Cảnh người mua bán báo tại trung tâm thành phố Rangoon (Miến Điện) ngày 03/04/2013.
REUTERS/Damir SagoljTừ nhà báo, công đoàn, đến cựu tù nhân chính trị đều tổng kết khá tích cực về hai năm vừa qua, từ ngày chính quyền quân sự chuyển giao quyền hành, ngày 30/03/2011. Và nếu một số người trong giới gọi là đối trọng với quyền lực, trong một xã hội dân sự đang phát triển mạnh, vẫn chỉ trích những thiếu sót của ‘glasnost’ Miến Điện, và bày tỏ nỗi lo ngại đối với tương lai, nhưng trước mắt bài báo ghi nhận thái độ lạc quan. Vì lần đầu tiên từ cuộc đảo chanh của Ne Win, năm 1962, người dân Miến Điện có thể bày tỏ công khai nỗi bất bình của họ.
Một nhà báo, Myo Thanh, cho là ông không hề nghĩ là có một ngày sẽ
được tự do như thế, ông cứ nghĩ là sẽ phải sống lưu vong suốt đời.
Theo bài báo người Miến Điện công nhận còn nhiều thiếu sót, nhưng ít ra họ được tự do đến 80%. Thiếu sót, ví dụ như trên nguyên tắc, họ được quyền biểu tình, nhưng giấy cho phép tổ chức biểu tình thì lại không được cấp. Hoặc còn những vấn đề cấm kỵ như vấn đề dân tộc thiểu số hay vai trò của quân đội.
Le Monde cũng nhắc lại rằng đối với giới quan sát, khi ông Thein Sein lên cầm quyền, hiếm người có thể tưởng tượng Miến Điện sẽ chuyển biến như hiện nay. Họ rất hoài nghi về việc thực hiện cải tổ, những người bi quan nhất e ngại đây chỉ là tô vẽ lại hình ảnh cho chế độ cũ, tô một lớp sơn bóng dân chủ cho chế độ quân sự.
Nhưng thực tế đã khác hẳn cho dù các bộ trưởng vẫn là cựu quân nhân, quân đội vẫn chiếm 25% ghế ở Quốc hội, và việc áp dụng cải cách ở hiện trường không được tốt.
Tuy nhiên bài báo cũng nêu bật mặt trái và nghịch lý của việc tự do mở rộng ở Miến Điện : nó cho phép thể hiện những mối hiềm khích sâu xa trong xã hội Miến Điện như mối hiềm khích giữa cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo vừa qua. Đây là cánh cửa hé mở cho thái độ dân tộc chủ nghiã cực đoan Miến Điện rất đáng ngại cho tương lai.
Trước sự tự do mới mẻ này, Bruno Philip trích lời một nhà báo, cựu tù nhân chính trị, cho biết là ông rất ngạc nhiên trước sự thèm khát thông tin nơi giơí thanh niên, rất quan tâm đến việc phổ biến thông tin, nhưng ông cảnh báo là dân chủ có những quy tắc và không cho phép muốn nói gì thì nói.
Trung Quốc đưa tàu đến hoạt động ở Địa Trung Hải
Le Monde hôm nay còn lưu ý đến một sự kiện được các nhà quan sát theo dõi : đó là Trung Quốc đã đưa một đội tàu đến hoạt động ở Điạ Trung Hải.
Đây là sự kiện chưa từng thấy : Lần đầu tiên Trung Quốc đưa một đoàn tàu đến hoạt động một thángở Điạ Trung Hải. Đội tàu gồm hai tàu hộ tống và một tàu tiếp liệu – thuộc Hạm đội Nam hải, đóng trú ở Trạm Giang.
Theo giới chuyên gia, Trung Quốc muốn gởi một thông điệp : Họ hoàn toàn có khả năng gởi tàu chiến đi xa và trong thời gian dài. Hiện nay theo le Monde, chỉ có một số ít cường quốc là có thể sở hữu một lực lượng hải quân có khả năng đi xa và đi lâu.
Hải quân Trung Quốc đã xuất lần đầu tiên ở Điạ Trung Hải vào năm 2007, nhưng chỉ có hai tàu, gởi cả một đội hoàn chỉnh nhu lần này là một bước tiến đáng kể.
Theo Le Monde, trong một tháng hiện diện trong vùng, đội tàu Trung Quốc sẽ ghé cảng Algerie, Maroc, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Le Monde nhìn thấy nhân dịp này, Trung Quốc lại khai triển một chính sách ngoại giao mới : ngoại giao ‘hải quân’ : Công chúng có thể lên viếng tàu.
Le Monde cũng nhắc lại : Tính đến năm 2010, hải quân Trung Quốc bao gồm 225.000 quân, 48 tàu ngầm (6 nguyên tử), 50 tàu hộ tống, 27 tàu khu trục.
Hàn Quốc : Ngán ngẩm trước những lời đe dọa chiến tranh của Bắc Triều Tiên
Libération hôm nay nhìn về Châu Á, chú ý đến bán đảo Triều Tiên với hàng tựa : « Ở Hàn Quốc, những lời đe dọa chiến tranh gây mệt mỏi ».
Tác giả mở đầu bài viết với giọng hớm hỉnh : những lời đe dọa chiến tranh của Bình Nhưỡng đã không làm cho thanh niên Hàn Quốc quên đi chút nào mùa Xuân. Trên đảo Nami, gần vùng phi quân sự. Miran, phụ nữ 31 tuổi giải thích một cách đơn giản : Lúc nào cũng chỉ một luận điệu. Tại sao lại phải quan tâm lần này ?
Theo bài báo dân chúng ở Seoul không mảy may lo sợ. Tuy nhiên một phụ nữ trẻ cũng thú nhận : cô rất dè chừng Kim Jong Un, một nhân vật trẻ không kinh nghiệm, do đó có thể làm những điều liều lĩnh.
Nhưng cảm nhận chung là một sự mệt mỏi, nhàm chán. Người dân Hàn Quốc quan tâm đến tình hinh kinh tế hơn là cuộc khẩu chiến với người láng giềng phía Bắc.
Tờ Les Echos có vẻ cảnh giác hơn trước các hành động gần đây nhất của Bắc Triều Tiên như việc không cho xe và nhân viên Hàn Quốc đến làm việc ở khu công nghiệp Kaesong.
Trong bài báo tựa đề ‘Bây giờ Bắc Triều Tiên lại đe doạ khu công nghiệp Kaesong. Les Echos nhìn thấy quyết định của Bình Nhưõng liều lĩnh rất bất lợi cho chính Bắc Triều Tiên.
Trước tiên, lương công nhân viên Bắc Triều Tiên làm việc tại đây – được trả bằng đô la, rót thằng cho chính quyền Bình Nhưỡng – là một nguồn ngoại tệ đáng kể. Kế nữa Kaesong giúp nuôi sống 200.000 dân cư thành phố bên cạnh . Trong lúc kinh tế Bắc Triều Tiên không mấy sáng sủa, không muốn nói là kiệt quệ, phá Kaesong là tự hại mình.
Trong bài tựa đề « Các mục tiêu của Kim Jong Un », Les Echos nhắc lại là không ngày nào mà Bắc Triều Tiên không có hành động khiêu khích mới. Nhưng điều đó không mấy gây lo ngại khi mà Hoa Kỳ không phát hiện những vụ chuyển quân. Kim Jong Un như vậy vẫn ở trong luận điệu truyền thống, và việc nhẩy từ đe doạ quân sự đến đe dọa Kaesong càng làm thông điệp của ông rối rắm hơn.
Tờ báo nhận thấy là sau khi đe doạ tấn công Hoa Kỳ và sau đó đánh vào Hàn Quốc qua Kaesong, hành động Kim Jong Un có phần lô gíc của nó, nhưng Les Echos vẫn thấy là Kim Jong Un tự làm hao hụt nguồn tài chính.
Dĩ nhiên ông ta có nhiều nguồn ngoại tệ khác : bán vũ khí, du lịch, nhưng nguồn đều đặn như Kaesong không nên lãng phí chút nào. Đánh vào túi tiền của chính mình trong ‘thời kỳ chiến tranh’ hoàn toàn không phải là thượng sách.
Pháp : Vụ Cahuzac tác hại đến đời sống chính trị
Sự kiện ‘thống trị’ trên báo chí Pháp hôm nay 04/04/2013 không ngoài vụ tai tiếng trương mục ở nước ngoài của cựu bộ trưởng Ngân sách Jérôme Cahuzac, đang gây chấn động trên chính trường nước Pháp. Nhận định chung hôm nay là tổng thống Pháp sẽ bị tác động không ít như tựa của Les Echos, đã nêu bật : « Điện Elysée bị cuốn vào cơn bão táp Cahuzac ».
Thắc mắc hiện nay là ông Hollande biết những gì về sự vụ, như Libération nêu lên ở trang nhất. Tờ báo tự hỏi là từ ngày 04/12, ông Hollande có trong tay những yếu tố nào khác hơn là những gì Mediapart tiết lộ ? Phải chăng ông nên xử lý vụ việc sớm hơn ? Le Monde nói đến « Quả bom Cahuzac làm lung lay nhiệm kỳ tổng thống của ông Hollande », trong lúc Le Figaro nhìn thấy : « Vụ Cahuzac đang chuyển thành khủng hoảng chính trị », với cánh tả cũng như cánh hữu đều đòi cải tổ nội các.
Các bài xã luận hôm nay đều lấy làm tiếc về tác hại to lớn của vụ việc, làm mất lòng tin của người dân Pháp đối với chính giới. Le Monde nhìn thấy tác hại vô cùng lớn lao của việc ông Cahuzac khăng khăng phủ nhận trong 4 tháng qua để rồi công nhận có tài khoản ở ngoại quốc.
Hậu quả trước tiên đối với cựu bộ trưởng là cú sét đánh do lỗi lầm và lời nói dối của mình. Hậu quả đối với Tổng thống và Thủ tướng Pháp : Uy tín bị bêu riếu, còn đối với Quốc Hội là sự tin tưởng đã bị phản bội. Người Pháp giờ đây sẽ bỏ tất các lãnh đạo chính trị vào chung một rọ.
Le Monde còn nêu câu hỏi mà mọi người đang thắc mắc : làm sao ông Cahuzac có thể khăng khăng khẳng định ông vô tội trong lúc ông biết minh đã phạm lỗi. Làm sao ông đã có thể nhận những nhiệm vụ đòi hỏi một sự liêm chính không ai có thể nghi ngờ ? Phải chăng ông nghĩ là mình không thể bị trừng phạt ? Tinh thần vô trách nhiệm khiến ông mù quáng ? Chỉ có ông mới biết mà thôi.
Tờ báo nhắc lại đánh giá của ông Hollande trước vụ việc : « Đây là lỗi về đạo đức không thể tha thứ ».
Tờ Libération trong bài xã luận ghi nhận việc nói dối ở cấp trách nhiệm cao như thế quả là một vấn đề quốc gia đại sự, thể hiện sự phá sản về mặt đạo đức đối với vị cựu bộ trưởng và một sự hướng đi chệch choạng của Hành pháp, đã không thấy hay là không muốn thấy gì cả.
Tờ báo nhìn thấy vụ việc tuy được phanh phui, nhưng còn nhiều ‘bóng tối’ : Ai biết, và biết cái gì, khi nào ? Tại sao trên một hồ sơ nóng bỏng như thế lại không có điều tra rõ ràng ? Libération cảnh báo là cần nên làm sáng tỏ vụ tai tiếng càng sớm càng tốt, vì yên lặng kéo dài, thì hồ sơ quốc gia đại sự này sẽ có hậu quả khôn lường đối với toàn bộ guồng máy Hành pháp, không chừa một ai.
Le Figaro, cũng trong bài xã luân, tỏ vẻ thực tiễn, cho là phải ra khỏi vòng xoáy, vì nước Pháp vừa bị khủng hỏang kinh tế, xã hội, nay lại thêm khùng hoảng chính trị.
Le Figaro nêu hai giải pháp : giải tán quốc hội, như một số đề nghị của cánh hữu, hy vọng thắng trở lại trong cuộc bầu cử sau đó. Tổng thống Holllande sẽ không chiụ, và thứ hai là cải tổ nội các, cần có một thủ tướng kiên quyết, một ê kíp chặt chẽ hơn. Nhưng tờ báo cho là giải pháp tốt nhất là ông Hollande xem xét lại đường lối của mình.
Theo bài báo người Miến Điện công nhận còn nhiều thiếu sót, nhưng ít ra họ được tự do đến 80%. Thiếu sót, ví dụ như trên nguyên tắc, họ được quyền biểu tình, nhưng giấy cho phép tổ chức biểu tình thì lại không được cấp. Hoặc còn những vấn đề cấm kỵ như vấn đề dân tộc thiểu số hay vai trò của quân đội.
Le Monde cũng nhắc lại rằng đối với giới quan sát, khi ông Thein Sein lên cầm quyền, hiếm người có thể tưởng tượng Miến Điện sẽ chuyển biến như hiện nay. Họ rất hoài nghi về việc thực hiện cải tổ, những người bi quan nhất e ngại đây chỉ là tô vẽ lại hình ảnh cho chế độ cũ, tô một lớp sơn bóng dân chủ cho chế độ quân sự.
Nhưng thực tế đã khác hẳn cho dù các bộ trưởng vẫn là cựu quân nhân, quân đội vẫn chiếm 25% ghế ở Quốc hội, và việc áp dụng cải cách ở hiện trường không được tốt.
Tuy nhiên bài báo cũng nêu bật mặt trái và nghịch lý của việc tự do mở rộng ở Miến Điện : nó cho phép thể hiện những mối hiềm khích sâu xa trong xã hội Miến Điện như mối hiềm khích giữa cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo vừa qua. Đây là cánh cửa hé mở cho thái độ dân tộc chủ nghiã cực đoan Miến Điện rất đáng ngại cho tương lai.
Trước sự tự do mới mẻ này, Bruno Philip trích lời một nhà báo, cựu tù nhân chính trị, cho biết là ông rất ngạc nhiên trước sự thèm khát thông tin nơi giơí thanh niên, rất quan tâm đến việc phổ biến thông tin, nhưng ông cảnh báo là dân chủ có những quy tắc và không cho phép muốn nói gì thì nói.
Trung Quốc đưa tàu đến hoạt động ở Địa Trung Hải
Le Monde hôm nay còn lưu ý đến một sự kiện được các nhà quan sát theo dõi : đó là Trung Quốc đã đưa một đội tàu đến hoạt động ở Điạ Trung Hải.
Đây là sự kiện chưa từng thấy : Lần đầu tiên Trung Quốc đưa một đoàn tàu đến hoạt động một thángở Điạ Trung Hải. Đội tàu gồm hai tàu hộ tống và một tàu tiếp liệu – thuộc Hạm đội Nam hải, đóng trú ở Trạm Giang.
Theo giới chuyên gia, Trung Quốc muốn gởi một thông điệp : Họ hoàn toàn có khả năng gởi tàu chiến đi xa và trong thời gian dài. Hiện nay theo le Monde, chỉ có một số ít cường quốc là có thể sở hữu một lực lượng hải quân có khả năng đi xa và đi lâu.
Hải quân Trung Quốc đã xuất lần đầu tiên ở Điạ Trung Hải vào năm 2007, nhưng chỉ có hai tàu, gởi cả một đội hoàn chỉnh nhu lần này là một bước tiến đáng kể.
Theo Le Monde, trong một tháng hiện diện trong vùng, đội tàu Trung Quốc sẽ ghé cảng Algerie, Maroc, Bồ Đào Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Le Monde nhìn thấy nhân dịp này, Trung Quốc lại khai triển một chính sách ngoại giao mới : ngoại giao ‘hải quân’ : Công chúng có thể lên viếng tàu.
Le Monde cũng nhắc lại : Tính đến năm 2010, hải quân Trung Quốc bao gồm 225.000 quân, 48 tàu ngầm (6 nguyên tử), 50 tàu hộ tống, 27 tàu khu trục.
Hàn Quốc : Ngán ngẩm trước những lời đe dọa chiến tranh của Bắc Triều Tiên
Libération hôm nay nhìn về Châu Á, chú ý đến bán đảo Triều Tiên với hàng tựa : « Ở Hàn Quốc, những lời đe dọa chiến tranh gây mệt mỏi ».
Tác giả mở đầu bài viết với giọng hớm hỉnh : những lời đe dọa chiến tranh của Bình Nhưỡng đã không làm cho thanh niên Hàn Quốc quên đi chút nào mùa Xuân. Trên đảo Nami, gần vùng phi quân sự. Miran, phụ nữ 31 tuổi giải thích một cách đơn giản : Lúc nào cũng chỉ một luận điệu. Tại sao lại phải quan tâm lần này ?
Theo bài báo dân chúng ở Seoul không mảy may lo sợ. Tuy nhiên một phụ nữ trẻ cũng thú nhận : cô rất dè chừng Kim Jong Un, một nhân vật trẻ không kinh nghiệm, do đó có thể làm những điều liều lĩnh.
Nhưng cảm nhận chung là một sự mệt mỏi, nhàm chán. Người dân Hàn Quốc quan tâm đến tình hinh kinh tế hơn là cuộc khẩu chiến với người láng giềng phía Bắc.
Tờ Les Echos có vẻ cảnh giác hơn trước các hành động gần đây nhất của Bắc Triều Tiên như việc không cho xe và nhân viên Hàn Quốc đến làm việc ở khu công nghiệp Kaesong.
Trong bài báo tựa đề ‘Bây giờ Bắc Triều Tiên lại đe doạ khu công nghiệp Kaesong. Les Echos nhìn thấy quyết định của Bình Nhưõng liều lĩnh rất bất lợi cho chính Bắc Triều Tiên.
Trước tiên, lương công nhân viên Bắc Triều Tiên làm việc tại đây – được trả bằng đô la, rót thằng cho chính quyền Bình Nhưỡng – là một nguồn ngoại tệ đáng kể. Kế nữa Kaesong giúp nuôi sống 200.000 dân cư thành phố bên cạnh . Trong lúc kinh tế Bắc Triều Tiên không mấy sáng sủa, không muốn nói là kiệt quệ, phá Kaesong là tự hại mình.
Trong bài tựa đề « Các mục tiêu của Kim Jong Un », Les Echos nhắc lại là không ngày nào mà Bắc Triều Tiên không có hành động khiêu khích mới. Nhưng điều đó không mấy gây lo ngại khi mà Hoa Kỳ không phát hiện những vụ chuyển quân. Kim Jong Un như vậy vẫn ở trong luận điệu truyền thống, và việc nhẩy từ đe doạ quân sự đến đe dọa Kaesong càng làm thông điệp của ông rối rắm hơn.
Tờ báo nhận thấy là sau khi đe doạ tấn công Hoa Kỳ và sau đó đánh vào Hàn Quốc qua Kaesong, hành động Kim Jong Un có phần lô gíc của nó, nhưng Les Echos vẫn thấy là Kim Jong Un tự làm hao hụt nguồn tài chính.
Dĩ nhiên ông ta có nhiều nguồn ngoại tệ khác : bán vũ khí, du lịch, nhưng nguồn đều đặn như Kaesong không nên lãng phí chút nào. Đánh vào túi tiền của chính mình trong ‘thời kỳ chiến tranh’ hoàn toàn không phải là thượng sách.
Pháp : Vụ Cahuzac tác hại đến đời sống chính trị
Sự kiện ‘thống trị’ trên báo chí Pháp hôm nay 04/04/2013 không ngoài vụ tai tiếng trương mục ở nước ngoài của cựu bộ trưởng Ngân sách Jérôme Cahuzac, đang gây chấn động trên chính trường nước Pháp. Nhận định chung hôm nay là tổng thống Pháp sẽ bị tác động không ít như tựa của Les Echos, đã nêu bật : « Điện Elysée bị cuốn vào cơn bão táp Cahuzac ».
Thắc mắc hiện nay là ông Hollande biết những gì về sự vụ, như Libération nêu lên ở trang nhất. Tờ báo tự hỏi là từ ngày 04/12, ông Hollande có trong tay những yếu tố nào khác hơn là những gì Mediapart tiết lộ ? Phải chăng ông nên xử lý vụ việc sớm hơn ? Le Monde nói đến « Quả bom Cahuzac làm lung lay nhiệm kỳ tổng thống của ông Hollande », trong lúc Le Figaro nhìn thấy : « Vụ Cahuzac đang chuyển thành khủng hoảng chính trị », với cánh tả cũng như cánh hữu đều đòi cải tổ nội các.
Các bài xã luận hôm nay đều lấy làm tiếc về tác hại to lớn của vụ việc, làm mất lòng tin của người dân Pháp đối với chính giới. Le Monde nhìn thấy tác hại vô cùng lớn lao của việc ông Cahuzac khăng khăng phủ nhận trong 4 tháng qua để rồi công nhận có tài khoản ở ngoại quốc.
Hậu quả trước tiên đối với cựu bộ trưởng là cú sét đánh do lỗi lầm và lời nói dối của mình. Hậu quả đối với Tổng thống và Thủ tướng Pháp : Uy tín bị bêu riếu, còn đối với Quốc Hội là sự tin tưởng đã bị phản bội. Người Pháp giờ đây sẽ bỏ tất các lãnh đạo chính trị vào chung một rọ.
Le Monde còn nêu câu hỏi mà mọi người đang thắc mắc : làm sao ông Cahuzac có thể khăng khăng khẳng định ông vô tội trong lúc ông biết minh đã phạm lỗi. Làm sao ông đã có thể nhận những nhiệm vụ đòi hỏi một sự liêm chính không ai có thể nghi ngờ ? Phải chăng ông nghĩ là mình không thể bị trừng phạt ? Tinh thần vô trách nhiệm khiến ông mù quáng ? Chỉ có ông mới biết mà thôi.
Tờ báo nhắc lại đánh giá của ông Hollande trước vụ việc : « Đây là lỗi về đạo đức không thể tha thứ ».
Tờ Libération trong bài xã luận ghi nhận việc nói dối ở cấp trách nhiệm cao như thế quả là một vấn đề quốc gia đại sự, thể hiện sự phá sản về mặt đạo đức đối với vị cựu bộ trưởng và một sự hướng đi chệch choạng của Hành pháp, đã không thấy hay là không muốn thấy gì cả.
Tờ báo nhìn thấy vụ việc tuy được phanh phui, nhưng còn nhiều ‘bóng tối’ : Ai biết, và biết cái gì, khi nào ? Tại sao trên một hồ sơ nóng bỏng như thế lại không có điều tra rõ ràng ? Libération cảnh báo là cần nên làm sáng tỏ vụ tai tiếng càng sớm càng tốt, vì yên lặng kéo dài, thì hồ sơ quốc gia đại sự này sẽ có hậu quả khôn lường đối với toàn bộ guồng máy Hành pháp, không chừa một ai.
Le Figaro, cũng trong bài xã luân, tỏ vẻ thực tiễn, cho là phải ra khỏi vòng xoáy, vì nước Pháp vừa bị khủng hỏang kinh tế, xã hội, nay lại thêm khùng hoảng chính trị.
Le Figaro nêu hai giải pháp : giải tán quốc hội, như một số đề nghị của cánh hữu, hy vọng thắng trở lại trong cuộc bầu cử sau đó. Tổng thống Holllande sẽ không chiụ, và thứ hai là cải tổ nội các, cần có một thủ tướng kiên quyết, một ê kíp chặt chẽ hơn. Nhưng tờ báo cho là giải pháp tốt nhất là ông Hollande xem xét lại đường lối của mình.
0 comments:
Post a Comment