Friday, December 30, 2016

Barack Obama đứng nhìn vai trò lãnh đạo của Mỹ sụp đổ

Barack Obama đứng nhìn vai trò lãnh đạo của Mỹ sụp đổ
AuthorMichael Den TandtSourceDCV OnlinePosted on: 2016-12-29
Những hỗn loạn tiếp theo là minh chứng cho sự thất bại kết hợp của hai vị tổng thống liên tiếp.


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong một cuộc họp báo ở Phòng Họp báo Brady tại Toà Bạch Ốc ngày 16 tháng 12, 2016, Washington, DC. Nguồn: Chip Somodevilla / Getty Images
Đã bao giờ có một vòng chạy mừng chiến thắng giống như của Tổng thống Barack Obama chưa? Ngày lại ngày người lãnh đạo niềm nở, sắp là cựu lãnh đạo của thế giới tự do đi quanh Toà Bạch Ốc – ảm đạm, một chút buồn, và an nhiên bình tĩnh. Người cấp tiến và tự do ở khắp mọi nơi, không chỉ ở Canada, quẹt một giọt nước mắt khi chúng ta chiêm ngưỡng đoạn cuối của thời đại huy hoàng này trong lịch sử nước Mỹ; nó đã bắt đầu bằng giải Nobel hầu như trước khi Obama đặt chân vào Phòng Bầu dục.
Có lẽ trong năm mới, công dân của Trái đất sẽ vật lộn với thủy triều của sự hỗn loạn và tàn sát đang lên, và phải đối phó với những hậu quả trực tiếp vì những thất bại của Obama; rồi người ta sẽ có thời gian để đánh giá đúng đắn hơn về di sản của ông. Tuy vậy, đừng chờ đợi. Sự chú ý có thể sẽ được tập trung vào những mối quan tâm cấp bách hơn.
Hôm thứ Ba, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng về vụ giết người hàng loạt tại một khu chợ Giáng sinh – 12 người chết, 48 người bị thương, theo con số cuối cùng – sau khi một người đàn ông lái chiếc xe vận tải đâm vào một đám đông người đi mua sắm, đón kỳ nghỉ lễ, trong một cuộc khủng bố.


Nhân viên cứu hỏa đứng bên cạnh chiếc xe vận tải bị hư hỏng ở Berlin, Đức, Thứ Ba 20 Tháng 12 2016. Nguồn: Michael Kappeler/dpa via AP
Bà Merkel nói với ký giả trong một cuộc họp báo, “Tôi, cũng như hàng triệu người ở Đức, bị sốc, chết lặng và đau buồn sâu sắc vì những gì vừa xảy ra tối hôm qua ở Berlin.”
Bị sốc, chết lặng, vô cùng đau buồn; không thể hiểu nổi. Đó là từ ngữ thường thấy sau những cuộc thảm sát và đổ máu. Nhưng lời nói không còn hiệu lực. Tê cóng, quen dần và chấp nhận là những nhóm từ mô tả tâm trạng đúng hơn. Ngày thứ Hai, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị một cảnh sát trẻ người Thổ Nhĩ Kỳ bắn chết ngay lúc ông đang phát biểu tại một cuộc triển lãm nghệ thuật và sát thủ sau đó hét lên “Đừng quên Aleppo! Đừng quên Syria!” Và “Allahu Akbar!” bên xác chết của ông Đại sứ.
Ở Zurich, một người đàn ông Thụy Sĩ 24 tuổi bắn vào một Trung tâm Hồi giáo, làm ba người bị thương.
Phía dưới danh mục tin tức – bởi vì chỗ trên báo rất giới hạn cho những hàng tít về hàng loạt khủng bố – là vụ tấn công của tay súng Hồi giáo hôm Chủ nhật trên một khu du lịch ở Karak, Jordan, giết chết mười người, kể cả một giáo viên Canada đã nghỉ hưu, Linda Vatcher ở Burgeo, NL, 62 tuổi.


Lực lượng an ninh Jordan đứng bên cạnh chiếc xe bọc thép của họ bên cạnh Lâu đài Karak, trong một cuộc tấn công đang diễn ra, ở trung tâm thị trấn Karak, khoảng 140 km (87 dặm) về phía nam Amman thủ đô của Jordan, Chủ nhật 18 tháng 12, năm 2016. Nguồn:Ben Curtis / AP
Vài ngày trước Karak có vụ ở Cairo – đánh bom một nhà thờ Thiên chúa Coptic, làm chết hơn hai chục người và bị thương hơn 40 người khác. Một vụ đánh bom tự sát ở Mogadishu, Somalia vào giữa tháng Mười hai, làm chết 29 người, bị thương và 50, hầu như không thấy giới truyền thông quốc tế loan tin.
Với những hành động man rợ liên tiếp xảy ra, chúng ta càng chúi đầu xuống cát, hay cùng quay lưng đi với một vai nhún vai mê ngủ. Có ai có thể làm gì? Tại Aleppo và các nơi khác ở Syria trongvùng kiểm soát của Bashar Assad họ đã thản nhiên giết người hàng loạt và bỏ bom lên đầu thường dân; đó là tin hàng đầu trên mạng xã hội Facebook trong suốt một tuần. Tại Iraq, lực lượng Nhà nước Hồi giáo hãm hiếp phụ nữ, bắt dân làm nô lệ và giết người. Lực lượng do phương Tây yểm trợ, quân chính quy Iraq và lực lượng dân quân người Kurd, tiếp tục cuộc chiến tranh giành vùng kiểm soát.
Chúng ta được thông báo là chắc chắn không lực lượng do Mỹ đứng đầu hoặc NATO lãnh đạo để quét sạch ISIL và tiêu diệt hoặc bắt giữ lũ điên rồ đang lãnh đạo nó. Bởi vì, ai cũng đã biết chuyện ở Iraq và Afghanistan mà; ngoài tầm tay đế quốc; mệt mỏi vì chiến tranh; và vũng lầy. Xin đừng có một vũng lầy nào nữa. Tốt hơn là cứ để cho sự lây nhiễm Syria mưng mủ cho đến hồi kết thúc, đưa hàng triệu người tị nạn vào châu Âu và gây ra phản ứng chống người Hồi giáo dữ dội, tạo bất ổn trên toàn thế giới – tất nhiên gồm cả Hoa Kỳ. Châu Âu chính nó có thể sụp đổ. Nhưng không có vũng lầy.


Trong file ảnh Thứ 7 17 Tháng 12, 2016 này, Hoa Kỳ Tổng thống đắc cử Donald Trump nói trong một cuộc biểu tình tại-Ladd Peebles Sân vận động ở Mobile, Ala. Nguồn: Evan Vucci / AP
Trung Quốc đưa tin hôm Thứ Bẩy quân đội của họ đã thu giữ tàu lượn dưới nước không người lái của Hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển phía Nam Trung Quốc, nhưng họ sẽ giao trả nó lại cho Mỹ. Nhưng sau đó Trump đã tweet cho rằng nên nói với chính phủ Trung Quốc “chúng tôi không muốn lấy lại tàu lượn họ đã ăn cắp” và “cứ để cho họ giữ nó!” Trump tweet như vậy sau khi giới chức Hoa Kỳ đã xác nhận rằng họ “đã có thoả thuận” nhận lại lại con tàu lặn.
Không ai có thể dự đoán được Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ cực đoan cỡ nào, hoặc không cực đoan, khi là Tổng tư lệnh Hoa Kỳ. Nhưng những nhân vật được Trump giao trách nhiệm về an ninh và sự lựa chọn chiến lược gia chính, Stephen Bannon, cho thấy Trump đang chuẩn bị cho cuộc đụng độ giữa các nền văn minh thế giới mà nhiều người đã lo sợ sẽ xảy ra ngay sau cuộc khủng bố 9-11.
Nếu không có gì khác, điều này sẽ giải thích được sự sự yêu mến không thể giải thích được của Trump đối với Nga và người lãnh đạo côn đồ, Vladimir Putin – một nhân vật đổi từ chủ nghĩa vô thần trong thời Liên Xô sang thành tín đồ Thiên Chúa giáo bảo thủ, một đồng minh trung thành của Giáo Hội Chính Thống Nga, và một kẻ thù của Hồi giáo.
Như thế có công bằng khi đổ lỗi cho Obama và lãnh đạo đảng Dân chủ đã gây ra tai hoạ đang diễn ra hay không? Hãy nói thế này: Tổng thống George W. Bush đã đặt nền móng tai ương với những sai lầm khủng khiếp của cuộc xâm lược năm 2003 của ông vào Iraq và sự tan rã tiếp đó của quân đội Iraq, sau này biến thành ISIL.


Ẩnh trong bản tin ngày 24 tháng 9 năm 2016 cho thấy cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush trong lễ khai mạc cho Bảo tàng Quốc gia Smithsonian về Lịch sử người Mỹ gốc châu Phi và Văn Hóa tại Washington, D.C. Nguồn: ZACH GIBSON / AFP / Getty Images
Nhưng Obama đã có thời điểm lịch sử của riêng mình, ba năm trước đây, ông đã vạch một “lằn gạch đỏ” mà Assad không thể vượt qua, rồi đứng nhìn Assad bước qua vạch đỏ, sau đó rón rén thoái lui, hy vọng không có ai để ý — ông đã bỏ chạy. Đó là khi sự lãnh đạo của Mỹ, đã bị Bush phá hỏng nặng nề, thực sự chấm dứt – chết. Những hỗn loạn tiếp theo là minh chứng cho sự thất bại kết hợp của hai vị tổng thống kế tiếp. Các thỏa thuận hạt nhân Iran, trung tâm của chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ thứ hai của Obama, bây giờ trông giống như lấy một ngón tay giữ đê.
Hơn nữa, Obama đã làm Tổng tống trong giai đoạn mà tầng lớp lao động Mỹ bị tha hóa sâu sắc đến nỗi những người theo công đoàn suốt đời và đảng viên đảng Dân chủ ở vành đai Rỉ đã nằm nhà, không đi bỏ phiếu, hôm 8 tháng 11, trao nền dân chủ lớn nhất thế giới – và quyền lãnh đạo toàn cầu – cho một tỷ phú độc tài, nhẹ dạ, không thể đoán trước, và chưa bao giờ được thử thách.
© DCVOnline

---------

0 comments:

Powered By Blogger