Saturday, December 17, 2016

Chuyên gia Nhật cảnh báo rủi ro ở Biển Đông khi Trump nhậm chức


AuthorViệt AnhSourceVnExpressPosted on: 2016-12-17
Nếu Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump thách thức Trung Quốc bằng vấn đề Đài Loan hoặc thực hiện chính sách thân thiện với Bắc Kinh, tình hình Biển Đông đều có thể diễn biến xấu.


Chưa rõ Donald Trump sẽ thách thức Trung Quốc đến mức nào về vấn đề Đài Loan. Ảnh minh hoạ: AFP
"Trong trường hợp Mỹ không tôn trọng chính sách 'Một Trung Quốc', Bắc Kinh sẽ có động thái khiêu khích cứng rắn với Washington ngay lập tức. Hoạt động quân sự hoá của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ được tăng cường để thể hiện sẵn sàng đáp trả Mỹ bằng vũ trang", một chuyên gia an ninh Nhật Bản dự báo khi trao đổi với VnExpress tại Tokyo.
Tổng thống Mỹ đắc cử Trump hôm 11/12 đưa ra câu hỏi liệu Washington có nên tiếp tục công nhận chính sách "Một Trung Quốc" không nếu Bắc Kinh từ chối nhượng bộ về thương mại. Ông Trump cũng cho rằng Trung Quốc không hợp tác với Mỹ trong cả việc xử lý vấn đề tiền tệ, Triều Tiên hay căng thẳng ở Biển Đông.
Ngay ngày hôm sau, theo chuyên gia Nhật Bản nói trên, Trung Quốc đã tiến hành tập trận của hải quân và không quân ở Biển Đông, có sử dụng dàn tên lửa. Điều đó cho thấy Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng vũ trang để phản ứng với Washington.
Ngoài ra, Mỹ tố Trung Quốc hôm 15/12 đã "cướp" thiết bị lặn của Mỹ đang hoạt động khảo sát ở vùng biển cách Vịnh Subic, Philippines 160 km về phía tây bắc. Lầu Năm Góc đã yêu cầu thiết bị. Bắc Kinh hiện chưa bình luận gì về vụ việc.
"Tôi cho rằng chính phủ Mỹ sẽ không bao giờ đạt được điều gì với Trung Quốc khi đưa vấn đề Đài Loan ra mặc cả, bởi đây là một trong ba khu vực mà Bắc Kinh không bao giờ nhượng bộ, cùng với khu tự trị Tân Cương và Tây Tạng", chuyên gia Nhật nói.
Nếu Donald Trump không "gây hấn" với Trung Quốc, chuyên gia này so sánh việc này với có tầm quan trọng "không khác gì" với sự kiện Richard Nixon, tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Trung Quốc hồi năm 1972, dấu mốc giúp bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
"Điều tôi quan ngại là nếu ông Trump đặt các vấn đề với Trung Quốc lên bàn thương lượng, thì nó sẽ là vấn đề Đài Loan, Biển Đông hay Hoa Đông? Bởi là một nhà kinh doanh, ông Trump luôn có các thoả thuận", chuyên gia Nhật nói.
Bên cạnh đó, cũng còn những nghi vấn về việc Donald Trump có đặt vấn đề Biển Đông và Hoa Đông vào trong chính sách xoay trục châu Á mới của mình hay không, chính sách bảo vệ tự do hàng hải của Washington thế nào, tàu Mỹ có đi vào trong khu vực 12 hải lý các thực thể Trung Quốc cải tạo ở Biển Đông, ông Trump liệu có tôn trọng phán quyết của Toà trọng tài quốc tế với vụ kiện của Philippines với Trung Quốc.
Cùng có mối lo lắng về diễn biến ở khu vực, một nhà nghiên cứu khác cũng làm việc tại Tokyo, dự đoán Mỹ sẽ giảm sự hiện diện ở Đông Nam Á.
"Tôi cho rằng Đông Nam Á sẽ không quá quan trọng với Mỹ như thời Tổng thống Barack Obama cầm quyền. Donald Trump sẽ coi trọng hợp tác song phương hơn là đa phương", nhà nghiên cứu này nói.
Tuy nhiên, ông cũng nêu lên hai nhân tố có thể mang lại "tin vui" cho châu Á, đó là lựa chọn của Donald Trump với vị trí bộ trưởng quốc phòng, tướng về hưu James Mattis, và lời mời đến thăm Mỹ của ông Trump dành cho Tổng thống Philippines Duterte. Với sự tư vấn của ông Mattis, một người có uy tín trong lực lượng Thuỷ quân lục chiến Mỹ vì những phát ngôn cứng rắn, không phải vấn đề gì Trump cũng đưa ra thương lượng, mà phải "giữ màu sắc" của đảng Cộng hoà, khẳng định Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về sức mạnh quân sự, quốc phòng.
"Với Đông Nam Á, một số người cho rằng không thể trông đợi ông Trump có mặt ở hội nghị Thượng đỉnh cấp cao Đông Á (EAS), trong khuôn khổ các cuộc họp của ASEAN và các đối tác, nhưng một số người khác lại lạc quan, kỳ vọng Trump và ông Duterte sẽ tháo gỡ một vài trắc trở giữa Philippines và Mỹ dưới thời chính quyền Obama", nhà nghiên cứu này nói.
Việt Anh 

---------
Ý kiến độc giả:

Trong làng xã có một gia đình nọ có nhiều đứa con, một thằng tách khỏi cha mẹ chúng để ra riêng tự làm ăn, nhưng cha mẹ không chịu, bắt hắn phải lệ thuộc vào gia đình để bóc lột và thống trị. Họ đến các gia đình trong làng xin xỏ mọi người đừng thừa nhận thằng con đó, xin làng xã đừng cấp hộ khẩu cho nó vv… Mọi người đều cười vào mặt hai ông bà là không biết xử lý việc nhà, mà còn hỏi là tại sao phải đi cầu viện người trong làng xử lý dùm việc nhà của mình. Điều này chúng tỏ bậc cha mẹ trong gia đình này hoàn toàn bất tài và bất lực với con cái trong nhà.
Hai ông bà giận mấy người hàng xóm và dọa sẽ không thèm buôn bán với họ. Dân làng càng cười thêm và trả lời "Không mợ thì chợ vẫn đông" và còn thách thức : "Cứ ngưng buôn bán với chúng tôi coi đứa nào sẽ chết đói trước."
Thằng Tàu Cọng có tư cách gì để đòi hỏi Mỹ phải xem Đài Loan như là một phần của Trung Hoa lục địa ? Chuyện riêng của nhà chúng nó mà lại đi đòi quốc tế phải nhúng tay vào hay sao ?? Trung Cọng rõ là lớn đầu mà còn mang tinh thần nô lệ như một thằng ăn cướp cạn, cứ nhìn qua hàng xóm rồi hô hoán tất cả tài sản của nhà bên cạnh là của hắn và xin làng xã lên tiếng chứng nhận tài sản của nhà hàng xóm là của hắn… trong khi trước đây hắn cũng chỉ là một thằng khố rách đi ăn cướp thôi !!
Để rồi xem, nếu Donald Trump không thèm đếm xỉa lời vòi vĩnh của chú Ba Tàu Cọng thì chú sẽ làm gì được đây ? Khai chiến và đánh nhau chăng ? Dân Mỹ cao bồi có bao giờ sợ lũ cướp đâu ! Hãy đọc lịch sữ nước Mỹ thì biết tính ngang tàng của họ.

Kim Hoa Bà Bà

0 comments:

Powered By Blogger