Betsy Woodruff - Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch
Author: Betsy Woodruff | Posted on: 2017-06-08 |
Vào tháng Năm năm ngoái, Tổng Thống Obama quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khi đối với Cộng Sản Việt Nam, một bước đi chiến lược cho phép giới kỹ nghệ quốc phòng Hoa Kỳ bán vũ khí cho Cộng Sản Việt Nam với hy vọng chế độ Cộng Sản này sẽ đi đến cởi mở hơn, tiến bộ hơn về nhân quyền.
.
Và đây dĩ nhiên là một thắng lợi lớn cho chế độ Cộng Sản, vẫn thường xuyên chà đạp sách nhiễu các phóng viên báo chí, sư tăng linh mục, những người bất đồng chính kiến cũng như những người viết blog độc lập. Kết quả bãi bỏ cấm vận vũ khí bất chấp những vi phạm nhân quyền của chế độ Cộng Sản này có lẽ hoàn toàn nhờ vào khả năng vận động hậu trường của nhóm môi giới chính trị Podesta- một nhóm môi giới chính trị đầy thế lực có quan hệ chặt chẽ với vây cánh bà Clinton và giới sản xuất kỹ nghệ quốc phòng Hoa Kỳ. (2)
.
Bà Clinton im như hến không chỉ trích quyết định này của tổng thống Obama, một quyết định bị lên án mạnh mẽ bởi hầu hết các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền. Thế nhưng nhóm môi giới chính trị vây cánh của Bà tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã nhận được một triệu đô để hóa giải mọi chống đối quyết định bải bỏ cấm vận vũ khí giùm cho chế độ Cộng Sản độc tài toàn trị phi nhân này. Tài liệu các bản hợp đồng cho thấy nhóm môi giới Podesta đã tiếp xúc với hầu hết các hãng thông tấn lớn và chính giới ở Quốc Hội Hoa Kỳ để thuyết phục thúc đẩy quan điểm về sự cần thiết gia tăng hợp tác với Việt Cộng. Tiền nào của đó, nay thì Cộng Sản Hà Nội đã đạt được những gì mình muốn.
.
Vây cánh và bản thân bà Clinton thủ kín như bình không bình luận gì để cho thấy là họ ủng hộ hay phản đối quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Cộng Sản Việt Nam của Tổng Thống Obama. Nhưng một trong những trợ tá đắc lực của Bà khi còn làm việc ở bộ Ngoại Giao đã vận động cho Cộng Sản Hà Nội gần hai năm, nhất là vào giai đoạn hiệp ước TPP đang được đem ra bàn cãi, và nhóm môi giới chính trị của ông ta cũng được hãng Boeing và Lockheed Martin thuê mướn cùng lúc, đây là hai công ty sản xuất đồ quốc phòng sẽ có lợi nhuận lớn từ thị trường Việt Nam nếu cấm vận vũ khí được bãi bỏ.
.
Nhân vật này chính là David Adam. Theo tường trình của hãng thông tấn the Hill, Adam, nguyên trợ lý trưởng tư pháp cho bà Clinton tại bộ Ngoại Giao, và hiện đang là người điều hành nhóm môi giới chính trị Podesta, tự mình điều khiển quán xuyến trách nhiệm vận động hậu trường cho Cộng Sản Việt Nam.
.
Adam thừa nhận trước truyền thông "Phải thừa nhận trách nhiệm này hết sức cực nhọc tốn công." (3)
Adam đã từng làm việc sát cánh với bà Clinton và Huma Abedin để đảm bảo Bà được đề cử chức bộ trưởng Ngoại Giao. Ông dự họp với Bà mỗi ngày thông qua email riêng làm bùng nổ nhiều phiền phức sau này khi Bà ra ứng cử và buộc cơ quan Điều Tra Liên Bang FBI phải nhảy vào điều tra.
"Vụ email bùng nổ khi cả tôi và Hillary nhận ra sự thiếu sót của nhân viên kỹ thuật!" Adam trả lời báo chí. Ông nói tiếp "Tôi chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện hệ thống email lại quan trọng như vậy."
.
Sau khi thôi việc ở bộ Ngoại Giao, Adam vào đầu quân cho nhóm môi giới chính trị Podesta, một trong những nhóm môi giới chính trị đầy thế lực ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Tony Podesta là giám đốc và đồng sáng lập Podesta cùng với người anh của mình, là John Podesta- nguyên là trưởng ban vận động tranh cử tổng thống cho ứng cử viên Bill Clinton, và sau cũng là Chánh Văn Phòng phủ Tổng Thống dưới thời của Bill. (4)
.
Hồ sơ của bộ Tư Pháp về những bản hợp động vận động cho các chính phủ ngoại quốc ở Hoa Thịnh Đốn gọi tắt là FARA cho thấy nhóm môi giới chính trị Podesta được Cộng Sản Hà Nội trả 30 ngàn đô mỗi tháng từ ngày 2 tháng 12 năm 2013 đến 31 tháng 12 năm 2015. Tổng kết lại thì tổng số tiền mà Cộng sản hà Nội trả cho nhóm môi giới chính trị Podesta là một triệu tám đô.
Adam và phát ngôn viên đại diện cho nhóm môi giới chính trị Podesta không trả lời hay bình luận thêm về bản hợp đồng đối với chế độ Cộng sản Việt Nam khi được phỏng vấn, nhưng hồ sơ FARA cho thấy nhóm môi giới chính trị Podesta đã có hàng loạt các cuộc gặp gỡ trên dưới cả chục văn phòng đại diện của các chính khách ở Quốc Hội, cũng như giới chức của các hãng truyền thống lớn tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn như Politico, Roll Call, CNN, The Hill, PBS NewsHour, the Washington Post, National Geographic, The Food Network, The New York Times, và the Wall Street Journal để thay đổi dư luận và suy nghĩ của công chúng Mỹ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
.
Hồ sơ FARA không đưa ra chi tiết về từng cuộc gặp gỡ, kể cả những cú liên lạc điện thoại hay email.
.
Nhưng Dân Biểu Chris Smith của tiểu bang New Jersey thì nói với lại tạp chí The Daily Beast rằng chính nhóm môi giới chính trị Podesta đã tìm đủ cách vận động chống lại đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam do ông đề nghị. Dân Biểu Smith, người theo đạo Công Giáo và có lập trường cứng rắn bảo thủ, rất quan tâm chú trọng đến lãnh vực nhân quyền, đã phải lận đận đệ trình đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam trong năm kỳ Quốc Hội (2004, 2007, 2012, 2014, and 2015).
.
Chống lại đạo luật này, như Thượng Nghị Sĩ John MacCain chẳng hạn, lập luận rằng hợp tác sâu rộng hơn nữa với Cộng Sản Việt Nam sẽ đem đến nhiều điều lợi cho người dân Việt Nam hơn là dùng vấn đề nhân quyền để dồn Cộng Sản Việt Nam vào chân tường, có nhân quyền thì mới có sự trợ giúp hợp tác của Hoa Kỳ. (5)
.
Đạo luật về Nhân Quyền Cho Việt Nam hầu hết đều được thông qua ở Hạ Viện mỗi lần đệ trình nhưng lại bị Thượng Viện bác bỏ.
.
Dân Biểu Smith khẳng định như sau: "Nhóm môi giới chính trị Podesta khẳng định ngay trước mặt tôi rất cương quyết là họ sẽ làm đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam do tôi đề nghị không thể thông qua lưỡng viện quốc hội. Đây là một sự thật! "
.
Dân biểu Smith còn cho biết thêm: "Tất cả bọn môi giới chính trị này chỉ chạy theo đồng tiền, thật là bực mình khi thấy họ chẳng màng gì đến thảm cảnh những người bất đồng chính kiến với chế độ Cộng sản Việt Nam, họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của thân chủ đang trả tiền cho họ mà thôi. Trong trường hợp này, thân chủ của họ là một chế độ Cộng sản chà đạp quyền con người trắng trợn, bất cứ một ai khi bị bắt vì bất đồng chính kiến với chế độ đều bị hành hạ tra tấn cả." (6)
.
Duy Hoàng, đại diện cho đảng Việt Tân vốn hiện đang bị vu khống là nhóm khủng bố, nói là chế độ Cộng sản Việt Nam cần giúp đỡ để che đậy bản chất độc tài trước công chúng Mỹ càng nhiều càng tốt.
.
Ông Hoàng nói: "Quá rõ là chế độ Cộng Sản Việt Nam chà đạp nhân quyền, và đó là lý do tại sao chế độ tàn bạo này phải tra tiền cho bọn môi giới chính trị tối đa để che đậy. Nhưng bất luận là có che đậy cỡ nào đi nữa, bọn môi giới chính trị cũng không thể nào giấu nhẹm sự thật là những người bất đồng chính kiến bị giam cầm, người dân biểu tình bị đánh đập dã man. Những sự thật này, theo tôi nghĩ, các nhóm nhân quyền và mọi người quan tâm đến Việt Nam đều hiểu rõ. "
.
Vào thứ Hai, ngày 23 tháng Năm, ngày đầu tiên tổng thống đến Việt Nam, ông đã không mạnh dạn chỉ trích sự chà đạp quyền con người của chế độ Cộng Sản này, mà ngược lại, lại ca ngợi mơ hồ lấp liếm là Việt Nam có tiến bộ trong những lãnh vực chúng ta tức người Mỹ quan tâm cũng như không hề khẳng định "nhân quyền là lãnh vực còn nhiều bất đồng giữa hai quốc gia." Vào thứ Ba, Tổng Thống Obama gặp gỡ những người tranh đấu cho nhân quyền nhưng chế độ Cộng sản đã ngăn cản, bắt bớ trái phép nhiều người trong danh sách sẽ được gặp ông. (7)
.
Cộng Sản Việt Nam thả một người bất đồng chính kiến đã 80 tuổi là Linh Mục Thaddeus Nguyễn Văn Lý trước lúc Tổng Thống Obama viếng thăm Việt Nam vài ngày. Nhưng luật sư nhân quyền Kate Barth của hội "Freedom Now", người đã vận động để Linh mục Lý và nhiều nhà đấu tranh khác được tự do, cho các phóng viên tại buổi họp báo càu Quốc Hội biết là sức khỏe của Linh mục Lý đang suy sụp và ông vẫn còn bị quản chế tại gia.
.
Luật sư Lê Quốc Quân, một cựu tù nhân lương tâm, gởi thư cho tạp chí Daily Breast báo rằng ông bị chính quyền ngăn cấm không thể gặp Tổng Thống Obama.
.
Ông viết: "Cộng sản Hà Nội chỉ cho phép những ai mà họ cảm thấy an tâm đi gặp Obama. Còn lại hầu hết là bị bao vây cưỡng chế không thể đi ra ngoài, kể cả tôi.” (8)
.
Hàng loạt các bản tường trình cho thấy Cộng Sản Hà Nội gia tăng sách nhiễu, theo dõi, và gây hấn các nhà đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam khi Tổng Thống Obama sang thăm.
.
Dân Biểu Sanchez ủng hộ đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam của Dân Biểu Smith. Bà là người công khai chỉ trích mạnh mẽ sự đối xử tàn bạo của chế độ đối với những người đấu tranh cho dân chủ, những người thành lập công đoàn độc lập, và những người bất đồng chính kiến với chế độ- mạnh mẽ đến nỗi vây cánh bà Clinton lo sợ. Trước khi Bà Clinton đọc diễn văn về vấn đề kiểm duyệt và cấm đoán sử dụng mạng internet vào ngày 21 tháng Giêng năm 2010, Scot Marciel, lúc bấy giờ là đại sứ của ASEAN, đã gởi một emai yêu cầu vây cánh bà Clinton cảnh giác (9). Sanchez đã yêu cầu phải gặp bà Clinton để bàn về sự phản đối của mình đối với hiệp định thương mại TPP bất chấp đến vấn đề nhân quyền, vốn được hậu thuẫn từ bà Clinton lúc bấy giờ; bà Sanchez lo lắng là chính phủ Hoa Kỳ đã lao vào ủng hộ hiệp định này quá vội vã mà sẵn sàng bỏ qua hoàn cảnh vi phạm nhân quyền tồi tệ ở Việt Nam.
.
Marcell viết trong email yêu cầu cảnh giác như sau: "Sanchez có thể "lột áo" bà Clinton ra tại buổi đọc diễn văn về vấn đề tự do internet"
.
Toàn bộ nội dung của email hết sức méo mó. Trợ tá Abedin gởi email này đến Clinton. Trong bài diễn văn của mình ngày hôm đó, bà Clinton đã buộc phải chỉ trích Việt Nam đã bưng bít thông tin trên mạng và ngăn cản tự do tôn giáo.
.
Nhưng khi một người trong thính giả, hoạt động cho hội Cứu Trợ Thuyền Nhân hỏi Bà về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam, thì bà lại trả lời là tình hình dân quyền tại Việt Nam được cải thiện ngày mỗi khá hơn.
.
Bà Clinton nói: "Thưa là, chúng ta đã công khai chỉ trích các vụ bắt bớ giam cầm không những đối với các blogger tại Việt Nam mà còn cả với giới tu sĩ tăng lữ, linh mục và nhiều người khác bị chế độ Cộng sản Việt Nam giam cầm bắt bớ vô cớ. Từ đó, chế độ Cộng Sản Việt Nam đã có những bước cải thiện về nhân quyền đáng kể, nỗ lực không ngừng cải thiện đời sống người dân của họ" (10)
.
Kể từ dạo đó đến nay, theo Smith, Sanchez và những nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam khẳng định, tình hình nhân quyền chỉ ngày một thêm tồi tệ.
.
Bà Sanchez khằng định: "Sự thật là có quá nhiều tù nhân chính trị tại Việt Nam hiện nay cho thấy những hứa hẹn cải thiện nhân quyền của chế độ Cộng Sản chỉ là hứa suông để nhận được ưu đãi hơn từ Hoa Kỳ mà thôi."
.
Dân Biểu Smith thì khẳng định bãi bỏ cấm vận vũ khí cho Cộng Sản Hà Nội chỉ khiến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam thêm tồi tệ chứ không giống như John McCain lý luận.
.
Dân Biểu Smith nói: "Quân khí cụ do thám và vũ khí có sức sát thương mạnh đang được trao cho kẻ ác. Nhưng sự ngu xuẩn nhất của người Mỹ chúng ta là đã đi tin những lời hứa hẹn của chế độ Cộng Sản độc tài, cho là họ sẽ cải thiện nhân quyền để rồi chúng ta đi đến quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí.”
.
Tội tù vì bất đồng chính kiến đã không hề giảm sau khi Clinton và Obama ca ngợi tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam, cũng như cả hai Obama và Clinton không hề ngăn cản Podesta làm giàu trên xương máu của các tôi tù lương tâm ở xứ sở này.
.
Nói như thế không có nghĩa là chỉ có Việt Nam là có lợi khi nhờ Podesta giúp bãi bỏ cấm vận mua bán vũ khí. Podesta cũng là đại diện cho hãng Boeing và Lockheed Martin (Podesta còn thậm chí quãng cáo trên trang mạng nhà của mình một trong những thành công lớn nhất của nhóm môi giới chính trị này là thỏa thuận thành công đem về những dự án quốc phòng cho các đại công ty làm đồ quốc phòng của Mỹ) Reuter cũng loan báo là đại diện của hai công ty Boeing và Lockheed gặp gỡ tiến hành trong bí mật một cuộc triển lãm hàng quốc phòng vào đầu tháng Năm năm 2016.
.
Hãng Reuter cho biết thêm: "Không thấy báo chí của đảng loan báo về cuộc triển lãm này. Cố tham dự phỏng vấn cuộc triển lãm này của Reuter đã không thành công và bộ trưởng bộ Quốc Phòng Việt Nam đã biệt tâm để trả lời phỏng vấn."
.
Tòa bạch ốc biện minh cho hành động bãi bỏ cấm vận vũ khí của mình là giúp đẩy hai nước Mỹ- Việt hợp tác sâu rộng hơn nữa để khiến đời sống người dân tại Việt Nam được cải thiện.
.
Mọi người tranh đấu cho dân quyền hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này.
.
Ông Hoàng nói: "Hoa Kỳ muốn giúp Việt Nam được ổn định an ninh quốc gia. Thế nhưng thật ra, an ninh quốc gia của Việt Nam chỉ có thể ổn định và vững mạnh khi mà nhân quyền được tôn trọng trong thể chế dân chủ - thật sự hiện hữu ở xứ sở này.”
.
*
A . Chú Thích:
Betsy Woodruff (1)- Nguyễn Trọng Dân lược dịch.
.
(1) Betsy Woodruff là một cây viết về chính trị rất sắc sảo nhưng lời văn nhẹ nhàng và chân thật. Hiện cô đang cộng tác cho tạp chí "The Daily Beast". Bài viết này của cô sát với tình hình nhân quyền tại Việt Nam và sát với những uẩn khúc đàng sau hậu trường quan hệ Việt Mỹ .
(2) Hai anh em Podesta, John và Tony thành lập nhóm môi giới chính trị Podesta vào năm 1988. John Podesta được coi là một người rất cáo già về chính trị, là một chiến lược gia nguy hiểm và đã từng giúp ứng cử viên non trẻ Bill Clinton thắng cử trước Tổng Thống Bush Cha dày dạn kinh nghiệm và vừa thắng trận ở Kuwait. john Podesta từng dạy luật ở đại học Georgetown.
(4) Tác giả Betsy Woodruff vạch rõ ra mối liên hệ chằng chịt giữa Podesta và gia đình Clinton.
(5) Đây là một trong những lý luận ngụy biện có được sau khi Việt Cộng trả tiền Podesta môi giới vận động sau hậu trường chính trường Mỹ. Do đó, người Việt Hải Ngoại cần bỏ tiền ra để thuê mướn các nhóm môi giói chính trị vận động giúp người dân Mỹ hiểu rõ hơn về thực trạng nhân quyền của Việt Nam. Đây không phải là hối lộ mà là đối phó với Podesta và nổ lực dùng tiền vận động hậu trường của Việt Cộng.
(6) Chỉ trích không ăn thua, phải nghĩ cách đối phó.
(7) Ảnh hưởng của Podesta rất nguy hiểm, chúng ta không thể cứ vỗ ngực bảo phe ta có chính nghĩa dân quyền nên không cần lo. Thông qua vụ Obama này thì đã thấy rõ, Việt Cộng đạt được những gì mình muốn mà không cần cải thiện nhân quyền gì cả. Phải bẻ gãy mọi hướng vận động của Việt Cộng sau lưng hậu trường chính trường Mỹ thì mới được.
(8) Theo lời anh Quân như vậy thì chắc chắn những ai đi dự buổi gặp tổng thống Obama lúc đó chắc chắn sẽ có vài người là thuộc thành phần “dân chủ nằm vùng” cho Việt Cộng. Cần thấy mặt thấy hình để suy sét thận trọng
(10) Bà Clinton tuyên bố sai sự thật do vây cánh của mình đang nhận tiền của Việt Cộng.
.
B . Lời bàn:
Việt Cộng đã đổ rất nhiều tiền để có được sư bao che của đảng Dân Chủ trong Toà Bạch Ốc suốt tám năm qua cũng như đổ quá nhiều tiền cho vây cánh Clinton lúc tranh cử. Nay Trump thắng cử, trong lúc Việt Cộng còn đang cần thời gian tìm kiếm móc nối nhóm môi giới chính trị thân cận Cộng Hòa hơn, người dân Việt Nam Cộng Hòa ở bên Mỹ cần phải kiếm đường vận động nhanh tay hơn Việt Cộng để dồn Hà Nội vào chân tường. Nhất là khi Trump ban hành sách lệnh cấm vận động cho các quốc gia ở nước ngoài khiến Việt Cộng thêm khó khăn, trong khi người dân mình ở ngay tại Mỹ, không vận động cho chế độ nào cả, mà chỉ cho người Mỹ hiểu rõ hơn về thực trạng nhân quyền của Việt nam hiện nay sau tám năm được bao che bởi tập đoàn Clinton-Obama.
Trong bài viết, tác giả Betsy Woodruff có đề cập đến việc Podesta gặp hàng loạt các đại diện các hãng thông tấn lớn để bịt luồng tin tức từ các hãng này về thực trạng dân quyền của Việt Nam không đến được công chúng Mỹ. Nếu chúng ta không đủ sức làm chính phủ Mỹ thay đổi thái độ, thì ít ra, cũng phải vận động để tháo tung ảnh hưởng của podesta lên truyền thông Mỹ, khiến thực trạng nhân quyền của Việt Nam được lên news hay lên tin tức mỗi ngày ở các hãng truyền thông lớn tại Mỹ. PR- Public Relation (hay còn gọi là dư luận) rất quan trọng. Cứ ỷ mình có chính nghĩa nhân quyền rồi lơ là về khoảng vận động này là hỏng lớn!
Hãy vận động chính trường Mỹ, truyền thông Mỹ để trả thù cho cái chết của anh Nguyễn Hữu Tấn, người công dân Việt Nam Cộng Hòa bất khuất!
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/06/ban-ve-vai-tro-cua-moi-gioi-chinh-tri.html
http://danlambaovn.blogspot.com/2017/06/ban-ve-vai-tro-cua-moi-gioi-chinh-tri.html
0 comments:
Post a Comment