CTV Danlambao - Sau "sự cố" - theo kiểu nói của đảng chứ không phải thảm họa môi trường - các quan chức, đứng đầu là Nguyễn Xuân Phúc đã ra rả chuyện bảo vệ môi trường. Nhưng những gì đã và đang xảy ra cho thấy chính cái mồm của ông thủ tướng lại là nơi phát sinh ô nhiễm.
Vào cuối tháng 8, Nguyễn Xuân Phúc mở chiến dịch mị dân bằng cách diễn tuồng "triệu tập Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ môi trường" và khẳng định "tinh thần chỉ đạo trong bảo vệ môi trường là huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; tập trung xử lý các khó khăn, yếu kém, thực hiện nghiêm túc đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biến căn bản trong ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi ô nhiễm môi trường." (1)
Sau đó là những loại tuyên bố giật gân nhưng rất ô nhiễm như: “phải làm sao để cá có thể bơi được trong nước thải”; “Kiên quyết không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của người dân.”...
Đặc biệt là trong những tháng vừa qua, Nguyễn Xuân Phúc đã đứng đằng sau Lưu Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần tập đoàn Hoa Sen để tìm cách tiến hành dự án khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận. Sau đó báo chí đã bị ra lệnh câm mồm vì những bất cập của dự án cũng như những phát biểu ô nhiễm của các quan chức bị truyền thông mạng vạch trần (2).
Vào ngày 12/12/2016, một lần nữa dự án thép Cà Ná lại được các quan chức tìm cách đưa vào quy hoạch. Lần này Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng Trương Thanh Hoài được đưa ra để rao hàng và thông báo tập đoàn Hoa Sen đã có báo cáo tiền khả thi gửi Bộ Công Thương. Hiện dự án đang ở giai đoạn bổ sung vào quy hoạch, đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để xin chấp thuận chủ trương đầu tư của Nguyễn Xuân Phúc (3).
Rõ ràng phải có thép mới có tiền bỏ túi là "quyết tâm chính trị" của Nguyễn Xuân Phúc.
Trở lại với "tinh thần chỉ đạo trong bảo vệ môi trường là huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và người dân; tập trung xử lý các khó khăn, yếu kém, thực hiện nghiêm túc đồng bộ các giải pháp, tạo chuyển biến căn bản trong ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi ô nhiễm môi trường."
Trong khi Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố cho sướng mồm thì ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục xảy ra và phải chờ cho người dân lên tiếng, xuống đường phản đối thì sự việc mới được lộ hàng.
Điển hình là mới đây nhất tại Đà Nẵng, vào ngày 14/12/2016, hàng trăm người dân đã bao vây trước cổng Công ty Cổ phần Thép Dana Ý và Cty CP Thép Dana Úc vì 2 công ty này gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân. (4)
Theo người dân địa phương tại thôn Vân Dương 2 thì hai công ty này đã thải ra khói bụi, khí độc hại suốt nhiều năm nay và không một quan chức nào quan tâm, xử lý.
Điều đó có nghĩa là Nguyễn Xuân Phúc chỉ bảo vệ môi trường bằng mồm và hoàn toàn không có một biện pháp theo dõi, quản lý, khắc phục, nghiêm trị nào đối với những hoạt động ô nhiễm môi trường xảy ra một cách lộ liễu trong nhiều năm.
Tệ hại hơn nữa là khi người dân phản đối, động thái đầu tiên mà các quan chức địa phương thực hiện là cử người đến để bảo đảm an ninh trật tự và yêu cầu người dân chấp hành theo các quy định của pháp luật.
Trong khi đó thì hệ luỵ Formosa vẫn còn đó. Cá vẫn còn trôi giạt vào bờ và đến tuần qua các quan chức vẫn còn phải tiêu hủy hàng trăm tấn hải sản bị nhiễm độc phenol và cadimi (5) Tại Quảng Bình vào ngày 10/12 cũng đã tiêu hủy hơn 600 tấn hải sản bị nhiễm độc vì chất thải từ Formosa. (6)
Tất cả những gì đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra cho thấy cái gọi là "huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị" của Nguyễn Xuân Phúc trong mục tiêu khắc phục, ngăn chận những thảm họa môi trường. Cái duy nhất mà Nguyễn Xuân Phúc huy động là cái mồm của ông ta.
Một cái mồm ô nhiễm rêu rao giải trừ ô nhiễm.
17.12.2106
__________________________________
Chú thích:
(3) http://vneconomy.vn/thoi-su/vi-sao-dua-sieu-du-an-thep-ca-na-vao-quy-hoach-20161213074512357.htm
0 comments:
Post a Comment