Hỏa tiễn Musudan trong cuộc diễu binh tại Bình Nhưỡng. Hai quả đạn như vậy đã được triển khai ở bờ đông của Bắc Triều Tiên.
AFP PHOTO / FILES / Ed Jones
Cùng lúc với biện pháp cô lập đặc khu công nghiệp Kaesong và rút 53
000 nhân công ra khỏi nơi được xem là biểu tượng của chính sách hòa giải
hai miền, Bắc Triều Tiên gia tăng sức ép bằng viễn ảnh chiến tranh hủy
diệt.
Thông báo của « Ủy ban Bắc Triều Tiên vì Hòa bình tại châu Á Thái Bình Dương », một tổ chức ngoại vi của đảng Lao động Triều Tiên, do hãng thông tấn KNCA trích dẫn, thẩm định : ” Bán đảo Triều Tiên tiến về một cuộc chiến tranh nhiệt hạch ». Cơ quan tuyên truyền này cho rằng : ” Trong trường hợp chiến tranh, Bình Nhưỡng không muốn thấy người ngoại quốc sinh sống tại Hàn Quốc phải hy sinh (do vậy) tất cả các tổ chức ngoại quốc, xí nghiệp, du lịch đều phải lập kế hoạch di tản ».
Thứ Sáu tuần trước, Bình Nhưỡng cũng đã sử dụng phương thức tuyên truyền không bảo đảm an ninh, an toàn để hù dọa các phái bộ ngoại giao tại Bắc Triều Tiên phải sơ tán trước ngày 10/04/2013. Tuy nhiên, không một sứ quán nào dù là Tây phương, Nga hay Á châu vì lo sợ mà trúng kế của Bình Nhưỡng rút nhân viên.
Theo AFP, hôm nay, tại đặc khu kinh tế Keasong hoàn toàn không một bóng nhân viên Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã thực hiện lời đe dọa rút hết công nhân để gây áp lực. Seoul cho biết thêm, khoảng 300 kỹ sư Hàn Quốc đã trở về miền nam, hiện còn 475 người ở lại để bảo đảm công việc điều hành.
Thông báo của « Ủy ban Bắc Triều Tiên vì Hòa bình tại châu Á Thái Bình Dương », một tổ chức ngoại vi của đảng Lao động Triều Tiên, do hãng thông tấn KNCA trích dẫn, thẩm định : ” Bán đảo Triều Tiên tiến về một cuộc chiến tranh nhiệt hạch ». Cơ quan tuyên truyền này cho rằng : ” Trong trường hợp chiến tranh, Bình Nhưỡng không muốn thấy người ngoại quốc sinh sống tại Hàn Quốc phải hy sinh (do vậy) tất cả các tổ chức ngoại quốc, xí nghiệp, du lịch đều phải lập kế hoạch di tản ».
Thứ Sáu tuần trước, Bình Nhưỡng cũng đã sử dụng phương thức tuyên truyền không bảo đảm an ninh, an toàn để hù dọa các phái bộ ngoại giao tại Bắc Triều Tiên phải sơ tán trước ngày 10/04/2013. Tuy nhiên, không một sứ quán nào dù là Tây phương, Nga hay Á châu vì lo sợ mà trúng kế của Bình Nhưỡng rút nhân viên.
Theo AFP, hôm nay, tại đặc khu kinh tế Keasong hoàn toàn không một bóng nhân viên Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã thực hiện lời đe dọa rút hết công nhân để gây áp lực. Seoul cho biết thêm, khoảng 300 kỹ sư Hàn Quốc đã trở về miền nam, hiện còn 475 người ở lại để bảo đảm công việc điều hành.
0 comments:
Post a Comment