Sunday, December 18, 2016

Ông Trump ‘không muốn lấy lại tàu lặn từ Trung Quốc’


SourceVOAPosted on: 2016-12-18


Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố "không muốn lấy lại tàu lặn không người lái từ Trung Quốc", sau khi Bắc Kinh tuyên bố trả lại thiết bị này.
Trong một đoạn tweet ngắn trên Twitter hôm 17/12, ông Trump viết: “Chúng ta cần phải nói với phía Trung Quốc rằng chúng ta không muốn lấy lại chiếc tàu lặn mà họ đánh cắp. Hãy để họ giữ nó”.
Sau khi thiết bị này bị giữ hôm 15/12, người sẽ lên thay thế đương kim Tổng thống Obama cũng lên Twitter, cáo buộc Trung Quốc “ăn cắp” tàu lặn.
Ông Trump viết: “Trung Quốc đã ăn cắp thiết bị lặn nghiên cứu của Hải quân Mỹ ở vùng lãnh hải quốc tế, lấy nó mang về Trung Quốc trong một hành động chưa từng có”.
Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng tàu lặn bị lấy đi khi đang thu thập dữ liệu về độ mặn, độ trong và nhiệt độ của nước một cách hợp pháp ở khu vực biển Đông, cách Vịnh Subic của Philippines khoảng 50 hải lý về phía tây bắc.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau đó cho biết đã phát hiện “thiết bị không rõ nguồn gốc” và đã lấy lên để kiểm tra để ngăn ngừa các vấn đề liên quan tới an toàn hàng hải.
Sau đó, họ mới biết tàu lặn là của Mỹ. Bộ này cũng cho biết sẽ trả lại, đồng thời “lấy làm tiếc là phía Mỹ đã đơn phương và công khai làm rùm beng” vụ việc.
Sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả lại tàu lặn, trên Twitter, Jason Miller, phát ngôn viên của ông Trump trích đường dẫn tới một bài báo về việc đó, nói rằng ông Trump đã “giải quyết xong” vụ việc.
Trong chiến dịch vận động tranh cử làm tổng thống Mỹ, ông Trump từng nhiều lần tuyên bố sẽ theo đuổi cách tiếp cận cứng rắn để đối phó với các chính sách kinh tế và quân sự của Trung Quốc.
Vụ tàu lặn gây thêm quan ngại về sự hiện diện quân sự cũng như các hành động khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 15/12 tuyên bố rằng việc Bắc Kinh triển khai các thiết bị quân sự phòng thủ cần thiết tới quần đảo Trường Sa là điều “hợp pháp và chính đáng”, theo Reuters. 'Đổ dầu vào lửa'?
Bình luận của Bộ này được đưa ra một ngày sau khi một tổ chức nghiên cứu về an ninh của Mỹ cho biết rằng Bắc Kinh dường như đã lắp đặt vũ khí gồm các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không trên toàn bộ bảy đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây dựng ở biển Đông.
Mới đây, máy bay ném bom có khả năng hạt nhân H-6 của Trung Quốc bay dọc đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò ở biển Đông hôm 8/12, ít ngày sau khi ông Trump chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa vùng biển tranh chấp này, cũng như điện đàm với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn.
Khi được hỏi liệu các tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Bắc Kinh thời gian qua có thể “đổ thêm dầu vào chảo lửa biển Đông”, hay “thổi bùng căng thẳng” ở vùng biển tranh chấp này như một số nhận định trên mạng xã hội, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á đặt tại Singapore, nói:
“Tôi nghĩ rằng cũng có thể những hành động mạnh mẽ của ông Donald Trump, nếu mà xảy ra, có thể sẽ kích động Trung Quốc hơn, và như vậy dẫn tới căng thẳng gia tăng hơn. Tuy nhiên, cũng phải xét tới khía cạnh còn lại, đó là sự cứng rắn của ông Donald Trump có thể làm Trung Quốc cảm giác bị kiềm chế và họ sẽ phải cân nhắc hơn trong hành động của mình, đặc biệt là những hành động mang tính chất khiêu khích và mang tính chất phiêu lưu. Họ có thể sẽ phải cân nhắc hơn về phản ứng của ông Donald Trump cũng như chính quyền Hoa Kỳ".
Nhà nghiên cứu này nói thêm: "Những phản ứng cứng rắn có thể sẽ có lợi hơn cho tình hình khu vực vì các nước cứ tiếp tục nhún nhường, Trung Quốc sẽ càng lấn tới, và họ lấn tới đâu thì càng khó có thể đảo ngược được tình thế tới đó. Chính vì vậy, tốt hơn là phải có sự răn đe, ngăn chặn ngay từ đầu để mà tình hình không đi tới mức không thể khắc phục, không thể đảo ngược”.
Người Việt thời gian qua từng bày tỏ hy vọng rằng những tuyên bố mạnh mẽ của ông Trump đối với Trung Quốc sẽ giúp giảm bớt áp lực của quốc gia đông dân nhất thế giới đối với các nước cũng tuyên bố chủ quyền ở biển Đông như Việt Nam, nhất là sau khi ông gián tiếp chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông hôm 4/12.

---------
Ý kiến độc giả:

Nếu quả thật ông Trump không thèm nhận lại chiếc drone dò đáy biển của mình đã bị Tàu ăn cắp thì ông nên lợi dụng chuyện này để nói cho toàn thế giới về cái bản chất ăn cắp, móc túi của nước Tàu. Đồ vật người ta đánh mất không tìm được mà mình đi lượm lại thì cũng còn có lý, đằng này ăn cắp trước mặt người ta rồi phóng chạy thì đó là cướp cạn, Một dân tộc, một chính quyền Tàu ăn cướp từ trong huyết thống thì phải chăng nên được quốc tế biết đến để ghê tởm và tẩy chay ?
Thế giới bây giờ khá hèn, chỉ vì cái bao tử mà đi nịnh hót lòn cúi thằng ăn cướp, thằng mất dậy để có ăn thì không còn thể thống của người lương thiện nữa. Đó là thế giới ma-cô, bám theo mấy con đĩ bán trôn nuôi miệng để trục lợi làm giàu.
Chính sách của ông Trump muốn kéo các công ty Mỹ ra khỏi nước Tàu là muốn đem tinh thần chính nhân quân tử ra th thách . Quân tử mà chui vào quần con đĩ để làm ăn thì không còn là quân tử nữa. Cũng thế, người Việt hải ngoại "chống Cọng" mà về VN chui vào quần mấy thằng mấy con VC để kiếm ăn tìm bả vinh hoa thì đó là "chổng" cọng và miệng thối rình.
Kim Hoa Bà Bà

0 comments:

Powered By Blogger