Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Vào mùa Đông năm nay, chế độ chuyên chính cộng sản Hà Nội bị bất ngờ rơi vào tình huống mất kiểm soát trước tin sẽ có đổi tiền. Đích danh người cầm đầu chính phủ bác bỏ điều ông gọi là“tin đồn bịa đặt”. Và ra lệnh công an điều tra. Nhưng chính ông Phúc cũng thừa nhận tin bịa đăt lại có sức làm “ảnh hưởng môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô nước ta”[1]. Dân chúng xôn xao đổ đi mua vàng và Mỹ Kim, làm cho thị trường tài chính biến động, tiền tệ đột ngột mất giá. Nhu yếu phẩm và xăng dầu tăng giá vào thời điểm Tết nguyên đán cận kề. Giới chuyên gia tài chính nhìn từ bên ngoài thì thấy “khả năng ứng phó của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) Việt Nam có vấn đề”. Còn NHNN và chuyên gia tài chánh vội đưa ra lời kêu gọi dân chúng nên “bình tĩnh”. Vì nền tài chánh Việt Nam “chưa đến nỗi”lâm vào tình cảnh phải đổi tiền lúc này.
Bất chấp lời kêu gọi “bình tĩnh” và bác bỏ việc “đổi tiền” ít nhất 6 lần của giới thẩm quyền, dân chúng tiếp tục đổ xô đi mua Mỹ Kim, vàng làm cho thị trường xáo trộn; đồng bạc Việt Nam mất giá, thị trường tài chánh, tiền tệ giao động mạnh trước Lễ Giáng Sinh.
Vật giá leo thang, kể cả xăng dầu cũng tăng gần 919 đồng mỗi lít, trong lúc giá xăng thế giới giảm! [2] Năm ngoái, 2015 Việt Nam tiêu thụ 19.477.500.000 lít xăng. Tính từ đầu năm đến nay, giá xăng đã tăng 12 lần với tổng cộng hơn 6.000 đồng/lít, 9 lần giảm với tổng cộng gần 5.000 đồng/lít và 2 lần giữ nguyên giá. Trước khi xăng tăng giá, người tiêu thụ phải chịu khoảng 8.800 đồng thuế và phí. Vậy 19.477.500.000 lít * 8.800$ = 171.402 tỷ đồng tương đượng 7,5 tỷ Mỹ Kim. Nay đảng CS cho tăng giá sẽ thu về một số tiền rất lớn.
Chuyên gia độc lập và các bà nội trợ ước tính mức mất giá của đồng Việt Nam có thể lên đến 30% nội trong năm 2016.
Vào dịp thị trường biến động, một Mỹ Kim có lúc đã lên đến 23.350$ [3]. Năm 1990, mỗi Mỹ Kim có tỷ giá 6.482$80 [4]. So với 26 năm trước, tiền đồng Việt Nam đã mất giá gần 360%.
Hôm 14 tháng 12, Cục Dự Trữ Liên Ban Hoa Kỳ (Federal Reserve System = Fed) tăng lãi xuất cơ bản thêm 0,25%, tức 0,75%. Fed dự báo sẽ có 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2017 sắp tới, mỗi lần tăng 0,25%. Đến năm 2018 lãi suất liên bang sẽ ở mức 2,125%.
Ngay sau khi FED tăng lãi suất, NHNN cho tăng thêm 11$ trên mỗi Mỹ Kim, nhưng thị trường chợ đen đã tăng thêm gấp 7 lần. Các chuyên gia ước tính, tiền đồng Việt Nam có thể mất giá thêm từ 2% đến 3%, tức là vào khoảng 23.500 đến 24.000 đồng cho một Mỹ Kim.
Cùng dịp này, ông Nguyễn xuân Phúc, nhân danh Thủ Tướng Việt Cộng có cuộc điện đàm chúc mừng Tổng Thống đắc cử Hoa Kỳ, tỷ phú Donald Trump. Hai bên thảo luận về những biện pháp để thúc đẩy mối quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, tin tức nói những đề nghị về trao đổi thương mại từ phía ông Trump đi ngược với lợi ích của cộng sản Hà Nội. (BBC)
Tổng Thống đắc cử ông Donald Trump, còn chờ nhậm chức, đã gọi TPP là “thảm họa tiềm tàng cho nước Mỹ”, và lên tiếng đòi “xóa bỏ” Hiệp Định này, dù đã được chính phủ Obama thương thảo và ký kết với 11 nước khác nhằm hỗ trợ cho chiến lược chuyển trục của Hoa Kỳ sang khu vực Thái Bình Dương. Hà Nội từng đặt hy vọng rất lớn vào Hiệp định TPP để vực dậy nền kinh tế. Nay thì gió đã đổi chiều!
Trong 9 tháng qua, nhà cầm quyền Hà Nội đã tung ra 250 ngàn tỷ để mua vào 11 tỷ Mỹ Kim, nói là để “nâng mức an toàn dự trữ ngoại tệ lên 40 tỷ Mỹ Kim” [5]. Động thái này đưa đến tình trạng Mỹ Kim khan hiếm, còn các ngân hàng thương mại (NHTM) lại quá dư tiền đồng; đến nỗi các NHTM đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu. Hậu quả là khối NHTM mau đi vào khủng hoảng, không thể cứu chữa.
Năm 2016, cộng sản Hà Nội hy vọng nhận được 12 tỷ Mỹ Kim từ mọi nơi ngoài Việt Nam gởi về, thường được gọi là kiều hối, nhưng thực tế chỉ có 9 tỷ thôi.
Khi Mỹ Kim thiếu hụt, thì giá phải leo thang, NHNN là công cụ của chế độ chính trị độc tôn, phải chờ lệnh bộ chính trị, không thể tự mình áp dụng biện pháp “điều tiết tỷ giá” vào lúc thị trường biến động, chỉ dám đưa ra những tuyên bố suông. Các sự kiện này càng làm cho dân chúng tin rằng quỹ ngoại hối của NHNN đang thực sự thiếu minh bạch. Và đây là “nguồn sống” cho tin đổi tiền tiếp tục loan truyền mạnh mẽ.
Rất có thể, đảng CSVN muốn cứu thị trường bất động sản do nhóm đảng viên cao cấp “có phần” từ Bắc chí Nam vẫn tồn kho vài ba chục ngàn căn hộ cùng đất nền bao la, nên Hà Nội tung tiền đồng ra mua Mỹ Kim, tạo tình trạng khan hiếm Mỹ Kim, dư tiền đồng, khiến cho dân chúng sợ có đổi tiền, gom tiền đồng dồn vào mua địa ốc, như đang thấy hiện tượng xôn xao “ôm đất thì đất còn, chứ giữ tiền thì có thể mất, nếu có đổi tiền”.
Qua 3 lần đổi tiền ở Việt Nam từ sau 1975, lần nào chế độ cũng công khai lừa dân chúng: ban tối, các đài phát thanh còn quả quyết “không có đổi tiền”. Nhưng đến quá nửa khuya, lệnh giới nghiêm toàn quốc được áp dụng đồng thời với việc đổi tiền, vào các lần: ngày 20 tháng 9 năm 1975; ngày 03 tháng 05 năm 1978 và ngày 14 tháng 09 năm 1985. Cả ba lần đổi tiền, là ba lần chế độ “nặn cạn hầu bao” của từng người dân.
Ở Việt Nam, tuy chế độ không công bố chính thức đặt giá trị đồng tiền của mình với Mỹ-Kim [6], như là chính sách “ngoại tệ bản vị”. Nhưng trên thương trường, cũng như tâm lý rất phổ biến đã thành nếp sống, đồng Mỹ Kim là khí cụ vạn năng trong sinh hoạt kinh tế; có thể tiêu dùng nhiều nơi trên thế giới, giá trị như vàng, để dành không lo mất giá, nên dân chúng muốn giữ vàng hoặc Mỹ Kim. Nhiều năm qua, giá Mỹ Kim tăng cao hơn lãi xuất tiết kiệm gởi trong ngân hàng thương mại ít nhất 2%.
Có nhiều khuynh hướng khác nhau trong tin đồn đổi tiền: Chuyên gia tài chánh trong nước, hoạt động độc lập, Tiến sỹ Nguyễn trí Hiếu cho rằng, “mọi người nên bình tĩnh trước tin đồn vì hiện tại không thấy có căn cứ hoặc dấu hiệu nào khiến chính phủ Việt Nam phải tính đến việc đổi tiền”. Tuy vậy, ông cũng nhấn mạnh: “Việt Nam đang chịu áp lực từ bên ngoài và bên trong về tỷ giá”. Muốn giảm thiểu những tin đồn liên quan đến chính sách tiền tệ, ông Hiếu cho rằng, “NHNN cần cung cấp thông tin chính thức về vốn tự có của những ngân hàng bị mua với giá zero đồng, cũng như tìm cách giải quyết dứt điểm vấn đề nợ xấu, sở hữu chéo, đầu tư chéo của các ngân hàng.”
Chuyên gia tài chính Nguyễn Văn Phú, từ Đại học Strasbourg, Pháp nói với BBC: “Tin đồn đổi tiền sẽ có tác động tiêu cực lên kinh tế Việt Nam, gây thiệt hại cho cả doanh nghiệp lẫn chế độ. Trước mắt là sẽ gây khó khăn cho việc điều tiết chính sách tiền tệ của NHNN. Tuy nhiên việc để biến động tỷ giá giữa tiền đồng và Mỹ Kim như hiện nay cho thấy khả năng ứng phó của NHNN là có vấn đề.”
Cho đến lúc kết thúc bài này (Dec 15), công an Hà Nội đã loan báo bắt được hai thanh niên, một ở Lâm Đồng, một ở Đồng Nai, là nghi can tung tin đổi tiền (?). Ngoài ra, dân chúng cũng thấy 9 chiếc xe container vận tải bịt kín xuống hàng tại trụ sở NHNN chi nhánh Sài Gòn. Những người chứng kiến sự việc đều cho là các xe này cung cấp tiền mới cho kế hoạch đổi tiền.
Có thể Hà Nội đã sẵn sàng kế hoạch đổi tiền, chỉ chờ thời cơ thuận tiện là “ra tay” như các lần trước. Nhưng đổi tiền diễn ra vào dịp trước Tết có thể chưa phải lúc, vì lạm phát đang còn dưới 10%. Hơn nữa, cao trào giận dữ trong dân chúng đang lên rất nhanh. Hậu họa Formosa vẫn còn nguyên. Nạn nhân Formosa còn đang biểu tình khắp nơi đòi đền bù công bằng, và buộc Formosa phải rời khỏi Việt Nam.
Chuẩn bị cho một chiến dịch đàn áp nạn nhân Formosa, Hà Nội đã đưa sư đoàn 324, đơn vị từng có thành tích đàn áp giáo dân, mở cuộc tập trận bắn đạn thật, với chiến thuật “vượt sông” [7] có phi pháo yểm trợ; với kịch bản đánh vào khu vực thành phố Vinh, nơi có Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh, ở Xã Đoài (?), để sẵn sàng lập lại lịch sử đàn áp đẫm máu như biến cố Quỳnh Lưu khởi nghĩa 60 năm trước (1956).
Lần này, cũng đường xưa xóm cũ, nhưng người đã mới, lại thêm cách mạng tin học rất tân tiến hỗ trợ. Bên kia, cũng đơn vị từng nhuốm máu đồng bào với kỹ thuật tác chiến mới, nhân lực mới ra lò. Hai bên đang gờm nhau. Năm xưa kẻ tàn ngược thành công bằng che đậy, lọc lừa. Nay thời cơ đã khác: kỹ thuật tin học sẽ lột trần tính tàn ác của chế độ. Cho nên, kẻ có súng chưa chắc đã ăn người tay không như năm cũ!
Nếu đảng CSVN toan tính, thì dân chúng cũng chẳng ngồi yên. Mùa Tết năm nay, mới chỉ một đòn tin đồn “đổi tiền”, cả chế độ đã phải chịu đựng những ngày vật vã để níu kéo cơ chế gian manh, tàn ngược từng ngày trong cảnh tiết trời đột ngột đổi thay khó đoán. Biểu tượng của đất, trời cũng là phản ảnh lòng người Dân Việt, mà đai diện là các nhóm rải rác khắp nước, mang trong tim ước vọng đòi lại quyền sống cho toàn dân, họ luôn có sáng kiến đấu tranh mới; đẩy chế độ cộng sản Hà Nội vào những tình huống bất ngờ.
27.12.2016
____________________________________
0 comments:
Post a Comment