Đảng Cộng sản vẫn kiên định với lập trường của mình và nền kinh tế thì dậm chân tại chỗ.
Giữa dòng xe cộ nhộn nhịp và buôn bán ồn ào của
thủ đô Việt Nam, vô số các băng rôn cổ vũ người dân "Mừng Đảng, Mừng
Xuân". Nhưng hiện nay, người Hà Nội chẳng có gì để mừng. Cách đây chưa
lâu lắm, Việt nam là một hình ảnh đẹp cho các nước đang phát triển. Bây
giờ thì lại mang bộ dạng của một đất nước tụt hậu tồi tệ.
Lạm
phát là mối quan tâm hàng đầu, năm ngoái lại vượt mức 20%, lần thứ hai
trong vòng ba năm qua (xem biểu đồ). Việt Nam hiện có chỉ số lạm phát
cao nhất châu Á, một sự thật mà cơ quan kiểm duyệt của chính phủ đã
nghiêm cấm các nhà báo trong nước loan tin. Hàng ngàn doanh nghiệp phá
sản, giá bất động sản tụt dốc. Ngân hàng và các doanh nghiệp quốc doanh
(DNQD) đang phải đối mặt với nợ xấu.
Sự đảo chiều diễn ra một cách đột ngột. GDP của
Việt Nam tăng lên hơn 8% mỗi năm trong giai đoạn từ 2003 đến 2007, ở
thời điểm đất nước thu hút được cao trào đầu tư nước ngoài. Hiện Ngân
hàng Thế giới đang dự đoán mức tăng trưởng sẽ đạt trung bình 6% hàng năm
cho giai đoạn 5 năm tính đến cuối 2012. McKinsey, một hãng tư vấn, thì
lại cho rằng trừ khi Việt Nam tăng năng suất lao động lên 50%, còn không
thì tốc độ tăng trưởng sẽ giảm xuống dưới 5%. Mức tăng trưởng này quá
thấp so với mục tiêu của chính phủ là 7-8%. McKinsey lập luận, “Sự chênh
lệch đó tưởng nhỏ, nhưng thực sự không phải như thế.” Đến 2020, nền
kinh tế của Việt Nam có thể giảm xuống một phần ba so với nền kinh tế có
mức tăng trưởng 7% mỗi năm.
Mọi người, kể cả những nhà lãnh đạo Đảng cộng
sản, đều đồng ý với nhau về những nguyên nhân chính của sự trì trệ. Tình
trạng hoạt động yếu kém, tham nhũng và lãng phí của các DNQD, chiếm đến
40% tổng sản phẩm quốc gia, đã kéo nền kinh tế đi xuống. Công thức
lương rẻ, giá thành sản xuất thấp không còn hữu hiệu như từng có. Các
nước như Cambodia và Bangladesh hiện nay đang qua mặt Việt Nam về giá
sản xuất rẻ. Nhưng Việt Nam lại thất bại trong việc nâng chuỗi giá trị
lên để có những hoạt động với quy mô có năng suất hơn và tạo ra hàng hóa
công nghệ cao hơn.
Tuy nhiên, điều lấy làm thất vọng là nhận thức
và hành động của các nhà lãnh đạo cộng sản dường như là một cặp phạm trù
trái ngược nhau. Một số nhân vật lạc quan đã hy vọng sẽ có những thay
đổi tại cuộc họp 3 ngày của các quan chức cấp cao bộ chính trị diễn ra
trong tháng trước. Nhưng chẳng may, ngoài việc tự phê bình sâu sắc thì
chẳng có gì khác. Tổng bí thư Đảng, Nguyễn Phú Trọng đã thúc đẩy đảng
cần phải cải tổ nếu muốn tránh mối đe dọa sư tồn vong của đảng. Thế
nhưng, mặc dầu bài diễn văn của ông đã được đưa ra công luận, chuyện “vũ
như cẩn” là phần nội dung còn lại của cuộc họp vẫn diễn ra trong bí
mật.
Việc kêu gọi đảng cải tổ hoặc là chết chẳng có
gì mới lạ. Ông Carl Theyer, một chuyên viên nghiên cứu chính trị Việt
Nam, Học viện Quân sự ở Canberra nói rằng “Họ phát biểu như vậy đã 20
năm nay rồi”. Điều còn thiếu, hiện nay cũng như trong quá khứ, đó là các
kế hoạch chi tiết làm thế nào để thực hiện cải tổ, như tái cấu trúc lại
các công ty quốc doanh cồng kềnh, tinh giản đầu từ công và cải thiện
tính minh bạch. Chín vị lãnh đạo cao cấp của Vinashins, một doanh nghiệp
quốc doanh đóng tàu ngập trong nợ nần, bị truy tố với tội danh là sai
phạm trong quản lý ngân sách quốc gia đã ra hầu tòa vào ngày 27 tháng
Ba. Đó có lẽ là vụ án nghiêm trọng nhất trong số các vụ tương tự trong
mấy năm qua, thế nhưng các chính trị gia, những người cổ xúy và cấp vốn
để doanh nghiệp này khuyếch trương hoành tráng, kể cả thủ tướng, gần như
chẳng có ai có trách nhiệm gì trong đó cả.
Ngay cả nếu có một sự thay đổi tư duy nào đó từ
trên cao, thì vẫn còn khó khăn cho các nhà lãnh đạo áp dụng vào để thay
đổi cả hệ thống. Quyền lực ở Việt Nam bị phân tán nhiều hơn so với anh
láng giềng Trung Quốc, và lợi ích nhóm trong kinh doanh và chính trị là
những rào cản lớn cho việc thay đổi. Hơn nữa, trong khi Đảng CS Trung
Quốc đã có những thành công nhất định trong việc tự xây dựng lại chính
mình như thành lập câu lạc bộ thượng lưu có hệ thống cho những thành
phần ưu tú, trong khi đó các đồng chí của họ ở Việt Nam thì vẫn còn mắc
kẹt ở quá khứ. Hào quang đạt được bằng các chiến thắng quân sự cách đây
hơn một thế hệ, hiện đang phai nhòa trong ký ức xa xưa, và những lời
tuyên bố của các nhà lãnh đạo Việt Nam về năng lực kinh tế ngày càng khó
thuyết phục.
.
Nguyên Đình - Dương Huyền dịch từ The Economist
0 comments:
Post a Comment