Thái độ bất động, lời tuyên bố không đứng bên nào, cái kiểu ngoại
giao nước đôi của chánh quyền TT Obama từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai
làm các nước Á châu Thái Bình Dương nghi ngờ Mỹ và Mỹ mất niềm tin và uy
tín trước hành động giương oai diệu võ gây hấn, chiếm đảo, lấn biển một
cách liên tục và có hệ thống của TC. Làm cho các nước Á châu hụt hẫng
rơi vào tâm trạng của thời Mỹ bắt tay được với Trung Cộng, phản bội, bỏ
rơi đồng minh Việt Nam Cộng Hoà trong Chiến Tranh VN. Hầu như ngày nào
cũng có tin tức, hình ảnh, tuyên bố, tàu bè bán quân sự và quân sự trá
hình của TC quậy đục nước, xâm chiếm đảo trong vùng Biển Đông. Và cả thế
giới đều ngạc nhiên Hoa kỳ bất động một cách kỳ lạ và những lời tuyên
bố nước đôi yếu xìu không đứng bên nào trong các cuộc tranh chấp ở Biển
Đông.
Trong khi đó hai nước bị TC liên tục lấn chiếm biển đảo là Nhựt bổn là
đồng minh, là quốc gia Mỹ có hiệp ước phải bảo vệ và Phi Luật Tân cũng
là đồng minh và quốc gia có hiệp ước phòng thủ chung ký với Mỹ.
Mỹ cứ bất động cả mấy năm trời, bất động trước mọi xâm lấn của TC,
hỏi làm sao TC không thừa thắng xông lên. Mới đây tiến tuốt xuống phía
Nam, xâm phạm cả vùng biển của Nam Dương và Mã Lai để thăm dò thái dộ và
hành động của Mỹ đề thừa thắng xông tới luôn.
Thái độ bất động của Mỹ trước hành động gây hấn, chiếm cứ của TC, lời tuyên bố Mỹ nước đôi không đứng về phía bên nào trong tranh chấp biển đảo làm cho các quốc gia Á châu Thái Bình Dương muốn tin Mỹ, tin sự hiện diện của Mỹ là điều kiện ổn định trong vùng, bảo đảm tự do hàng hải quốc tế – cũng không dám tin.
Lời tuyên bố chuyển trục quân sự và 60% của Mỹ sang Á châu Thái Bình Dương, do chính TT Obama và các bộ trưởng hàng đầu có liên quan Ngoại Giao, Quốc Phòng và Tư Lịnh Thái Bình Dương của Mỹ trong nhiệm ký thứ nhứt của TT Obama từng tạo niềm tin cho các nước Á châu Thái Bình Dương bị TC lấn chiếm, trở thành nỗi mừng hụt đối với Á châu và lời hứa lèo của Mỹ trong nhiệm kỳ hai của TT Obama.
Thái độ bất động của Mỹ làm cho các nước Á châu bị TC xâm hại nghĩ rằng Mỹ lợi dụng cơ hội này để trở lại Á châu hầu chia chát quyền lợi với TC trên sự thiệt hại, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi nhục da vàng của các nước nhược tiểu.
Các nước Á châu Thái Bình Dương nhỏ yếu rơi vào tình trạng hụt hẫng như thời sau năm 1973 Mỹ rút ra khỏi VN, bỏ đồng minh VNCH thân cô, thế cô và sau cùng cúp viện trợ, bức tử đồng minh VNCH.
Một cuộc phản bội không những đối với đồng minh mà phản bội ngay cả quân lực Hoa kỳ vì tính “cực kỳ” thực dụng, thực dụng trần truồng của các chánh trị gia thiên tả của Mỹ. VNCS là nơi chánh quyền Mỹ có lúc đổ nửa triệu quân, và 58,000 người con yêu của Tố Quốc Mỹ đã anh dũng hy sinh, 300,000 người khác bị thương tật, để một phần thân thể ở VN.
Hụt hẫng đến đỗi Phi Luật Tân phải đuổi Mỹ ra khỏi hai căn cứ chiến lược, lâu đời – không quân Clarkfield và hải quân Vịnh Subic.
Tâm lý chánh trị thực dụng, thiên tả bất nhẫn, bất nhân đó có thể là động lực làm cho Mỹ bất động trước những gây hấn của TC ở Á châu Thái Bình Dương.
Trong khi Mỹ bất động như vậy, thỉ TC dùng chiến thuật gậm nhấm như tầm ăn lên, theo đúng xu hướng ngàn đời của Thiên Triều Đại Hán. Nội cái tên Trung Hoa cũng cho thấy đầu óc bá quyền nước lớn của dân tộc Đại Hán coi các nước nhỏ là chư hầu, coi sự bành trướng là quốc sách.
Kể cả thời CS cũng theo xu thế hằng cữu đó. Mao Trạch Đông mới lên là lấy nước Cộng Hoà Hồi Giáo Tukestan của người Duy ngô nhĩ, sáp nhập vào Trung Quốc thành tỉnh Tân Cương. Sau đó một chút thì thôn tính Tây Tạng. Chỉ thời Mao thôi, TC đã mở rộng TQ thêm một phần ba lãnh thổ.Qua triều đại CS thứ 5, Tập Cận Bình lên thì tuyên bố biến giấc mơ Trung Hoa thành hiện thực, khai thác tối đa tinh thần quốc gia Đại Hán..
Sự bất động của Mỹ, thời gian có lợi cho TC, nguyên trạng cũng có lợi cho TC trong việc thôn tính biển đảo của các nước Á châu Thái bình Dương
Nghi ngờ, e ngại của các nước Á châu Thái Bình Dương đối với Mỹ như trên đã làm Mỹ mất uy tín không những trong vùng Á châu Thái Bình Dương mà trên thế giới nữa. Xin mượn một bài phân tích của chuyên gia Mỹ viết trên USA Today phát hành khắp nước Mỹ, ngày 27/03/2013, được RFI dẫn dụ để minh hoạ. Ô. Michael Auslin, chuyên gia về Đông Á thuộc viện American Enterprise, phân tích. Hải quân TC đã dám kéo xuống vùng cực nam Biển Đông để thị oai chứng tỏ là chính sách gọi là «xoay trục» qua châu Á của chính quyền Obama đã không mang lại kết quả nào cho các nước trong vùng. Ông phê phán gay gắt thái độ thụ động của Hoa Kỳ: «Chúng ta đang mất uy tín trước các đồng minh và bạn bè bằng thái độ đứng bên ngoài của mình. Trung Quốc đã lý giải thái độ bất động của Mỹ như là một đèn xanh cho phép họ đi tiếp».Theo Ông nếu TT Obama hành động, [dù sơ sơ, nhẹ nhẹ] thôi, thì TC cũng không dám “múa gậy vườn hoang”.
Tin mới đây, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ của nhiệm kỳ hai của TT Obama nhậm chức khá lâu rồi, chỉ tuyên bố đi Á châu, nhưng tới nay vẫn chưa đi. Gặp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đang công du Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel xác định, nước Mỹ nói chung và Bộ Quốc Phòng nói riêng vẫn bảo lưu cam kết tái cân bằng đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thử hỏi các nước ở Á châu Thái Bình Dương bị TC lấn chiếm, gây rối biển đảo, gây áp lực tinh thần và vật chất liên tục liệu có tin lời hứa của các chánh trị gia thực dụng hay không./.
Thái độ bất động của Mỹ trước hành động gây hấn, chiếm cứ của TC, lời tuyên bố Mỹ nước đôi không đứng về phía bên nào trong tranh chấp biển đảo làm cho các quốc gia Á châu Thái Bình Dương muốn tin Mỹ, tin sự hiện diện của Mỹ là điều kiện ổn định trong vùng, bảo đảm tự do hàng hải quốc tế – cũng không dám tin.
Lời tuyên bố chuyển trục quân sự và 60% của Mỹ sang Á châu Thái Bình Dương, do chính TT Obama và các bộ trưởng hàng đầu có liên quan Ngoại Giao, Quốc Phòng và Tư Lịnh Thái Bình Dương của Mỹ trong nhiệm ký thứ nhứt của TT Obama từng tạo niềm tin cho các nước Á châu Thái Bình Dương bị TC lấn chiếm, trở thành nỗi mừng hụt đối với Á châu và lời hứa lèo của Mỹ trong nhiệm kỳ hai của TT Obama.
Thái độ bất động của Mỹ làm cho các nước Á châu bị TC xâm hại nghĩ rằng Mỹ lợi dụng cơ hội này để trở lại Á châu hầu chia chát quyền lợi với TC trên sự thiệt hại, nỗi buồn nhược tiểu, nỗi nhục da vàng của các nước nhược tiểu.
Các nước Á châu Thái Bình Dương nhỏ yếu rơi vào tình trạng hụt hẫng như thời sau năm 1973 Mỹ rút ra khỏi VN, bỏ đồng minh VNCH thân cô, thế cô và sau cùng cúp viện trợ, bức tử đồng minh VNCH.
Một cuộc phản bội không những đối với đồng minh mà phản bội ngay cả quân lực Hoa kỳ vì tính “cực kỳ” thực dụng, thực dụng trần truồng của các chánh trị gia thiên tả của Mỹ. VNCS là nơi chánh quyền Mỹ có lúc đổ nửa triệu quân, và 58,000 người con yêu của Tố Quốc Mỹ đã anh dũng hy sinh, 300,000 người khác bị thương tật, để một phần thân thể ở VN.
Hụt hẫng đến đỗi Phi Luật Tân phải đuổi Mỹ ra khỏi hai căn cứ chiến lược, lâu đời – không quân Clarkfield và hải quân Vịnh Subic.
Tâm lý chánh trị thực dụng, thiên tả bất nhẫn, bất nhân đó có thể là động lực làm cho Mỹ bất động trước những gây hấn của TC ở Á châu Thái Bình Dương.
Trong khi Mỹ bất động như vậy, thỉ TC dùng chiến thuật gậm nhấm như tầm ăn lên, theo đúng xu hướng ngàn đời của Thiên Triều Đại Hán. Nội cái tên Trung Hoa cũng cho thấy đầu óc bá quyền nước lớn của dân tộc Đại Hán coi các nước nhỏ là chư hầu, coi sự bành trướng là quốc sách.
Kể cả thời CS cũng theo xu thế hằng cữu đó. Mao Trạch Đông mới lên là lấy nước Cộng Hoà Hồi Giáo Tukestan của người Duy ngô nhĩ, sáp nhập vào Trung Quốc thành tỉnh Tân Cương. Sau đó một chút thì thôn tính Tây Tạng. Chỉ thời Mao thôi, TC đã mở rộng TQ thêm một phần ba lãnh thổ.Qua triều đại CS thứ 5, Tập Cận Bình lên thì tuyên bố biến giấc mơ Trung Hoa thành hiện thực, khai thác tối đa tinh thần quốc gia Đại Hán..
Sự bất động của Mỹ, thời gian có lợi cho TC, nguyên trạng cũng có lợi cho TC trong việc thôn tính biển đảo của các nước Á châu Thái bình Dương
Nghi ngờ, e ngại của các nước Á châu Thái Bình Dương đối với Mỹ như trên đã làm Mỹ mất uy tín không những trong vùng Á châu Thái Bình Dương mà trên thế giới nữa. Xin mượn một bài phân tích của chuyên gia Mỹ viết trên USA Today phát hành khắp nước Mỹ, ngày 27/03/2013, được RFI dẫn dụ để minh hoạ. Ô. Michael Auslin, chuyên gia về Đông Á thuộc viện American Enterprise, phân tích. Hải quân TC đã dám kéo xuống vùng cực nam Biển Đông để thị oai chứng tỏ là chính sách gọi là «xoay trục» qua châu Á của chính quyền Obama đã không mang lại kết quả nào cho các nước trong vùng. Ông phê phán gay gắt thái độ thụ động của Hoa Kỳ: «Chúng ta đang mất uy tín trước các đồng minh và bạn bè bằng thái độ đứng bên ngoài của mình. Trung Quốc đã lý giải thái độ bất động của Mỹ như là một đèn xanh cho phép họ đi tiếp».Theo Ông nếu TT Obama hành động, [dù sơ sơ, nhẹ nhẹ] thôi, thì TC cũng không dám “múa gậy vườn hoang”.
Tin mới đây, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ của nhiệm kỳ hai của TT Obama nhậm chức khá lâu rồi, chỉ tuyên bố đi Á châu, nhưng tới nay vẫn chưa đi. Gặp Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long đang công du Hoa Kỳ, Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel xác định, nước Mỹ nói chung và Bộ Quốc Phòng nói riêng vẫn bảo lưu cam kết tái cân bằng đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Thử hỏi các nước ở Á châu Thái Bình Dương bị TC lấn chiếm, gây rối biển đảo, gây áp lực tinh thần và vật chất liên tục liệu có tin lời hứa của các chánh trị gia thực dụng hay không./.
Tác giả : Vi Anh
0 comments:
Post a Comment