Nhà Thờ lớn Hà Nội (ảnh chụp ngày 14/07/2012)
REUTERS
Trọng Nghĩa-RFI
Hôm qua, 30/07/2012, Bộ Ngoại giao Mỹ chính thức công bố bản báo cáo
hàng năm về tình hình tự do tôn giáo trên thế giới. Bản báo cáo đã chỉ
trích nặng nề tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Trung Quốc, nhưng
tương đối « nhẹ tay » đối với Việt Nam.
Cho dù đã có nhiều lời kêu gọi, Hoa Kỳ vẫn không đưa Việt Nam trở lại
danh sách đen CPC (Countries of particular concern) của các nước đáng
quan ngại vì thiếu vắng tự do tôn giáo.
Trong phần tóm lược tình hình Việt Nam, báo cáo mang tên Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho năm 2011 (International Religious Freedom Report for 2011) ghi nhận là dù được Hiến pháp và luật lệ Việt Nam công nhận, trong thực tế, quyền tự do tôn giáo bị giới hạn bằng nhiều cách. Chính phủ Việt Nam đã không bộc lộ một cách rõ ràng là đang cải thiện hay đẩy lùi tình trạng tự do tôn giáo.
Nói chung, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do của đa số các tôn giáo có đăng ký, và vài nhóm chưa đăng ký. Tuy vậy, một số nhóm khác – trong đó có cả các tổ chức có đăng ký – đã lên tiếng tố cáo tình trạng họ bị sách nhiễu, đàn áp. Có nhiều thông tin về các vụ đàn áp tự do tôn giáo, trong đó có những vụ bắt giữ, cầm tù và kết án.
Nhiều vấn đề khác còn tồn tại, đặc biệt là ở cấp tỉnh và làng xã, ví dụ như việc trì hoãn hay không cho một số nhóm tôn giáo đăng ký, vụ đối xử khắc nghiệt đối với những người bị tạm giam sau cuộc biểu tình chống việc đóng cửa một nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu, hay là tình trạng một số nhóm Thiên Chúa giáo bị sách nhiễu khi cử hành lễ Giáng sinh.
Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Mỹ cũng ghi nhận một số yếu tố tích cực trong lãnh vực tự do tôn giáo : Tạo điều kiện cho xây dựng thêm hàng trăm nơi thờ phượng mới, công nhận hai nhóm tôn giáo mới trên toàn quốc, cho đăng ký một số giáo đoàn mới, cho phép mở rộng các hoạt động từ thiện, và cho phép cử hành lễ với quy mô lớn với hơn 100.000 người tham gia, chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Vatican vẫn tiếp tục thảo luận việc bình thường hóa quan hệ.
Có thể là các yếu tố vừa kể đã thúc đẩy Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bác bỏ các khuyên cáo đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC của các nước cần đặc biệt quan tâm. Danh sách năm 2011 vẫn bao gồm tám nước, trong đó có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran hay Ả Rập Xê Út…
Trong phần tóm lược tình hình Việt Nam, báo cáo mang tên Phúc trình về Tự do Tôn giáo Quốc tế cho năm 2011 (International Religious Freedom Report for 2011) ghi nhận là dù được Hiến pháp và luật lệ Việt Nam công nhận, trong thực tế, quyền tự do tôn giáo bị giới hạn bằng nhiều cách. Chính phủ Việt Nam đã không bộc lộ một cách rõ ràng là đang cải thiện hay đẩy lùi tình trạng tự do tôn giáo.
Nói chung, theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền tự do của đa số các tôn giáo có đăng ký, và vài nhóm chưa đăng ký. Tuy vậy, một số nhóm khác – trong đó có cả các tổ chức có đăng ký – đã lên tiếng tố cáo tình trạng họ bị sách nhiễu, đàn áp. Có nhiều thông tin về các vụ đàn áp tự do tôn giáo, trong đó có những vụ bắt giữ, cầm tù và kết án.
Nhiều vấn đề khác còn tồn tại, đặc biệt là ở cấp tỉnh và làng xã, ví dụ như việc trì hoãn hay không cho một số nhóm tôn giáo đăng ký, vụ đối xử khắc nghiệt đối với những người bị tạm giam sau cuộc biểu tình chống việc đóng cửa một nghĩa trang tại giáo xứ Cồn Dầu, hay là tình trạng một số nhóm Thiên Chúa giáo bị sách nhiễu khi cử hành lễ Giáng sinh.
Tuy nhiên, Bộ ngoại giao Mỹ cũng ghi nhận một số yếu tố tích cực trong lãnh vực tự do tôn giáo : Tạo điều kiện cho xây dựng thêm hàng trăm nơi thờ phượng mới, công nhận hai nhóm tôn giáo mới trên toàn quốc, cho đăng ký một số giáo đoàn mới, cho phép mở rộng các hoạt động từ thiện, và cho phép cử hành lễ với quy mô lớn với hơn 100.000 người tham gia, chính phủ Việt Nam và Tòa thánh Vatican vẫn tiếp tục thảo luận việc bình thường hóa quan hệ.
Có thể là các yếu tố vừa kể đã thúc đẩy Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton bác bỏ các khuyên cáo đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC của các nước cần đặc biệt quan tâm. Danh sách năm 2011 vẫn bao gồm tám nước, trong đó có Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran hay Ả Rập Xê Út…
0 comments:
Post a Comment