Saturday, December 17, 2016

Việt Nam chuyển hướng khỏi Hiệp ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương

Mario Ritter, Ralph Jennings, Christopher Jones-Cruise - Lược dịch Đỗ Hồng (Danlambao) - Việc ông Donald Trump đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ đã khiến cho Việt Nam phải tìm những mối giao dịch mới.

Việt Nam muốn yểm trợ xuất cảng để giữ cho nền kinh tế vững mạnh nếu Quốc Hội Hoa Kỳ không chấp thuận Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương được dự định. Tổng Thống đắc cử Trump cũng đã chỉ trích mạnh mẽ mối giao dịch đó, được biết là TPP.

Giờ đây, các viên chức Việt Nam đang tiến bước để giữ cho các xí nghiệp không bị tổn hại nếu hiệp ước TPP không được hình thành.

Kinh tế VN tùy thuộc vào xuất cảng những hàng hóa chế tạo kể từ những năm 1980. Hồi năm ngoái, kinh tế VN tăng trưởng 6,7%.

Bởi vì tương lai của hiệp ước TPP không rõ ràng, những nhà quan sát nói rằng các viên chức VN đang tìm kiếm thị trường cho hàng hóa chế tạo của nước mình. Những thị trường này gồm có Trung Hoa, Nga và Liên Âu.

Mười hai nước đã thỏa thuận cho mối giao dịch TPP. Ông Trump từng nói ông sẽ cố gắng tách Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước vốn đã được ký kết hồi tháng 2 sau 10 năm thương nghị. Các nước đó là một phần của TPP đại diện cho 40% kinh tế toàn cầu.

Bốn trong số 12 nước, kể cả VN, thuộc Đông Nam Á. Những nhà chuyên môn tin rằng VN sẽ là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất từ hiệp ước đó. Nhưng các viên chức VN đã lo ngại kể từ giữa năm nay rằng Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ không chấp thuận hiệp ước trước thời khóa chấm dứt vào tháng 2 năm 2018.

Ông Oscar Mussons cố vấn cho vấn đề kinh doanh quốc tế của công ty Dezan Shira & Associates ở Sài Gòn.

Ông nói "tôi nghĩ rằng họ đã biết TPP sẽ không được giải quyết. Tôi nghĩ VN đã có nhiều hiệp ước mậu dịch tự do được ký kết.”

Các nhà chuyên môn tin rằng TPP sẽ làm gia tăng mức độ kinh tế của VN, mà hiện giờ khoảng 193,6 tỉ MK. Các mối giao dịch cho phép những nước xuất cảng được đóng thuế thấp hay thậm chí tránh được thuế khi chuyển giao hàng hóa vào một nước vốn là một đối tác mậu dịch.

Các công ty quốc tế làm chủ các xí nghiệp tại VN bao gồm Intel, Samsung Electronics và các hãng chế tạo xe quan trọng của Nhật.

VN xuất cảng độ 29,9 tỉ MK về hàng hóa tới Hoa Kỳ. Số này nhiều hơn mức họ xuất cảng sang bất cứ nước nào khác. Các công ty Mỹ muốn phát triển hoạt động của họ tại VN bởi vì hoạt động của Trung cộng đang trở nên càng ngày càng gia tăng tốn kém.

Thế nhưng một tháng sau khi hiệp ước mậu dịch TPP được ký kết, các chuyên viên tài chánh tại VN bắt đầu dự đoán rằng Quốc Hội Hoa Kỳ có thể không chấp thuận nó.

Hồi tháng 8, một nhóm được hướng dẫn bởi một Phó Thủ Tướng VN quyết định trì hoãn việc chấp thuận mối giao dịch này cho tới khi những nước khác chấp thuận. Cơ hội kế tiếp của VN để chấp thuận hiệp ước đó sẽ đến sớm vào năm tới.

VN và Liên Âu đã hoàn tất cuộc điều định về hiệp ước mậu dịch này trong năm nay. Hồi tháng 10, VN tham gia vào Liên Hiệp Kinh Tế Âu Á gồm 5 thành viên do Nga cầm đầu. Hiệp ước đó cho VN được tiếp cận vào thị trường gồm 181 triệu người.

VN cũng còn là một thành phần trong 16 thỏa ước mậu dịch tự do, kể cả các thỏa ước được ký kết bởi tổ chức mậu dịch thuộc ASEAN gồm 10 nước thành viên ở ĐNA. ASEAN đã có các thỏa ước với Trung cộng, Ấn Độ và Nhật Bản.

Louie Nguyễn khởi sự làm chủ bút của trang mạng mới VietnamAvisors. Ông tin rằng VN sẽ bắt đầu chú trọng nhiều hơn vào các thỏa ước mậu dịch với các thị trường nhỏ.

Ông nói “tôi nghĩ sự kiện VN không phê chuẩn TPP là một dấu chỉ. Nó sẽ mang ý nghĩa rằng họ sẽ phái các nhóm mậu dịch nghiên cứu những thị trường nào ít cạnh tranh hơn.”

VN còn muốn trở thành thành phần của Hiệp Ước Đối Tác Kinh Tế Bao Hàm Khu Vực do Trung cộng cầm đầu (Regional Comprehensive Economic Partnership). Thỏa hiệp mậu dịch này sẽ bao gồm cả Ấn Độ. Cả Trung Hoa lẫn Ấn Độ đều không phải là thành viên của TPP. Các chuyên viên nói rằng nó phải mất vài năm điều đình để hoàn tất. Họ xem Hiệp Ước Đối Tác Kinh Tế Bao Hàm Khu Vực là sự đáp lại của Trung cộng đối với TPP.

Ông Fiachra MacCana cầm đầu cuộc nghiên cứu tại công ty giao dịch chứng khoán Sài Gòn. Ông này nói nhiều người thất vọng rằng TPP có vẻ hướng tới sự thất bại, nhưng một số ít lại ngạc nhiên. Ông cho biết một thỏa ước mậu dịch khác sẽ được điều đình nhằm dễ dàng thay thế cho TPP.

Ông MacCana nói kinh tế VN sẽ bị ảnh hưởng nếu TPP không được xúc tiến, nhưng nó sẽ không bị phương hại quá nhiều.

Nguồn


Lược dịch:

0 comments:

Powered By Blogger