Author: Lê Hùng Bruxelles | Posted on: 2017-06-14 |
Hiện tựợng Macron.-
Độc giả chỉ thấy người ta bàn tán về TT Trump nước Mỹ, mà quên đi một nhân vật khá ly kỳ ở Âu châu. Đó là một thanh niên trí thức, trẻ trung nhất trong lịch sữ, đã trở thành TT nước Pháp,ông Emmanuel Macron.
Macron là con của một gia đình trung lưu, miền quê vùng bắc nước Pháp. Hai cha mẹ đều là bác sĩ, em trai ông cũng là bác sĩ, duy chỉ có mình ông thích văn chương và triết hoc. Mới 13 tuổi, Macron lại yêu một cô giáo dạy kịch nhạc 38 tuổi, đã 3 con và ly dị chồng. Cha mẹ ông muốn tách rời cuộc tình duyên "tréo cẵng ngỗng" nầy, liền gửi ông lên Paris nội trú, học trường Henri IV . Trước khi ra đi, ông hẹn với cô giáo đợi ngày ông đủ 18 tuổi, sẽ chính thức cưới cô làm vợ. (Điều này ông đã thực hiện). Sau khi đỗ Tú Tài, không vào được trường Cao đẳng Sư Phạm Quốc gia (Ecole Normale Supérieure), ông đành theo ngành Khoa học chính trị (Sc.Po) và Quốc gia Hành Chánh (ENA), một trường nổi tiếng vào bậc nhất nhì Paris về cách đào tạo các nhân vật nắm vận mệnh quốc gia Pháp. Có người nói, ông vì mặc cảm sớm về sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội Pháp nên ông có đời sống khép kín. Điều nầy có lẽ đúng phần nào, chỉ vì ông là người tham gia đảng Xã hội Pháp từ lúc thiếu thời.
Trước khi ông ra ứng cữ tổng thống, ông đã từng cố vân riêng cho TT Hollande và làm tổng trưởng kinh tế tài chánh cho chính phủ Valls. Khi biết những cái khó khăn của chính phủ Xã Hội Hollande, và được giáo sư Attali nguyên cố vấn tổng thống Mitterrand cho ý kiến, ông từ chức bộ trưởng để đứng ra ra ứng cử tổng thống. Ông đã trúng cử, mặc dù sau lưng ông chẳng có một sự hổ trợ của đảng phái chính trị nào. Đúng, là một thần kỳ, và vì vậy tôi cũng mong người Việt tại Pháp nói riêng và Liên Âu nói chung, những ai thiết tha với tương lai tiền đồ Việt nam, nên tìm cách hổ trợ cho Emmanuel Macron.
Từ ngày ông Macron từ chức bộ trưởng tài chánh chính phủ Valls để ra ứng cử TT Pháp chúng ta thấy gì? Tôi còn nhớ ngày đầu tiên được đài truyền hình Fr2 phỏng vấn mọi người (kể cả tôi) khi nghe ông trả lời thiếu mạch lạc, đều tỏ ra thất vọng. Từ lối ăn nói chập chững, đến thái độ ngơ ngơ ngác ngác, nhìn Macron ngưòi ta tưởng tượng đến con cừu non. Vâng, đúng thế!.
Nhưng người ta quên Macron là học sinh riêng biệt của cô giáo Brigitte về khoa diễn kịch. Chính đó là triết lý Macron, con người thích "làm bộ ngu ngu đần đần" (esbroute) trước cái '"mới lạ". Đối với kẻ non dạ thì ông tỏ ra mình là người thông minh. Mà ai dám nghĩ Macron, người thủ khoa trường ENA, một đại học có tiếng vào bậc nhứt nước Phap về cách đạo tạo nhân vật tương lai, lại thiếu thông minh. Trái lại khi đứng trước một người già dặn chính trị, Macron nhủn nhặn như con chi chi, không bao giờ đưa ra một lời tuyên bố ngược chiều.
Tôi còn nhớ mãi, ngày đến Elysée nhận bàn giao, nhìn ông đi mà cứ tự hỏi rằng đêm qua ông đã làm "kiệt sức". Õng bước không nỗi ! Lần đầu tiên gặp bà Merkel thủ tướng Đức, những cử chỉ nhũn nhặn của ông như nguời em đối với người chị cả. Hai cánh tay xếp vòng trước ngưc hoặc 2 bàn tay xeng kẻ vào nhau. Trái lại, khi ông gặp Thérèse May thì ông đề ngay một chương trình hành động "phải diệt trử bọn khủng bố Hội giáo". Hoặc khi tiếp ông thủ tướng Phi châu, thì ông ôm chằm cả người ông thủ tướng, thoa vai vuốt cổ, như hai bạn hữu đồng tịch đồng sàng, gặp lại nhau sau một thời gian khuất mặt. Bước đi của Macron nhanh nhẹ hơn. Tiếng nói của Macron tháo vát không ngập ngừng...Thì ra cô giáo Brigitte đã khéo dạy Macron đóng kịch khá tài tình. Hoan hô!
Trước ống kính, bước đầu, cậu thủ khoa ENA cũng ngơ ngơ ngác ngác, chỉ biết theo chân các đàn anh "khôi nguyên" đi trước, Macron chọn ngành Thanh tra tài chánh. Qủa thật là bình thường như trăm nghìn người bình thường khác! Nhưng cũng chính nhờ con đường "bình thường" nầy, con cừu non đã gặp được Jean-Pierre Jouye, Alain Minc và nhất là Jacques Attali, người cố vấn thân cận bậc nhất của TT Mitterrand. Chính Attali đã thố lộ trên tờ Paris Macth: "Trong một cuộc họp kế hoạch ngân sách tài chánh, Macron được đề cử làm rapporteur, ông nhân ra Macron là con người đặc biệt (quelqu'un d'exceptionnel). Ngoài những cái"đặc biệt thông minh, có bản lãnh, có uy lực (autorité), Macron còn có nhiều viễn kiến (vista).". Sau buổi họp, Attali khuyên Macron nên tìm cách vào nhà băng Rothschijd, bởi vì dù sao đồng tiền cũng mang lại nhiều tự do cho một ngưòi tài ba. Nghe lời Attali, tháng 9/2008, Macron trở thành ông quản lý ngân hàng (banquier), điều mà Macron chưa bao giờ dám nghĩ đến. Sau 4 năm, Macron có một tài sản trên 3 triệu Euros. Thuở đó, bạn bè có người chế nhạo khi nghe tin Macron đang dự định tìm đường vào Elysée : " Ông đảng viên xã hội có vào được điện Elysée, nhớ đừng ra lệnh bắt tôi cấm cố" và câu nói đã ghi lại trong thâm tâm cậu quản lý nhà băng suốt đời.
Nhờ Attali bắn tin cho Jean-Pierre Joyet, nguyên là bạn thân của TT Mitterand, đứng ra đở dầu cho Macron giới thiệu với Francois Hollande để trở thành phó chánh văn phòng cố vần tài chánh điện Elysée. Từ ngày được lọt vào chuồng Elysée, chú cừu non bắt đầu nhảy , kể cả nhảy lên đầu các con cừu già. Đúng vậy, Macron đã mấy lần tạo ra một không khí "thiếu ốc-xy" với cá nhân thủ tướng Valls sau khi từ chức ra ứng cử tổng thống. Thực ra, Macron đang được sự ủng hộ "ngầm" của bà Ségolène Royal và Hollande. Điều nầy rất dễ hiểu, bởi lẽ nếu không có sự ủng hộ ngầm này, thì chưa chăc Macron thu thập được chữ ký của 50 dân biểu tấn cử .
Đảng Cộng hòa Đồng tíến (La République En Marche) ra đời.
Tại Pháp, cơn gió mùa xuân đánh tan những làn khói mù của xe cộ, tạo thuận chiều giúp cho Macron Emmanuel thấy rõ ánh sáng đường hầm. Hy vọng Macron tạo được khối dân biểu tuyệt đối đa số. Và theo lời Brice Teinturier, giám đốc cơ quan thăm dò ý kiến Ipsos thì "từ ngày đắc cử và thành lập chính phủ có tánh cách năng động, tâm lý người dân đi bầu ngày càng đông dành cho đảng mới của Macron, có tên là đảng Công Hoà Đồng Tiến (La Répubique en Marche - LREM ). Và Macron không những chỉ trờ thành tổng thống trẻ nhất nước Pháp, mà đảng mới LREM quán quânvề số dân biểu tuyệt đối.
Dù cho đến nay, Macron chưa phô tài hành động, nhưng theo sự lựa chọn thành phần chính phủ là một "cái bẩy" để các thủ lãnh các đảng phái "e dè". Đảng "kỳ cựu" nào cũng có mặt trong thành phần chính phủ, Mỗi ông bộ trưởng hay tổng trưởng tự tìm cách giải quyết thực hiện chủ trương của đảng mình. Kinh tế tài chánh giỏi thì trao cho LR. Tụ tập nghiệp đòan thì giao cho Xã hội...Và lo việc chống đở hay cản trở thì giao cho đảng XANH. Vì vậy, chúng ta không lạ gì Ông thủ tướng thuộc đảng CH phái Juppé, người có khuynh hướng trung dung và được Bayou ủng hộ. Muốn có công bằng thì Bộ trưởng Tư Pháp giao cho Bayou (UPI), Muốn có an ninh thì Bộ trưòng Nội vụ giao cho Gérald Colbach (Xã hội), Muốn cứu vớt đãng Xã hội của Valls thì giao Bộ trưởng Ngoại giao cho Jean-Yves le Brian (xã hội phi Hollande). Bộ trưởng Sinh thái và Đoàn kết giao cho Hulot (dảng Xanh) mặc sức mà dẹp bỏ các lò nguyên tử.
Ngoài ra, Macron còn đóng khung sắt: "Cấm chỉ dùng thân nhân trong cơ quan chính phủ, và tất cả các thành phần trong chính phủ phải từ chức ngay nhiệm vụ cũ". Đến đây, chúng ta mới thấy con cừu non đã có bộ lông mượt mà làm nhiều ngưòi thích thú đến gần vuốt ve, nhất là các vi nguyên thù của vài nước lân cận (Đức,Ý, Anh, và xa nhất là Nga Poutine). Theo tôi, thì đây cũng là thời gian mà CĐNV tại hải ngoại cần lưu ý, nếu quý vị có ý thức nhìn vào bối cảnh Việt nam trong 10 năm tới.
Kết luận.
Trong tương lai khi đất nước VN không còn cộng sản. Đất nước độc lập dân chủ và tự do được lèo lái bởi lớp người mới. Sự ngoại giao với các nước ngoài, VN nên đặt nặng quan hệ với 2 nước Mỹ và Pháp. Những tiếng hô hào tự cường tự lập chỉ là bánh vẽ của những tên từng là "cộng bộc" của hai nền VNCH Saigon, nay đang ăn bám vợ con hay người ngoài xã hội.
Theo tôi, những vị nầy hãy bỏ tánh tự ty mặc cảm, hãy hành động như người Nhật và Nam hàn. Xin quý vị nên mạnh dạn trao tay cho lớp trẻ, lớp hậu duệ, lớp con cháu chúng ta. Bởi lẽ, ngoài cái kiến thức với văn minh hiện đại, chúng còn là một tiềm năng sống động hơn chúng ta, những người đã lớn tuổi bỏ nươc ra đi sau ngày 30/4/1975.
Lê Hùng Bruxelles
0 comments:
Post a Comment