Monday, April 17, 2017

Làm sao nâng cao ý thức du khách Việt?


AuthorThanh TrúcSourceRFAPosted on: 2017-04-17


Xích lô chờ khách du lịch tại Hà Nội ngày 13 tháng 1 năm 2017.
Việt Nam tìm cách nâng cao ý thức du khách Việt khi đi tham quan nước ngoài bằng những biện pháp đang được xem xét, trong đó không lại trừ khả năng người phạm tội ăn cắp hay chửi bậy có thể bị cấm xuất cảnh.
Cấm xuất ngoại
Cấm không cho xuất ngoại những người ăn cắp hay chửi bậy, là cách xử lý có thể được áp dụng đối với những du khách đã phạm vào những tội này.
Báo chí trong nước cho hay đây là biện pháp đang được các đơn vị lữ hành trong nươc xem xét. Bên cạnh đó, những hành vi không đẹp mắt như ăn nói ồn ào lớn tiếng, xả rác bừa bãi, chen nhau lấy thức ăn khi dùng buffet... làm du khách Việt xấu xí đi trong mắt người ngoài chẳng khác gì khách Trung Quốc. Phó tổng cục trưởng Tổng Cục Du Lịch Việt Nam, ông Ngô Hoài Chung, phát biểu như vậy và được báo chí trích dẫn lại.
Một năm sau khi Tổng Cực Du Lịch Việt Nam phát động chiến dịch Nâng Cao Hình Ảnh Du Khách Việt, đến hôm thứ Hai vừa rồi phó chủ tịch Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam, ông Vũ Thế Bình, cho rằng chiến dịch mà nhiều bộ ngành khác cùng tham gia, đã góp phần đáng kể vào ý thức và sự ứng xử một cách văn minh trong mọi lãnh vực sinh hoạt chứ không riêng ngành du lịch.
Tuy nhiên, vẫn lời ông Vũ Thế Bình, giảm thì có giảm nhưng không có nghĩa là đã hết, bằng chứng những chuyện phản cảm như chụp ảnh khỏa thân tại một điểm du lịch ở Sơn La, tự tiện vẽ bậy viết bậy lên Đại Hồng Chung ở chùa Thiên Mụ, xả rác tràn lan trên quảng trường Lâm Viên ở Đà Lạt, rồi thì ăn mặc phong phanh khi đến viếng những nơi tôn nghiêm như chùa hay nhà thờ.
Đó là khách du lịch nội địa, còn khách du lịch nước ngoài thì sao. Bạn Khánh, hướng dẫn viên du lịch ở miền Trung, thỉnh thoảng đưa khách Việt sang Thái Lan, Lào, Đài Loan hay Nhật Bản, nói rằng cái khó thay đổi nơi du khách Việt là không chấp hành luật lệ giao thông của đất nước bạn, không có thói quen xếp hàng như người bản xứ, thích nói lớn tiếng, thậm chí coi thường, đối xử bất lịch sự với cả hướng dẫn viên du lịch của mình. Đó là chưa kể đến những vụ ăn cắp vặt thỉnh thoảng xảy ra mà nhiều người cho là làm người Việt mất mặt.
Chuyện người Việt Nam ăn cắp mình cũng thấy xấu hổ, mình là người Việt Nam mà. Nói chung nhiều người Việt rất nông cạn, làm mà không có nghĩ. Vấn đề Tổng Cục Du Lịch đưa ra chắc cũng không giải quyết được gì đâu, con của cán bộ đi nước ngoài cũng ăn cắp nhiều mà, cuối cùng vẫn được tại ngoại vẫn xuất ngoại bình thường thôi.
Liệu có khả thi?


Du khách trong nước tham quan Thành Nội Huế hôm 27/3/2016. AFP photo
Vậy đề xuất của Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam, xem xét để từ chối hoặc loại bỏ những du khách phạm tội ăn cắp hay chủi bậy thực ra có khả thi hay không. Bạn Quang, một khách hàng quen thuộc của những tour du lịch lữ hành quốc tế, nhận xét:
Hành vi của khách du lịch Việt Nam ở nước ngoài chưa đến mức quá nghiêm trọng, cũng chưa quá mức để tạo ấn tượng xấu như du khách Trung Quốc. Tôi nghĩ đề xuất này cũng không hợp lý lắm vì thời gian qua với sự phát triển các trang mạng xã hội, mọi người lên mạng thì cũng nhắc nhở bảo ban nhau về hành vi của người Việt khi ra nước ngoài. Tất nhiên có một số trường hợp cá biệt như ăn cắp hay này kia thì bản thân họ đã bị pháp luật sở tại xử lý rồi. Đề xuất này không khả thi và khó thực hiện bởi vì cũng đâu có ai ở nước ngoài để canh chừng và để xử phạt những người đó.
Ông Phan Đình Huê, công ty lữ hành Vòng Tròn Việt, thường tổ chức các tour đi Mỹ, Nhật Bản và một số các nước khác,góp ý:
Chúng tôi cũng biết trong số khách Việt Nam đi nước ngoài làm những việc không tốt, thỉnh thoảng cũng xả rác hoặc chửi bậy nhưng họ cũng không đến mức độ vi phạm pháp luật để bị cấm không được xuất cảnh.
Ăn cắp thì tôi nghĩ cái đó cũng phải căn cứ vào việc nước sở tại họ có phạt hay không. Khi một người Việt Nam mang một án phạt nào đó ở nước ngoài mà nhà nước Việt Nam lại căn cứ vào đó để cấm xuất cảnh thì đó là vấn đề rất là nặng. Đối với Việt Nam một người bị cấm xuất cảnh là người đó đang án điều tra hoặc đang bị trọng tôi gì đó. Tôi rất phân vân trong chuyện này, cấm một năm hay sáu tháng hay cấm vĩnh viễn? Cái này có lẽ phải căn cứ trên luật pháp với lại tòa của Việt Nam có cho phép hay không.
Còn ông Nguyễn Văn Mỹ, tổng giám đốc công ty du lịch Lửa Việt, nói rằng nỗ lực cũa Hiệp Hội Lữ Hành trong việc chấn chỉnh hành vi ứng xử của người Việt khi du lịch ra nước ngoài là điều đáng hoan nghênh:
Nhưng sẽ thuyết phục hơn nếu cái đánh giá đó kèm thêm những số liệu thống kê và những điều tra xã hội học. Còn đằng này vì không có cho nên người ta thích thì người ta nói rằng đúng, không thích thì nói là không đúng, rất là khó.
Được biết không chỉ Tổng Cục Du Lịch hay Hiệp Hội Lữ Hành quan tâm đến chuyện nâng cao ý thức và khuyến cáo người dân ứng xử văn minh khi đi du lịch ở trong hay ngoài nước, trước đó nhiều tỉnh thành đã soạn thảo và ban hành qui định về du lịch cho địa phương của họ. Đo là Quảng Ninh với chương trình Nụ Cười Hạ Long, Đà Nẵng với bảng hướng dẫn du khách tôn trọng phong tục tập quán địa phương, Phú Yên với bộ qui tắc ứng xử, Sài Gòn với yêu cầu du khách bảo vệ môi trường.
Đã có ý kiến cho rằng nơi nào cũng đề ra chỉ dẫn hay qui tắc du lịch cho địa phương mình thì chẳng mấy chốc rơi vào tình trạng gọi là “loạn qui tắc ứng xử”.
Tuy nhiên theo lời ông phó Tổng Cục Du Lịch Ngô Hoài Chung, đây là chiến dịch nâng cấp ngành du lịch Việt Nam, một cuộc vận động bền bỉ, lâu dài, gắn liền với ý thức và cung cách ứng xử của người Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế.
------------
Ý kiến độc giả :
Trước tiên ngành du lịch VN nên có biện pháp cấm ông Thủ Tướng Madze Cờ Lờ Vờ không được du lịch trong nưóc và ngoài nước vì ông này đã ngang nhiên cho lái cả đoàn xe vào khu phố cổ Hội An là nơi cấm xe hơi đi vào. Làm thủ tưuớng mà không thèm tuân theo luật pháp thì thử hỏi người dân làm sao khá hơn ông ta.

Kim Hoa Bà Bà

0 comments:

Powered By Blogger