẻ theo chúng mấy chục năm mà chúng còn chưa ban cho những đặc quyền đặc lợi thì các người mới chỉ a dua theo chúng (ám chỉ thành phần thứ 3, thành phần đứng giữa), do đó,
Nguyễn Tâm chưa được Cọng Sản cho gia nhập đoàn ngũ của chúng đâu, dù rằng Nguyễn Tâm đã có lần chụp hình chung với Võ Văn Kiệt, Thủ Tướng Việt Cọng lúc đó, tấm hình đó chỉ có hại cho Nguyễn Tâm trong những lần phải hầu tòa chứ không ích lợi gì. Việt gian khác Việt Cọng xa lắm.
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.

Kiêm Ái

SLAPP VÀ ANTI-SLAPP LAW
AuthorHữu NguyênSourceSaigon TimesPosted on:2017-03-07
SLAPP VÀ ANTI-SLAPP LAW
Cùng với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của các đại công ty xuyên quốc gia, các phương tiện truyền thông, và vai trò tích cực đóng góp ý kiến, của người tiêu thụ, ngày càng nhiều sản phẩm của các đại công ty, bị người tiêu thụ phê phán trên báo, truyền thanh, truyền hình.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và mãi lực của các đại công ty. Vì vậy, ngày càng nhiều các đại công ty dùng quyền tố tụng, “kiện phủ đầu” để chống lại quyền tự do phê phán của công chúng. Tố tụng kiểu “phủ đầu” này được gọi SLAPP (viết tắt của Strategic Lawsuit Against Public Participation). SLAPP có thể được thực hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, nhưng phần lớn thuộc loại tố tụng phỉ báng mạ lị dân sự (civil suit for defamation).
Như tên gọi của vụ kiện (chống lại sự tham gia của công chúng – Against Public Participation), mục đích chính của những vụ kiện SLAPP không phải là để thắng kiện, hoặc đòi tiền bồi thường, mà quan trọng hơn cả, là nhằmNGĂN CHẶN VÀ TRẤN ÁP QUYỀN TỰ DO PHÊ PHÁN CỦA CÔNG CHÚNG.
Nhờ lắm tiền, nhiều của, lại có thế lực, các đại công ty thường thuê mướn những công ty luật danh tiếng, kiện phủ đầu những ai phê phán sản phẩm của công ty. Làm như vậy, những người bị kiện sẽ hết sức điêu đứng vì hao tốn thời gian, tiền bạc, công sức… Ngay cả khi bị xử thua kiện ở toà dưới, các đại công ty vẫn dư tiền bạc để tiếp tục kháng kiện lên toà trên, để khủng bố người bị kiện.
Kết quả, dù có can đảm, nghị lực và thiện chí đến đâu, người bị kiện cũng không còn tinh thần để theo đuổi vụ kiện, hoặc tiếp tục phê phán sản phẩm của công ty. Ngoài ra, những vụ kiện SLAPP còn có tác dụng nguy hiểm, răn đe, trấn áp quyền tự do ngôn luận của người tiêu thụ, khiến họ không dám góp ý, phê phán sản phẩm của công ty.
Chính vì mục đích mờ ám và hậu quả tai hại của những vụ kiện bá láp (frivolous litigation) được gọi tắt là SLAPP, nên chính phủ của nhiều quốc gia, trong đó có Úc, Canada, Mỹ, Nhật, Pháp… đều có đạo luật chống kiện phủ đầu, gọi là Anti-SLAPP Law. Tại Mỹ, khoảng 30 tiểu bang ban hành luật Anti-SLAPP, trong đó có California, nơi NV/NT đang thưa kiện nhà văn Kiếm Ái và cụ Võ Tử Đản.


Cụ Võ Tử Đản (bên trái) và nhà văn Kiêm Ái, trình bầy về sự nguy hiểm của Nghị Quyết 3.8 và Nghị Viên Nguyễn Tâm.
TỪ HÙNG CỬU LONG ĐẾN VỤ KIỆN PHỦ ĐẦU
Tháng 11, 2016, VC XẢO QUYỆT cấp giấy xuất cảnh cho Hùng Cửu Long sang Mỹ mặc cờ máu. Ngay sau đó, thị trưởng Tạ Đức Trí (Westminter), Nghị Viên Nguyễn Tâm (San Jose), núp danh nghĩa,ngăn chặn việc làm của những tên như Hùng Cửu Long trong tương lai, cả hai đã khôn ngoan lèo lái hai HĐTP thông qua hai Nghị Quyết, trong đó có điều khoản XẢO QUYỆT GIÁN TIẾP XÁC NHẬN KHÔNG CHỐNG CỜ VC trên toàn thành phố (chỉ ngoại trừ cột cờ TP ở San Jose HOẶC người treo là nhân viên HĐTP ở Westminster).
Ngay khi soạn thảo Nghị Quyết 3.8 với điều khoản XẢO QUYỆT GIÁN TIẾP CHO PHÉP CỜ VC XUẤT HIỆN KHẮP TP, Nghị Viên Nguyễn Tâm hiểu rõ, sớm muộn gì âm mưu của y cũng bị lộ tẩy và bị phản đối. Vì vậy, với “thành tích” của một người bị NGHI NGỜ là “Việt gian”, từng chụp hình với thủ tướng VC Võ Văn Kiệt; cộng tư cách của một luật sư bị kỷ luật và bị treo bằng, NV/NT đã XẢO QUYỆT chuẩn bị sẵn nước cờkiện phủ đầu, để trấn áp sự chống đối, của những người yêu nước, chống cộng ngay từ đầu.
Quả nhiên, Nghị Quyết 3.8 vừa thông qua ngày 24 tháng 1 năm 2017, nhà văn Kiêm Ái và cụ Võ Tử Đàn mới lên tiếng phê phán vào ngày 8 tháng 2 năm 2017 (xin click vô đây coi bài viết của Kiêm Ái đề ngày 8/2), lập tức KHÔNG ĐẦY 2 NGÀY SAU, 10 tháng 2 năm 2017, NV/NT đã dịch bài viết sang tiếng Anh, và nộp đơn kiện hai ông, tại toà Thượng Thẩm California, đòi bồi thường $1,000,000 cho mỗi bài đăng tải. (xin click vô đây coi nguyên văn đơn kiện đề ngày 10/2)
Nhận thấy: Thứ nhất, NV/NT đã XẢO QUYỆT đi nước cờ kiện phủ đầu; Thứ hai, trong thời gian hơn 10 năm qua, ngày càng gia tăng tình trạng VC XẢO QUYỆT xúi dục tay chân, kiện phủ đầu nhiều cá nhân, tập thể, hoặc cơ quan truyền thông, nhằm trấn áp tiếng nói chống cộng tại hải ngoại; Thứ ba, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ (30 tiểu bang, bao gồm California), đều ban hành luật chống kiện phủ đầu (Anti-SLAPP); Nhiều vị lãnh đạo cộng đồng, nhiều luật sư tên tuổi, tin rằng: CÁCH HAY NHẤT VÀ ĐỠ TỐN KÉM NHẤT, cho nhà văn Kiêm Ái, cụ Võ Tử Đản, cũng như những ai bị tay chân VC kiện phủ đầu, là yêu cầu luật sư dùng Anti-SLAPP Law để thỉnh cầu huỷ bỏ vụ kiện (Anti-SLAPP Motion to Dismiss).
LUẬT CHỐNG KIỆN PHỦ ĐẦU TẠI CALI
Luật Anti-SLAPP của California (Code of Civil Procedure § 425.16), được chính thức ban hành vào năm 1992, cho phép bị đơn (người bị kiện), một khi tin tưởng và có bằng chứng thuyết phục toà, mình bị kiện phủ đầu, có thể hoá giải vụ kiện một cách nhanh chóng và ít tốn kém bằng cách yêu cầu toà huỷ bỏ vụ kiện (Anti-SLAPP Motion to Dismiss), trên cơ sở: Vụ kiện thuộc loại SLAPP, và động cơ của nguyên đơn (người thưa kiện), chỉ nhằm ĐE DOẠ VÀ TƯỚC BỎ NHỮNG QUYỀN HIẾN ĐỊNH CỦA BỊ ĐƠN, ĐẶC BIỆT LÀ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN ĐÃ GHI TRONG ĐỆ NHẤT TU CHÍNH ÁN HIẾN PHÁP HOA KỲ.
Tại California, luật chống kiện phủ đầu đòi hỏi, bị đơn (người bị kiện), nếu tin mình bị kiện phủ đầu SLAPP, nên gặp luật sư sớm, để yêu cầu toà huỷ bỏ vụ kiện trong thời hạn 60 ngày, kể từ khi nhận đơn kiện. Nếu toà chấp thuận (nội trong 30 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu), bị đơn sẽ không bị nguyên đơn (người thưa kiện) làm phiền qua giai đoạn“discovery”, và toàn bộ phí tổn luật sư của bị đơn, sẽ được nguyên đơn bồi hoàn. Trong trường hợp toà từ chối, bị đơn có thể kháng cáo.
Yếu tố quan trọng để bị đơn Kiêm Ái và Võ Tử Đản, yêu cầu toà bác đơn kiện của NV/NT là: Nguyễn Tâm là một nghị viên (public figure), và là kẻ chủ chốt soạn thảo Nghị Quyết 3.8, trong đó có những điều khoản không rõ ràng, gây nguy cơ xáo trộn trật tự xã hội, thậm chí dẫn đến xung đột, bạo lực, mất an ninh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân trong TP. Trước tình thế đó, hoàn toàn hợp tình, hợp lý và hợp pháp, ông Kiếm Ái, cụ Võ Tử Đản và đông đảo người dân tại San Jose, phải hành xử quyền tự do ngôn luận được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ, lên tiếng phê phán, phản đối Nghị Quyết 3.8 và NV/NT.
Như vậy rõ ràng ta có thể KẾT LUẬN: NV/NT đã kiện phủ đầu (SLAPP) ông Kiêm Ái và cụ Võ Tử Đản để TƯỚC BỎ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA BỊ ĐƠN. KẾT LUẬN này càng hợp tình và hợp lý hơn, khi Nghị Quyết 3.8 mới thông qua ngay24/1, ông Kiêm Ái mới có bài phê phán ngày 8/2, lập tức 2 ngày sau, 10/2, NV/NT đã nộp đơn kiện tại toà. Thử hỏi xưa nay, có vị dân cử nào (public figure) lại vô lý và ngược ngạo như NV/NT? Chỉ riêng thời hạn nộp đơn kiện, HAI NGÀY SAU KHI ÔNG KIÊM ÁI VIẾT BÀI, cũng đủ để toà thấy, ác tâm đã có từ trước của NV/NT.
NGUYỄN TÂM LÀ VIỆT GIAN?
Việc nhà văn Kiêm Ái cáo buộc NV/NT là “Việt gian” cũng rất hợp tình hợp lý, vì cáo buộc đó dựa trên những bằng chứng thực tế: Thứ nhất, NV/NT đã về VN làm ăn với VC ngay từ đầu thập niên 1990; Thứ hai, NV/NT đã chụp hình với thủ tướng VC Võ Văn Kiệt; Thứ ba, NV/NT đã nhiều lần tiếp tay VC trong âm mưu xoá bỏ ngày Quốc Hận; Thứ tư, qua Nghị Quyết 3.8, NV/NT đã GIÁN TIẾP CÔNG BỐ: TỪ NAY HĐTP SAN JOSE KHÔNG CHỐNG SỰ XUẤT HIỆN CỦA CỜ VC.
Quan trọng hơn, NV/NT còn là một luật sư thiếu tư cách, tiền bạc mờ ám, bị Luật Sư Đoàn Cali kỷ luật nhiều lần trước khi treo bằng. Với quá khứ và tư cách như vậy, NV/NT sẽ gặp rất nhiều khó khăn, để thuyết phục toà tin tưởng, việc ông kiện Kiêm Ái và cụ Võ Tử Đản là có cơ sở vững vàng về thực tế và pháp lý.
NGỰA VỀ NGƯỢC TRONG VỤ KIỆN
Qua những gì đã trình bầy, ta thấy trên phương diện pháp lý cũng như thực tế, vụ kiện phủ đầu nhà văn Kiêm Ái và cụ Võ Tử Đản, của NV/NT rất có thể bị toà huỷ bỏ. Trong trường hợp toà không huỷ bỏ, NV/NT cũng khó có thể thắng kiện. Nhưng kiện tụng xưa nay, ngựa về ngược vẫn có, nếu những điều sau đây xảy ra.


Nghị Viên Nguyễn Tâm (bên phải) thân mật choàng vai Chris Le.


Cảnh trái khoáy: Hình trên, bên trái Chris Le (“người tuyên bố sẽ tranh cử chống lại NV Nguyễn Tâm” và “hy vọng người Mễ sẽ thắng phiếu nhằm giảm đi sức chống cộng của cộng đồng” – Blog Nhìn Ra Bốn Phương), và bên phải là Cụ Võ Tử Đản (người trước sau như một kiên quyết chống cờ máu VC).
Thứ nhất, luật sư đại diện cho bị đơn, không đủ khả năng, hoặc chủ quan, hoặc không tận tâm tận lực làm việc. Thậm chí có những luật sư đại diện cho bị đơn, nhưng lại bị nguyên đơn mua chuộc, bán đứng thân chủ, giống như vụ kiện phỉ báng mạ lị trong cộng đồng người Việt tại Úc cách đây mấy năm, hay giống như những luật sư đại diện cho TS Nguyễn Thượng Vũ trong vụ kiện Tế Bào Gốc (Xem bài Giao Trứng Cho Ác).
Thứ hai, bị đơn có thể bị người khác thao túng, giúp đỡ, giật dây, phạm phải những lỗi lầm pháp lý (Xem bài Giao Trứng Cho Ác), mà không biết những người giúp đỡ đó thuộc phe của bị đơn, hoặc do “thế lực chìm” thao túng, giả vờ giúp đỡ để đưa bị đơn vào bẫy. Nhất là đối với những bị đơn lớn tuổi, tiền bạc không có, bạn bè thân hữu không đông, thường dễ tin vào lòng tốt của những kẻ “tình nguyện giúp đỡ”, mà không biết, chúng đang đưa mình vô bẫy.
Thứ ba, quan toà hoặc bồi thẩm đoàn, bị nguyên đơn, hoặc các thế lực chìm nổi thao túng mua chuộc.
Thứ tư, bị đơn không được sự ủng hộ về tài chánh, tinh thần, tình cảm… nên không thể theo đuổi vụ kiện.
KẾT LUẬN
Nhìn vào “thành tích” của NV/NT, NHIỀU NGƯỜI CÓ QUYỀNNGHI NGỜ MỘT CÁCH CÔNG TAM VÀ KHÁCH QUAN: NV/NT ĐÃ TIẾP TAY VC TRONG NHIỀU CHỤC NĂM QUA, VÀ MỚI ĐÂY VỚI NGHỊ QUYẾT 3.8, VÀ HIỆN NAY VỚI VỤ KIỆN PHỦ ĐẦU NHẰM TƯỚC BỎ QUYỀN TỰ DO CHỐNG CỘNG CỦA NHÀ VĂN KIÊM ÁI, CỤ VÕ TỬ ĐẢN VÀ CỘNG ĐỒNG.
Dĩ nhiên, là NGHI NGỜ, NÊN CÓ THỂ ĐÚNG, CÓ THỂ SAI. Hơn nữa, tuy NGHI NGỜ, trong thâm tâm người viết cũngMONG MUỐN KHÔNG ĐÚNG. Vì thế, RẤT MONG NV/NT LÊN TIẾNG ĐỂ MONG MUỐN KHÔNG ĐÚNG CỦA CHÚNG TÔI TRỞ THÀNH SỰ THẬT!
Cũng trong sự mong muốn đó, chúng tôi chân thành hy vọng, vì sự ổn định của cộng đồng, uy tín của HĐTP San Jose trong đó có NV/NT, và vì lý tưởng yêu tự do, chống CS, của tất cả những người Việt yêu nước, NV/NT sẽ sớm huỷ bỏ vụ kiện; để rồi dành tâm huyết, thời gian, cùng với các Nghị Viên tại San Jose và Westminster, TU CHÍNH NGAY 2 NGHỊ QUYẾT, trong đó có những điều khoản mới, thể hiện quyền tự do ngôn luận, và hoàn toàn phù hợp Hiến Pháp, Luật Pháp Hoa Kỳ cũng như California:
1. CỜ VÀNG ĐÃ ĐƯỢC THỪA NHẬN LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CỘNG ĐỒNG MỸ GỐC VIỆT; NÊN HĐTP KÊU GỌI VÀ ỦNG HỘ CỘNG ĐỒNG VN, TRONG MỌI SINH HOẠT TẬP THỂ, ĐỀU TREO CỜ VÀNG MỖI KHI TREO CỜ MỸ;
2. CỜ VC LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA ĐỘC TÀI VÀ TỘI ÁC, LUÔN GÂY XÁO TRỘN XÃ HỘI VÀ XUNG ĐỘT NGUY HIỂM CHO CÔNG DÂN TP; NÊN VÌ HẠNH PHÚC VÀ SỰ ĐOÀN KẾT CỦA MỌI NGƯỜI, HĐTP QUYẾT ĐỊNHCHỐNG (HOẶC KHÔNG MUỐN) SỰ XUẤT HIỆN CỦA CỜ VC TRÊN TOÀN THÀNH PHỐ.
Hữu Nguyên ( huunguyen@saigontimes.org)

0 comments:

Powered By Blogger