Tuesday, April 9, 2013

Đến bao giờ ngư dân mới yên tâm ra biển

Ngư dân Đà Nẵng đời giờ ra khơi
Ngư dân Đà Nẵng đời giờ ra khơi
AFP
Nghe bài này
Vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam vẫn còn làm cho đa số ngư dân lo lắng và sẽ không an tâm nếu tiếp tục ra khơi với tâm lý như từ trước tới nay. Mặc Lâm phỏng vấn ông Võ Văn Trác, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy sản, hiện là Phó chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam để biết thêm sự quan tâm của Hội đối với vấn đề quan trọng này.
Kế hoạch bảo vệ ngư dân
Mặc Lâm: Thưa ông trong vai trò Phó chủ tịch thường trực của Hội nghề cá Việt Nam, xin ông cho biết Hội đã có những hành động cụ thể nào để tiếp ứng, hỗ trợ và tìm giải pháp tạm thời cho ngư dân hiện nay trong tình thế ngày một nguy nan hơn cho họ, đặc biệt trên ngư trường Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam?
Ông Võ Văn Trác: Điều quan trọng nhất đầu tiên đối với hội viên, cả ngư dân nữa, vì nước ta có bờ biển dài với 4 triệu ngư dân, mà trực tiếp trên biển là gần 1 triệu. Cho nên việc đầu tiên rất quan trọng là phải tuyên truyền, tập huấn để người ta hiều được các luật lệ đi trên biển, cả trong nước và nước ngoài. Đó là điều quan trọng nhất, chúng tôi sẽ làm công tác tuyên truyền, thụ huấn.
Hiện nay đã làm, đang làm và sẽ làm nhiều nữa. Làm sao cho người ngư dân hiểu được vùng chủ quyền của mình như thế nào và mình bảo vệ như thế nào để người ta thực hiện theo những điều đó là điều thứ nhất. Thứ hai việc tổ chức cho ngư dân đi theo đội hình tổ đội đánh bắt chứ không đi riêng rẽ. Khi đi với các đội tàu đánh cá thì có tàu hướng dẫn, tàu hậu cần dịch vụ và các lực lượng khác có hệ thống thông tin liên lạc trên bờ dưới nước với nhau, hướng dẫn nhau và giúp nhau trong sản xuất và cả bảo vệ cho nhau nữa, đó là việc thứ hai mình phải làm.
Làm sao cho người ngư dân hiểu được vùng chủ quyền của mình như thế nào và mình bảo vệ như thế nào để người ta thực hiện theo những điều đó là điều thứ nhất. Thứ hai việc tổ chức cho ngư dân đi theo đội hình tổ đội đánh bắt chứ không đi riêng rẽ.
Ông Võ Văn Trác
Tàu cá QNg96382 bị tàu Trung Quốc bắn cháy hôm 20 tháng 3 vừa qua
Tàu cá QNg96382 bị tàu Trung Quốc bắn cháy hôm 20 tháng 3 vừa qua. RFA file
Thứ ba, cần phải phối hợp các lực lượng khác nữa. Hiện nay trên biển mình có nhiều lực lượng chứ không phải chỉ có ngư dân. Ngoài lực lượng ngư dân rất đông đảo ta còn có lực lượng kiểm ngư sắp hình thành. Lực lượng bên cảnh sát biển, lực lượng hải quân tất cả đều phối hợp với nhau, có như vậy thì người dân mới yên tâm làm ăn.
Vấn để thứ tư thuộc về cơ chế chính sách. Hội đã có đề xuất làm thế nào cho dân yên tâm có một cơ chế chính sách trên biển như là các rủi ro để người ta yên tâm đầu tư phát triển sản xuất đảm bảo đời sống. Có thế nói đây là 4 việc làm quan trọng nhất mà Hội đang làm và sẽ làm tiếp nữa.
Tất nhiên việc làm này là cả hệ thống từ trung ương, đến các tỉnh, các huyện các xã cho đến ngư dân.
Mặc Lâm: Thưa ông trong khi chờ đợi bốn điểm này được thực hiện thì chúng tôi thấy điểm thứ ba bảo vệ cho ngư dân có lẽ là điểm quan trọng nhất. Điều này không biết Hội nghề cá có được sự chia sẻ nào của chính phủ hay những cơ quan chức năng hay chưa?
Ông Võ Văn Trác: Cái này chúng tôi có chủ động đề nghị qua một số cuộc họp, nghĩa là đang triển khai. Thí dụ như vấn đề kiểm ngư, mới làm thôi vì lực lượng đó nó thuộc về Tổng cục Thủy sản. Lực lượng này rất quan trọng và hiện nay đang làm. Đặc biệt nhất là các tỉnh miền Trung, trong đó tiêu biểu nhất là Quảng Ngãi người ta làm rất tốt về vấn đề này từ đó chúng tôi rút kinh nghiệm để mở rộng ra. Như vậy là đang làm chứ không phải là chưa làm, nhưng mới làm thí điểm thôi
Vấn đề kiểm ngư, mới làm thôi vì lực lượng đó nó thuộc về Tổng cục Thủy sản. Lực lượng này rất quan trọng và hiện nay đang làm... trong đó tiêu biểu nhất là Quảng Ngãi người ta làm rất tốt về vấn đề này từ đó chúng tôi rút kinh nghiệm để mở rộng ra.
Ông Võ Văn Trác
Tinh thần ngư dân hiện nay
Mặc Lâm: Thưa ông theo như chúng tôi biết thì dự án thành lập đội kiểm ngư đã có từ năm ngoái do Tổng Cục Thủy Sản đề xuất nhưng cho tới nay nhà nước vẫn còn nhiều vấn đề nhạy cảm, khó khăn đối với dự án này. Trong khi chờ đợi đội kiểm ngư chính thức thành lập thì ngư dân vẫn tiếp tục bám biển. Câu hỏi đặt ra làm sao họ có thể cảm thấy an toàn khi tình trạng vẫn như cũ, Hội Nghề cá trong tình hình này phải làm cách nào để trấn an họ?
Ông Võ Văn Trác: Khi nãy tôi nói 4 cái điểm đó là đồng bộ đấy. Tình hình hiện nay ngư dân nói chung người ta chưa yên tâm đâu, có nơi rất lo lắng băn khoăn, vì vậy mình phải làm từng bước. Hiện nay tại Quảng Ngãi chỗ Lý Sơn là một nơi có thể nói người ta có rất nhiều kinh nghiệm chứ còn những nơi khác người ta làm có mức độ thôi.
Hiện nay ngư dân nói chung người ta chưa yên tâm đâu, có nơi rất lo lắng băn khoăn, vì vậy mình phải làm từng bước. Hiện nay tại Quảng Ngãi chỗ Lý Sơn là một nơi có thể nói người ta có rất nhiều kinh nghiệm chứ còn những nơi khác người ta làm có mức độ thôi
Ông Võ Văn Trác
Mặc Lâm: Vâng xin hỏi ông một câu cuối, trong khi chờ đợi lực lượng kiểm ngư thì nên chăng Hội nghề cá khuyến cáo ngư dân là nên tránh hai địa điểm Hoàng Sa Trường Sa một thời gian để chờ khi lực lượng kiềm ngư hình thành rồi mới vào đánh cá tại vùng biển của mình?
Ông Võ Văn Trác: Cái đó thì mình không thể khuyên được vì vùng biển đó thuộc chủ quyền của mình. Vấn đề là mình phải tổ chức lực lượng để mình bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình. Mà ngư dân hiện nay người ta đã khai thác tại Trường Sa vì mình hoàn toàn làm chủ rồi, chỉ có Hoàng Sa thì một số ngư trường người dân vẫn đến đấy làm thì nó có khó khăn hơn thành ra khuyên thì có vẻ không phải là cách đặt vấn để chủ yếu.
Cách chủ yếu là tổ chức thành đội hình. Tuy lực lượng kiểm ngư nó ra đời hơi muộn nhưng hiện nay người ta tổ chức theo tổ đội, nghĩa là đi đánh bắt không phải là những chiếc thuyền lẻ mà cả một đội luôn. Đội do ngư dân người ta tổ chức có cả nhà nước tham gia. Kiểm ngư thì mới đây thôi, sắp làm thôi nhưng trước đó đã tổ chức thành đội hình rồi cho nên vấn đề khuyên ngư dân không nên ra đánh bắt vào lúc này thì không đặt thành vấn đề chủ yếu.
Mình phải đặt vấn đề là dân phải hiểu ngư trường phải hiểu luật lệ đánh bắt như thế nào cho đúng chứ không thể bỏ vùng biển thuộc chủ quyền của mình được. Quan trọng là mình làm chủ biển đảo của mình. Lực lượng mình chưa phải là khỏe lắm thì dần dần phải vươn nó lên chứ mình không thể bỏ chỗ này được. Hiện nay có nơi tổ chức được nhưng có nhiều nơi không tổ chức được, từng bước mình phải đi lên. Mình phải làm chủ biển đảo của mình và trong đó cũng có hai ba bộ người ta góp ý kiến rất quan trọng.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

0 comments:

Powered By Blogger